Sunday, September 21, 2014

Chào ngày mới 22 tháng 9

Abraham Lincoln
CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Năm 189 – Phe hoạn quan phục kích sát hại Hà Tiến, kết thúc thời kỳ ngoại thích chuyên quyền của triều Đông Hán. Năm 1792Lịch cộng hòa của Đệ nhất Cộng hòa Pháp bắt đầu theo cách đón trước với “Kỷ nguyên Tự do”. Năm 1862 – Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Năm 1980 – Iraq xâm chiếm Iran, khởi đầu Chiến tranh Iran–Iraq kéo dài trong tám năm.

Bulgaria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Република България
Republika Balgariya

Flag of Bulgaria.svg Coat of arms of Bulgaria.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Bulgaria
Khẩu hiệu
Съединението прави силата
(tiếng Bulgaria: "Đoàn kết gây sức mạnh")
Quốc ca
Mila Rodino
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Chủ tịch nước
Thủ tướng
Georgi Parvanov
Boyko Borisov
Ngôn ngữ chính thức tiếng Bulgaria
Thủ đô Sofia
42°41′B, 23°19′Đ
Thành phố lớn nhất Sofia
Địa lý
Diện tích 111.001,9 km² (hạng 102)
Diện tích nước 0,3% %
Múi giờ EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3)
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Đế Quốc Ottoman
3 tháng 3 năm 1878
22 tháng 9 năm 1908
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 7.761.000 người (hạng 92)
Dân số (2001) 7.932.984 [2] người
Mật độ 67 người/km² (hạng 100)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 62,292 tỷ đô la Mỹ
HDI (2009) 0,840 cao (hạng 61)
Đơn vị tiền tệ Lev (BGN)
Thông tin khác
Tên miền Internet .bg
Tuyết trắng tại Shipka Pass
Rila-Kloster
Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, Balgariya, Tiếng Việt: Bun-ga-ri[1]), tên chính thức là Cộng hòa Bulgaria (Република България, Republika Balgariya) là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu. Bulgaria giáp với România về phía bắc, giáp với SerbiaCộng hòa Macedonia về phía tây, giáp với Hy LạpThổ Nhĩ Kỳ về phía nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.
Dãy núi Balkan chạy từ đông sang tây phía bắc Bulgaria. Người Bulgaria gọi dãy núi này là "Núi Cũ" (Stara Planina). Sông Donau tạo thành phần lớn biên giới phía bắc Bulgaria.
Giữa Sofia ở phía tây và Biển Đen là một vùng đồng bằng thấp gọi là thung lũng hoa hồng, trong 3 thế kỷ đã trồng ở khu vực này. Hoa hồng Kazanluk được ưa chuộng và được xuất khẩu do mùi hương riêng biệt của nó, dùng để sản xuất nước hoa. Về phía đông là bờ biển Hắc Hải với những mỏm đá phía bắc và các bãi cát phía nam thu hút du khách khắp thế giới.
Vị trí của Bulgaria ở giao lộ quan trọng của hai châu lục khiến đây là nơi tranh giành quyền lực trong nhiều thế kỷ. Là một vương quốc độc lập trong nhiều thế kỷ, Bulgaria đã là một cường quốc lớn trong thời gian dài thời Trung cổ.
Bulgaria là một nước có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu Âu. Đế quốc Bulgaria thứ nhất hùng mạnh đã từng mở rộng lãnh thổ ra khắp vùng Balkan và có những ảnh hưởng văn hóa của họ ra khắp các cộng đồng người Slav tại khu vực này. Vài thế kỉ sau đó, với sự sụp đổ của Đế quốc Bulgaria thứ hai, đất nước này bị Đế quốc Ottoman đô hộ trong gần 5 thế kỉ sau đó. Năm 1878, Bulgaria trở thành một nước quân chủ lập hiến tự trị nằm trong Đế quốc Ottoman. Sau Thế chiến thứ hai (1939-1945), một chính phủ được Liên Xô ủng hộ đã được lập ở Bulgaria. Bulgaria đã thực hiện chương trình công nghiệp hóa trong thời kỳ những người cộng sản cầm quyền. Chính quyền Bulgaria đã cải cách dân chủ năm 1989. Năm 1990, Bulgaria đã tổ chức tổng tuyển cử nhiều đảng phái và đã đổi tên từ Cộng hòa Nhân dân Bulgaria thành Cộng hòa Bulgaria.
Tiến trình chuyển đổi dân chủ và thể chế kinh tế của Bulgaria không dễ dàng do việc mất thị trường truyền thống Liên Xô. Điều này dẫn tới tình trạng đình đốn kinh tế, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nhiều người Bulgaria đã rời bỏ đất nước. Quá trình cải cách vẫn tiếp tục và năm 2000, Bulgaria đã bắt đầu đàm phán xin gia nhập EU.
Nước này là thành viên của NATO từ năm 2004 và thành viên Liên minh Châu Âu từ năm 2007. Dân số Bulgaria là 7,7 triệu người với thủ đô là Sofia.

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Bulgaria
Về địa lý và khí hậu, Bulgaria có đặc trưng đáng chú ý ở sự đa dạng với các phong cảnh từ các đỉnh núi tuyết phủ tại AlpineRila, Pirindãy núi Balkan cho tới bờ Biển Đen ôn hoà và nắng ấm; từ kiểu đặc trưng lục địa Đồng bằng Danub (Moesia cổ) ở phía bắc tới khí hậu ảnh hưởng Địa Trung Hải tại các thung lũng thuộc Macedonia và tại các vùng đất thấp phía cực nam Thrace.
Về tổng thể Bulgaria có khí hậu ôn hoà, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Hiệu ứng ngăn chặn của dãy núi Balkan có một số ảnh hưởng trên khí hậu ở khắp nước: bắc Bulgaria có nhiệt độ thấp hơn và có lượng mưa cao hơn các vùng đất thấp phía nam.
Đỉnh Malyovitsa, núi Rila
Bulgaria gồm các phần của các vùng từng được biết tới ở thời cổ đạiMoesia, Thrace, và Macedonia. Vùng núi non phía tây nam đất nước có hai dãy núi thuộc Alpine — RilaPirin — và ở xa hơn về phía đông là Núi Rhodope thấp hơn nhưng dày đặc hơn. Rặng Rila có những đỉnh cao nhất trên Bán đảo Balkan, Musala, ở độ cao 2925m; dãy dài của dãy núi Balkan chạy hướng đông tây qua trung tâm đất nước, phía bắc của Thung lũng Hoa hồng nổi tiếng. Vùng đồi và đồng bằng nằm ở phía đông nam, dọc theo bờ Biển Đen, và dọc theo con sông chính của Bulgaria, sông Danube, ở phía bắc. Strandzha là núi cao nhất ở phía đông nam. Vùng đông bắc Dobrudzha ít có đồi núi. Bán đảo Balkan có tên từ dãy núi Balkan hay Stara planina chạy qua trung tâm Bulgaria và mở rộng tới vùng phía đông Serbia.
Bulgaria có trữ lượng quặng mangan lớn ở phía đông bắc và uranium ở phía tây nam, cũng như một trữ lượng lớn than và các loại quặng đồng, chì, kẽmvàng. Các loại quặng khác có trữ lượng nhỏ hơn gồm sắt, bạc, chromite, nickel, bismuth và các loại khác. Bulgaria có nhiều khoáng sản phi kim loại như đá muối, thạch cao, kaolinmarble.
Nước này có mạng lưới sông dày đặc với khoảng 540 con sông, đa số chúng -ngoại trừ con sông Danube nổi tiếng— ngắn và có mực nước thấp.[2] Đa số các con sông chảy qua các vùng núi non. Con sông lớn nhất nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Bulgaria, sông Iskar, có chiều dài 368 km. Các con sông lớn khác gồm sông Strumasông Maritsa ở phía nam.
Các dãy núi Rila và Pirin có khoảng 260 hồ băng; nước này cũng có nhiều hồ nằm trên bò Biển Đen và hơn 2.200 hồ đập. Có nhiều suối nước khoáng, chủ yếu nằm ở phía tây nam và trung tâm đất nước dọc theo các đứt gãy giữa các dãy núi.
Lượng mưa ở Bulgaria trong khoảng 630mm mỗi năm. Tại các vùng đất thấp lượng mưa trong khoảng từ 500mm và 800mm, và tại các vùng núi trong khoảng từ 1000mm và 1400mm mỗi năm. Các vùng khô hơn gồm Dobrudja và dải bờ biển phía bắc, trong khi các vùng cao hơn thuộc Rila, Pirin, Núi Rhodope, Stara Planina, Núi OsogovskaVitosha có lượng mưa trung bình lớn hơn.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Bulgaria

Tiền sử và cổ đại

Xem thêm thông tin: Châu Âu thời Đồ đá mớiChâu Âu thời Đồ đồngChế độ nô lệVương quốc Odrysian, và Người Slavơ
Mộ Thracian Sveshtari, một ngôi mộ từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên được liệt kê là một địa điểm di sản thế giới của UNESCO
Các nền văn hóa tiền sử trên những vùng đất Bulgaria gồm văn hóa Hamangiavăn hóa Vinča thuộc thời kỳ đồ đá mới (6.000 tới 3.000 năm trước), văn hóa Varna eneolithic (5.000 năm trước Công Nguyên; xem thêm Nghĩa địa Varna), và văn hóa Ezero thời kỳ đồ đồng. Niên đại học Karanovo là một thước đo thời tiền sử cho toàn bộ cả vùng Balkan rộng lớn.
Người Thracian, một trong ba tổ tiên chính của người Bulgaria hiện đại, đã để lại các dấu vết vẫn còn lại ở vùng Balkan dù đã trải qua nhiều thiên niên kỷ. Người Thracian sống trong những bộ tộc riêng rẽ cho tới khi Vua Teres thống nhất hầu hết các bộ lạc vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên bên trong Vương quốc Odrysian, sau này phát triển lên tới đỉnh điểm dưới thời Vua Sitalces (cầm quyền 431-424 trước Công Nguyên) và Vua Cotys I (383–359 trước Công Nguyên). Sau đó Đế quốc Macedonia đã sáp nhập vương quốc Odrysian và Thracians trở thành một thành phần không thể chuyển nhượng trong các chuyến viễn chinh của cả Philip IIAlexander III (Đại đế). Năm 188 trước Công Nguyên người La Mã xâm lược Thrace, và chiến tranh tiếp tục tới năm 45 khi cuối cùng La Mã chinh phục cả vùng. Các nền văn hóa Thracian và La Mã đã hòa nhập ở một số mức độ, dù những truyền thống nền tảng của Thracian vẫn không thay đổi. Vì thế tới thế kỷ thứ 4 người Thracian có một bản sắc bản xứ hỗn hợp, như người Công giáo Rôma và vẫn duy trì được một số tín ngưỡng ngoại giáo cổ xưa của họ.
Người Slavơ xuất hiện từ quê hương của họ ở đầu thế kỷ thứ 6 và tràn ra hầu hết Đông Trung Âu, Đông Âu và Balkans, trong quá trình này họ phân chia thành ba nhóm chính; Tây Slavơ, Đông Slavơ và Nam Slavơ. Một thành phần người Nam Slav ở phía đông đã bị người Thracian đồng hóa trước khi tầng lớp quý tộc Bulgaria tự sáp nhập mình vào Đế quốc Bulgaria đầu tiên.[3]

Đế quốc Bulgaria đầu tiên

Năm 632 người Bulgar, có nguồn gốc từ Trung Á,[4] đã hình thành, dưới sự lãnh đạo của Khan Kubrat, một nhà nước độc lập bắt đầu được gọi là Đại Bulgaria. Lãnh thổ của nó mở rộng tới hạ lưu sông Danube ở phía tây, Biển ĐenBiển Azov ở phía nam, Sông Kuban ở phía đông, và Sông Donets ở phía bắc.[5] Áp lực từ Khazars đã dẫn tới sự chinh phục Đại Bulgaria ở nửa sau thế kỷ thứ 7. Người kế vị Kubrat, Khan Asparuh, đã cùng một số bộ tộc Bulgar đi về phía hạ lưu những con sông Danube, DniesterDniepr (được gọi là Ongal), và chinh phục MoesiaTiểu Scythia (Dobrudzha) từ Đế quốc Byzantine, mở rộng hãn quốc mới của mình xa thêm nữa về phía Bán đảo Balkan.[6] Một hiệp ước hòa bình với Byzantine năm 681 và việc thành lập thủ đô Bulgar tại Pliska phía nam Danube đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc Bulgaria đầu tiên. Cùng thời điểm đó, một trong những người anh em của Asparuh, Kuber, đã hòa giải với nhóm Bulgar tại Macedonia(hiện nay).[7]
Các tàn tích tại Pliska, thủ đô Đế quốc Bulgaria đầu tiên từ năm 680 đến khoảng năm 890
Trong cuộc bao vây Constantinople năm 717–718 vị Khan cai trị Bulgaria Tervel đã thực hiện hiệp ước của mình với những người Byzantine bằng cách gửi binh lính tới giúp dân chúng thành phố thủ đô đế chế này. Theo nhà viết sử Byzantine Theophanes, trong trận đánh quyết định người Bulgaria đã giết 22.000 quân Ả Rập, nhờ vậy loại bỏ được mối đe dọa về một cuộc tấn công tổng lực của Ả Rập vào Đông và Trung Âu.[8]
Ảnh hưởng và sự mở rộng lãnh thổ của Bulgaria gia tăng thêm nữa trong thời cầm quyền của Khan Krum,[9] người vào năm 811 đã có một thắng lợi quyết định trước quân đội Byzantine dưới sự chỉ huy của Nicephorus I trong Trận Pliska.[10] Thế kỷ thứ 8 và thứ 9 là thời gian số người Slavơ đông đảo dần đồng hoá những người Bulgar nói tiếng Turkic (hay Proto-Bulgarians).[11]
Năm 864, Bulgaria ở thời vua Boris I Người rửa tội chấp nhận Chính Thống giáo Đông phương.[12]
Bulgaria trở thành một cường quốc châu Âu lớn ở thế kỷ thứ 9 và thứ 10, trong khi vẫn đấu tranh với Đế quốc Byzantine để giành quyền kiểm soát Balkans. Việc này diễn ra dưới sự cai trị (852–889) của Boris I. Trong thời trị vì của ông, ký tự Cyrill đã phát triển tại PreslavOhrid,[13] được sửa đổi từ ký tự Glagolitic do các giáo sĩ Saints Cyril và Methodius phát minh.[14]
Pháo đài Baba Vida tại Vidin, được xây dựng ở thế kỷ 10.
Ký tự Cyrill trở thành căn bản cho sự phát triển thêm nữa của văn hoá. Những thế kỷ sau này, bảng chữ cái này, cùng với ngôn ngữ Bulgaria cổ, đã trở thành ngôn ngữ viết trí thức (lingua franca) cho Đông Âu, được gọi là chữ Slavơ Nhà thờ. Thời kỳ đỉnh cao mở rộng lãnh thổ của Đế quốc Bulgaria -bao phủ hầu hết Balkan— diễn ra dưới thời Hoàng đế Simeon I Vĩ đại, Sa hoàng (Hoàng đế) đầu tiên của Bulgaria, cầm quyền từ năm 893 tới năm 927.[15] Trận Anchialos (917), một trong những trận đánh đẫm máu nhất thời Trung Cổ.[16] đã đánh dấu một trong những thắng lợi quyết định nhất của Bulgaria trước Đế quốc Byzantine.
Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của Simeon là việc phát triển Bulgaria trở thành một nền văn hoá Kitô giáo Slavơ duy nhất và giàu mạnh, trở thành một hình mẫu cho các dân tộc Slavơ khác ở Châu Âu và cũng đảm bảo sự tiếp tục tồn tại của nhà nước Bulgaria dù có những lực lượng đe doạ chia rẽ nó thành nhiều mảnh trong suốt lịch sử dài và đầy các cuộc chiến tranh.
Giữa thế kỷ thứ 10 Bulgaria rơi vào giai đoạn suy tàn, bị kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh với Croatia, những cuộc nổi dậy thường xuyên của người Serbia được Byzantine hậu thuẫn, và những cuộc xâm lược của người Magyar và Pecheneg.[17] Vì những nguyên nhân này, Bulgaria sụp đổ trước cuộc tấn công trực diện của Rus' năm 969–971.[18]
Đế quốc Bulgaria khoảng năm 893 màu xanh tối, với những lãnh thổ giành được cho tới năm 927 màu xanh sáng
Sau đó người Byzantine bắt đầu những chiến dịch chinh phục Bulgaria. Năm 971, họ chiếm thủ đô Preslav và bắt Hoàng đế Boris II.[19] Cuộc kháng cự tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Sa hoàng Samuil ở các vùng đất phía tây Bulgaria trong vòng gần nửa thế kỷ. Nước này đã tìm cách hồi phục và đánh đuổi người Byzantine trong nhiều trận đánh lớn, giành được quyền kiểm soát hầu hết Balkan và vào năm 991 xâm lược nhà nước Serbia.[20] Nhưng người Byzantine dưới sự lãnh đạo của Basil II ("Kẻ giết người Bulgar") đã tiêu diệt nhà nước Bulgaria năm 1018 sau thắng lợi tại Kleidion.[21] Sau khi đã đánh bại người Bulgaria, Basil II đã làm mù mắt tới 15.000 tù nhân của trận đánh, trước khi thả họ.

Bulgaria Byzantine

Không có bằng chứng còn lại về bất kỳ một cuộc kháng cự hay nổi dậy lớn nào của người dân hay giới quý tộc Bulgaria trong thập kỷ đầu tiên sau sự thành lập quyền cai trị của Byzantine. Với sự tồn tại của các đối thủ không thể dung hoà với Byzantium như Krakra, Nikulitsa, Dragash và những người khác, sự im ắng này dường như rất khó giải thích. Một số nhà sử học[22] đã giải thích đó là kết quả của một sự nhân nhượng mà Basil II đã trao cho giới quý tộc Bulgaria để giành được lòng trung thành của họ. Ở ngôi vị cao nhất, Basil II đảm bảo tính không thể chia cắt của Bulgaria trong các biên giới địa lý cũ của nó và không chính thức xoá bỏ quyền cai trị địa phương của giới quý tộc Bulgaria, những người đã trở thành một phần của tầng lớp quý tộc Byzantine như là các quan chấp chính hay chỉ huy quân sự. Thứ hai, các tuyên bố đặc biệt (nghị định hoàng gia) của Basil II công nhận tính độc lập của Địa phận Tổng giám mục Bulgaria Ohrid và đặt ra các biên giới của nó, đảm bảo sự tiếp nối của các giáo khu đã tồn tại dưới thời Samuel, tài sản và các quyền ưu tiên của họ.[23]
Người dân Bulgaria đã đứng lên chống lại sự cai trị của Byzantine nhiều lần trong thế kỷ 11 và một lần nữa ở đầu thế kỷ 12. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất diễn ra dưới sự lãnh đạo của Peter II Delyan (tuyên bố là Hoàng đế tại Belgrade năm 1040 - 1041) và Contantine Bodin (tức Peter III, 1072). Từ giữa thế kỷ XI tới những năm 1150, cả người Normanngười Hungary đều tìm cách xâm lược Bulgaria Byzantine, nhưng không thành công. Giới quý tộc Bulgaria cai trị các tỉnh dưới danh nghĩa Hoàng đế Byzantine cho tới khi Ivan Asen IPeter IV của Bulgaria bắt đầu một cuộc nổi dậy năm 1185 dẫn tới việc thành lập Đế quốc Bulgaria thứ hai.

Đế quốc Bulgaria thứ hai

Đế quốc Bulgaria dưới thời Sa hoàng Ivan Asen II
Từ năm 1185, Đế quốc Bulgaria thứ hai tái lập Bulgaria trở thành một cường quốc quan trọng ở Balkan trong hơn hai thế kỷ. Triều đình Asen lập ra thủ đô tại Veliko Tarnovo. Kaloyan, triều đại Asen thứ ba, mở rộng quyền cai trị tới Belgrade, NishSkopie (Uskub); ông thừa nhận quyền lực tinh thần tuyệt đối của Giáo hoàng, và nhận được vương miện hoàng gia từ một phái đoàn của Giáo hoàng.[3] Trong trận Adrianople năm 1205, Kaloyan đánh bại các lực lượng của Đế quốc Latinh và vì thế hạn chế được quyền lực của nó ngay từ những năm đầu thành lập.
Ivan Asen II (1218–1241) mở rộng sự thống trị tới Albania, Epirus, Macedonia và Thrace.[24] Trong thời cầm quyền của ông, nhà nước đã có sự phát triển văn hoá, với những thành tựu nghệ thuật quan trọng của trường phái nghệ thuật Tarnovo.[3] Triều đại Asen chấm dứt năm 1257, và vì những cuộc xâm lược của Tatar (bắt đầu từ cuối thế kỷ 13), các cuộc xung đột bên trong và những cuộc tấn công thường xuyên của người Byzantine và Hungary, sức mạnh quốc gia dần suy giảm. Hoàng đế Theodore Svetoslav (cầm quyền 1300–1322) tái lập sức mạnh của Bulgaria từ năm 1300 trở về sau, nhưng chỉ mang tính tạm thời. Sự bất ổn chính trị tiếp tục gia tăng, và Bulgaria dần mất lãnh thổ. Điều này dẫn tới một cuộc khởi nghĩa nông dân do người chăn lợn, Ivaylo lãnh đạo, cuối cùng ông đã đánh bại được các lực lượng của Hoàng đế và lên ngôi vua.
Tới cuối thế kỷ 14, những sự chia rẽ phe phái giữa các lãnh chúa phong kiến Bulgaria (boyars) đã làm suy yếu đáng kể tính thống nhất của Đế quốc Bulgaria thứ hai. Nó tan rã thành ba nhà nước sa hoàng nhỏ và nhiều công quốc bán độc lập đánh lẫn nhau, và cả với người Byzantine, Hungary, Serb, Venetia, và Genoese. Trong những trận đánh này, người Bulgaria thường liên kết với người Thổ Ottoman. Tình hình tranh cãi và chiến đấu gây thiệt cho cả hai bên tương tự cũng diễn ra ở Byzantine và Seriba. Trong giai đoạn 1365–1370, người Ottoman chinh phục hầu hết các thị trấn và pháo đài của Bulgaria ở phía nam dãy Balkan.[25]

Cai trị của Ottoman

Năm 1393, người Ottoman chiếm Tarnovo, thủ đô của Đế quốc Bulgaria thứ hai, sau một cuộc bao vây kéo dài 3 tháng. Năm 1396, Sa hoàng Vidin mất ngôi sau khi bị quân thập tự chinh Công giáo đánh bại tại Trận Nicopolis. Với sự kiện này, người Ottoman cuối cùng đã chinh phục và chiếm đóng Bulgaria.[26][27][28] Một đội quân thập tự chinh Ba LanHungary dưới sự chỉ huy của Władysław III của Ba Lan được lập ra để giải phóng Balkan năm 1444, nhưng người Thổ đã đánh bại họ trong trận Varna.
Ottoman đã tàn sát người Bulgaria, và họ đã mất hầu hết các di vật văn hoá của mình. Chính quyền Thổ phá huỷ hầu hết các pháo đài trung cổ của Bulgaria để ngăn chặn những cuộc nổi dậy. Các thị trấn và khu vực lớn nơi quyền lực của Ottoman chiếm ưu thế có dân cư rất thưa thớt cho tới tận thế kỷ 19.[16][cần số trang] Giới quý tộc Bulgaria bị tiêu diệt và tầng lớp nông dân trở thành nông nô cho những lãnh chúa Thổ Nhĩ Kỳ.[11] Người Bulgaria phải trả thuế cao hơn rất nhiều so với dân cư Hồi giáo, và hoàn toàn không có sự bình đẳng về pháp lý với họ.[29] Một sự đối phó từ phía người Bulgaria là việc tăng cường hajduk ('ngoài vòng pháp luật') truyền thống.[11] Những người Bulgaria đã cải theo Hồi giáo, người Pomaks, vẫn giữ lại ngôn ngữ, y phục và một số phong tục thích hợp với Đạo Hồi.[27][28][cần số trang]. Các nguồn gốc của người Pomaks là chủ đề của một cuộc tranh luận.[30][31]
Trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 18 và những thập niên đầu tiên của thế kỷ 19 Bán đào Bankan tan rã vào tình trạng vô chính phủ. Người Bulgaria gọi giai đoạn này là kurdjaliistvo: các băng nhóm người Thổ có vũ trang được gọi là kurdjalii cướp bóc trong vùng. Tại nhiều khu vực, hàng nghìn nông dân bỏ chạy khỏi vùng nông thôn hoặc tới các thị trấn hoặc (thường xuyên hơn) tới các khu vực đồi núi và rừng rú; một số người thậm chí còn vượt qua Danube tới Moldova, Wallachia hay miền nam nước Nga.[27][32]
Đài tưởng niệm Shipka (nằm gần Gabrovo) — được xây dựng để tưởng nhớ Trận Đèo Shipka; một trong những biểu tượng quan trọng của sự giải phóng Bulgaria.
Trong suốt năm thế kỷ cai trị của Ottoman, người Bulgaria đã tổ chức nhiều nỗ lực để tái lập nhà nước của riêng mình. Sự thức tỉnh dân tộc của Bulgaria đã trở thành một trong những yếu tố chính trong cuộc đấu tranh giải phóng. Thế kỷ 19 chứng kiến sự thành lập Hội đồng Trung ương Cách mạng BulgariaTổ chức Cách mạng Nội địa dưới sự lãnh đạo của các nhân vật giải phóng cách mạng như Vasil Levski, Hristo Botev, Lyuben Karavelov và những người khác.
Năm 1876 cuộc khởi nghĩa tháng 4 nổ ra: một trong những cuộc nổi dậy chống Đế quốc Ottoman lớn nhất và được tổ chức tốt nhất của người Bulgaria. Dù bị chính quyền Ottoman đàn áp, người Thổ đã tàn sát khoảng 15.000 người Bulgaria[11] — cuộc nổi dậy (cùng với cuộc nổi dậy tại Bosnia năm 1875) khiến các Cường quốc phải can thiệp trong Hội nghị Constantinople năm 1876, phân định các biên giới của sắc tộc Bulgaria như ở cuối thế kỷ 19, và tạo lập các thoả thuận pháp lý và chính trị cho việc thành lập hai tỉnh Bulgaria tự trị. Chính phủ Ottoman bác bỏ các quyết định của các Cường quốc. Điều này cho phép Nga tìm kiếm một giải pháp bằng vũ lực mà không có nguy cơ đối đầu quân sự với các Cường quốc khác trong cuộc Chiến tranh Crimea từ năm 1854 tới năm 1856.

Công quốc và Vương quốc

Trong cuộc Chiến tranh Nga-Thổ, 1877-1878, quân đội Nga cùng với một Binh đoàn România và quân tình nguyện Bulgaria đã đánh bại quân Thổ Ottoman. Hiệp ước San Stefano (3 tháng 3 năm 1878), tạo lập một công quốc Bulgaria tự trị. Nhưng các Cường quốc phương Tây nhanh chóng phản đối hiệp ước, lo ngại rằng một quốc gia Slavơ rộng lớn ở Balkan có thể phục vụ cho các lợi ích của Nga. Điều này dẫn tới Hiệp ước Berlin (1878), về một công quốc Bulgaria tự trị, gồm cả Moesia và vùng Sofia. Alexander, Vương công Battenberg, trở thành Vương công đầu tiên của Bulgaria. Hầu hết Thrace trở thành một phần của vùng tự trị Đông Rumelia, theo đó phần còn lại của Thrace và toàn bộ Macedonia quay trở về dưới chủ quyền của người Thổ Ottoman. Sau cuộc chiến tranh Serbia-Bulgaria và sự thống nhất với Đông Rumelia năm 1885, công quốc Bulgaria tuyên bố mình là một vương quốc hoàn toàn độc lập ngày 5 tháng 10 (22 tháng 9 theo Lịch cũ), 1908, dưới quyền cai trị của Ferdinand I của Bulgaria.
Ferdinand, thuộc gia đình công tước Saxe-Coburg-Gotha, trở thành Vương công Bulgaria sau khi Alexander von Battenberg thoái vị năm 1886 sau một cuộc đảo chính do các sĩ quan ủng hộ Nga âm mưu. (Dù nỗ lực phản đảo chính của Stefan Stambolov thành công, Hoàng tử Alexander quyết định không giữ chức vị cai trị Bulgaria mà không có sự đồng thuận của Hoàng đế Aleksandr III của Nga.) Cuộc đấu tranh giải phóng người dân Bulgaria tại Adrianople Vilayet và tại Macedonia tiếp tục trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lên tới đỉnh cao là cuộc Khởi nghĩa Ilinden-Preobrazhenie do Tổ chức Cách mạng Trong nước Macedonia tổ chức năm 1903.
Quân Bulgaria dùng lưỡi lê tấn công cứ điểm của quân Thổ trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất 1912–1913, Tranh của Jaroslav Věšín.

Những cuộc Chiến tranh Balkan và Thế chiến thứ nhất

Trong những năm sau khi hoàn toàn độc lập Bulgaria ngày càng trở nên quân sự hoá: Dillon năm 1920 gọi Bulgaria là "Nước Phổ của Balkan"[33] Năm 1912 và 1913, Bulgaria tham gia vào các cuộc chiến tranh Balkan, đầu tiên tham chiến cùng phe với Hy Lạp, Serbia và Montenegro chống lại Đế quốc Ottoman. Cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912–1913) là một thắng lợi quân sự của Bulgaria, nhưng một cuộc xung đột về việc phân chia Macedonia diễn ra giữa các đồng minh giành chiến thắng. Cuộc chiến tranh Balkan lần thứ hai (1913) đẩy Bulgaria chống lại Hy Lạp và Serbia, cùng với Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi bị đánh bại trong cuộc chiến này, Bulgaria mất nhiều vùng lãnh thổ đã có được trong cuộc chiến lần thứ nhất, cũng như Miền nam Dobrudzha và nhiều phần của vùng Macedonia.
Trong Thế chiến I, Bulgaria tham chiến với tư cách đồng minh của Liên minh Trung tâm. Mặc dù bước vào cuộc chiến với 1.200.000 quân hùng mạnh (chiếm hơn 1/4 dân số đất nước)[34][35] và giành thắng lợi quyết định tại DoiranDobrich, Bulgaria đầu hàng vào năm 1918. Quân đội Bulgaria phải chịu 300.000 thương vong, gồm 100.000 người chết.[11] Thất bại năm 1918 khiến nước này thêm một lần mất thêm lãnh thổ (Western Outlands cho Serbia, Tây Thrace cho Hy Lạp và vùng Nam Dobrudzha mới tái chinh phục được cho România). Các cuộc chiến tranh Balkan và Thế chiến I dẫn tới một làn sóng tị nạn của hơn 250.000 người Bulgaria từ Macedonia, ĐôngTây ThraceNam Dobrudzha.

Thế chiến II

Một lính gác người Bulgaria tại vị trí, Sofia, 1942
Trong những năm 1930 nước này gặp phải tình trạng bất ổn chính trị, dẫn tới sự thành lập chính quyền quân sự, cuối cùng biến thành một chế độ độc tài của Vua Boris III (cầm quyền 1918–1943). Sau khi giành lại được quyền kiểm soát Nam Dobrudzha năm 1940, Bulgaria liên minh với Phe Trục, dù họ không tham gia vào Chiến dịch Barbarossa (1941) và không bao giờ tuyên chiến với Liên bang Xô viết. Trong Thế chiến II Phát xít Đức đã cho phép Bulgaria chiếm nhiều vùng của Hy Lạp và của Nam Tư, dù quyền quản lý dân cư và lãnh thổ vẫn nằm trong tay người Đức. Bulgaria là một trong ba quốc gia duy nhất (cùng với Phần LanĐan Mạch) cứu được toàn bộ dân cư Do Thái (khoảng 50.000 người) khỏi các trại tập trung Phát xít qua những cách đưa ra lý lẽ và trì hoãn trước các yêu cầu của Đức.[36] Tuy nhiên, Phát xít đã trục xuất hầu như toàn bộ dân Do Thái ở Nam Tư và các lãnh thổ Hy Lạp do Bulgaria chiếm đóng tới Trại tập trung TreblinkaBa Lan bị chiếm đóng.
Mùa hè năm 1943, Boris III bất ngờ qua đời, và nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị khi cuộc chiến đổi chiều với Phát xít Đức và phong trào Cộng sản giành được nhiều quyền lực.[37] Đầu tháng 9 năm 1944, Liên xô tuyên chiến với Bulgaria và xâm lược nước này, không gặp phải sự kháng cự nào. Điều này cho phép những người Cộng sản (Đảng Công nhân Bulgaria) lên nắm quyền lực và thành lập một nhà nước Cộng sản. Chế độ mới đưa Bulgaria quay sang chống lại Phát xít.

Cộng hoà Nhân dân Bulgaria

Mặt trận Tổ quốc, một liên minh chính trị do những người Cộng sản chiếm đa số, lên nắm chính phủ năm 1944 và Đảng Cộng sản tăng số thành viên từ 15.000 lên 250.000 người trong sáu tháng sau đó. Họ thiết lập quyền thống trị với cuộc cách mạng ngày 9 tháng 9 năm đó. Tuy nhiên, Bulgaria mãi tới năm 1946 mới trở thành một nhà nước cộng hoà nhân dân. Nước này rơi vào vùng ảnh hưởng của Liên xô, cùng với Georgi Dimitrov (Thủ tướng từ năm 1946 tới năm 1949) là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của Bulgaria. Nước này thành lập nền kinh tế kế hoạch kiểu Liên xô, dù một số chính sách theo hướng thị trường đã xuất hiện ở dạng thực nghiệm[38] dưới thời Todor Zhivkov (Thư ký thứ nhất, 1954 tới năm 1989). Tới giữa những năm 1950 tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể, và vào năm 1957 các nông trang viên tập thể lần được hưởng hệ thống hưu bổng và an sinh xã hội nông nghiệp đầu tiên của Đông Âu.[39] Todor Zhivkov là người nắm quyền thực tế ở nước này từ năm 1956 tới năm 1989, vì thế trở thành một trong những lãnh đạo cầm quyền lâu nhất ở Khối Đông Âu. Zhivkov biến Bulgaria trở thành một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất của Liên xô, và gia tăng tầm quan trọng của nó trong Comecon. Con gái ông Lyudmila Zhivkova trở thành nhân vật rất bật trong nước khi khuyến khích di sản, văn hoá và nghệ thuật quốc gia trên bình diện quốc tế.[40] Mặt khác, một chiến dịch đồng hoá bắt buộc hồi cuối những năm 1980 với sắc tộc Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến khoảng 300.000 người Thổ Bulgaria di cư tới Thổ Nhĩ Kỳ.[41][42]
Nước Cộng hoà Nhân dân chấm dứt tồn tại năm 1989 như nhiều chế độ Cộng sản khác tại Đông Âu, cũng như chính Liên bang Xô viết, bắt đầu sụp đổ. Phe đối lập buộc Zhivkov và cánh tay phải của ông Milko Balev rời bỏ quyền lực ngày 10 tháng 11 năm 1989.

Cộng hoà Bulgaria

Tháng 2 năm 1990 Đảng Cộng sản tự nguyện dừng độc quyền quyền lực, và vào tháng 6 năm 1990 cuộc bầu cử tự do diễn ra, với chiến thắng thuộc phái ôn hoà của Đảng Cộng sản (đã đổi tên thành Đảng Xã hội Bulgaria — BSP). Tháng 7 năm 1991, nước này thông qua một hiến pháp mới quy định về một Tổng thống khá ít quyền lực và một Thủ tướng có trách nhiệm về lập pháp. Thập niên 1990 là giai đoạn nước này có tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao và không ổn định cũng như sự bất bình của dân chúng.
Từ năm 1989, Bulgaria đã tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng và tư nhân hoá nền kinh tế của mình, nhưng những khó khăn kinh tế và một làn sóng tham nhũng khiến hơn 800.000 người Bulgaria, hầu hết là các nhà chuyên môn có trình độ, di cư trong một cuộc "chảy máu chất xám". Gói cải cách được đưa ra năm 1997 đã khôi phục sự tăng trưởng kinh tế, nhưng dẫn tới sự gia tăng bất bình đẳng xã hội. Bulgaria trở thành một thành viên của NATO năm 2004 và của Liên minh châu Âu năm 2007, và US Library of Congress Federal Research Division đã thông báo trong năm 2006 rằng nước này nói chung có các thành tích tự do ngôn luậnnhân quyền tốt.[43] Năm 2007 A.T. Kearney/Tạp chí Foreign Policy xuất bản Chỉ số Toàn cầu hoá xếp Bulgaria đứng hàng 36 (giữa Cộng hoà Nhân dân Trung HoaIceland) trong số 122 quốc gia.[44]

Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Bulgaria
Lính gác trước Văn phòng Tổng thống
Từ năm 1991 Bulgaria đã là một quốc gia dân chủ, đơn nhất cộng hoà nghị viện hiến pháp.
Nước này đã trở thành một thành viên của Liên hiệp quốc năm 1955, và là một thành viên sáng lập của OSCE năm 1995. Với tư cách một Đối tác Tham vấn của Hiệp ước Bắc Cực, Bulgaria đã tham gia vào ban quản lý các lãnh thổ nằm ở phía nam vĩ độ 60° nam.[45][46] Quốc hội hay Narodno Sabranie (Народно събрание) gồm 240 đại biểu, với nhiệm kỳ 4 năm và được bầu lên bởi nhân dân. Một đảng hay liên minh phải giành tối thiểu 4% phiếu bầu để có đại diện trong nghị viện. Quốc hội có quyền ban hành pháp luật, thông qua ngân sách, lập kế hoạch bầu cử tổng thống, lựa chọn và bãi chức Thủ tướng và các bộ trưởng khác, tuyên chiến, triển khai quân đội ở nước ngoài và thông qua các hiệp ước và thoả thuận quốc tế. Một chính phủ thiểu số do đảng Các công dân vì sự phát triển châu Âu của Bulgaria cầm quyền từ sau cuộc bầu cử tháng 7 năm 2009.
Hệ thống tư pháp gồm các toà án vùng, quận và phúc thẩm, cũng như một Toà Phá án Tối cao. Ngoài ra, Bulgaria có một Toà án Hành chính Tối cao và một hệ thống toà án quân sự.
Tổng thống Bulgarianguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ông cũng là chủ tịch Hội đồng Tư vấn An ninh Quốc gia. Tuy không thể đưa ra bất kỳ điều luật nào ngoài việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp, Tổng thống có thể từ chối một điều luật buộc nó phải quay lại trải qua quá trình tiếp tục tranh luận, dù nghị viện có thể bác bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng một đa số đại biểu.
Nước này gia nhập NATO ngày 29 tháng 3 năm 2004 và đã ký kết Hiệ ước gia nhập Liên minh châu Âu ngày 25 tháng 4 năm 2005.[47][48] Nước này trở thành một thành viên đầy đủ của Liên minh châu Âu ngày 1 tháng 1 năm 2007,[49] và được bầu 17 thành viên vào trong Nghị viện châu Âu.[50]

Quân đội

Bài chi tiết: Quân đội Bulgaria
Quân đội Bulgaria gồm ba nhánh chính – lục quân, hải quânkhông quân.
Sau một loạt các cuộc cắt giảm năm 1989, quân đội thường trực nước này chưa tới 45.000 người (hiện tại), giảm từ gần 200.000 năm 1988. Các lực lượng dự trữ gồm 303.000 binh lính và sĩ quan. Một số nhánh bán quân sự, như biên phòng và quân đội xây dựng đường sắt có tồn tại và có khoảng 34.000 người. Các lực lượng vũ trang có các thiết bị khá hiện đại của Liên xô, như máy bay chiến đấu MiG-29, tên lửa đất đối không SA-6 GainfulSA-10 Grumble và tên lửa đạn đạo tầm ngắn SS-21 Scarab.
Xe thiết giáp M1114 của Bulgaria tuần tra trên các đường phố Kabul, tháng 7 năm 2009
Quân đội Bulgaria đã tham gia vào nhiều nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, Bosna và Herzegovina, Kosovo, AfghanistanIraq. Bản mẫu:Ở thời điểm Bulgaria có hơn 700 nhân viên quân sự được triển khai ở nước ngoài, chủ yếu tại Afghanistan (610 người), tại Bosna và Herzegovina (khoảng 100 người) và tại Kosovo (khoảng 50 người).
Năm 2008 Bulgaria đã bãi bỏ nghĩa vụ quân sự với các công dân của họ. Hải quân và không quân Bulgaria đã hoàn toàn chuyên nghiệp hoá năm 2006, và các lực lượng lục quân tiếp nối vào cuối năm 2008. Các lực lượng đặc biệt đã tiến hành các phi vụ với SAS, Delta Force, KSK, và Spetsnaz của Nga.
Tháng 4 năm 2006 Bulgaria và Hoa Kỳ đã ký một thoả thuận hợp tác quốc phong theo đó đưa các căn cứ không quân tại Bezmer (gần Yambol) và Graf Ignatievo (gần Plovdiv), trại huấn luyện Novo Selo (gần Sliven), và một trung tâm hậu cần tại Aytos trở thành cơ sở quân sự chung. Tạp chí Foreign Policy magazine coi Căn cứ Không quân Bezmer là một trong sáu địa điểm hải ngoại quan trọng nhất do USAF sử dụng.[51]
Bản mẫu:Ở thời điểm chi tiêu quân sự chiếm khoảng 1.98% GDP[cần dẫn nguồn].

Các tỉnh và khu đô thị

Từ năm 1987 tới năm 1999 Bulgaria gồm chín tỉnh (oblasti, số ít oblast); từ năm 1999, nước này có 29 tỉnh. Tất cả đều có tên theo thành phố thủ phủ:
Các tỉnh được chia thành 264 khu đô thị.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Bulgaria
Quang cảnh Khu thương mại Sofia. Thủ đô tạo ra phần lớn GDP của Bulgaria.
Một cánh đồng hoa hướng dương tại Dobrudja, một trong những vùng màu mỡ nhất của Bulgaria
Bulgaria có một nền kinh tế thị trường tự do mở và đã công nghiệp hoá, với một khu vực tư nhân lớn và khá phát triển cùng một số doanh nghiệp chiến lược thuộc sở hữu nhà nước. Ngân hàng Thế giới xếp hạng nước này là một "nền kinh tế có thu nhập trên trung bình".[52] Bulgaria đã có tăng trưởng kinh tế nhanh (trong những năm gần đây), thậm chí dù nước này vẫn bị xếp hạng là quốc gia thành viên có thu nhập thấp nhất của EU. Theo dữ liệu của Eurostat, GDP theo sức mua tương đương trên đầu người của Bulgaria ở mức 40% mức trung bình của EU năm 2008.[53] Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ ước tính GDP trên đầu người của Bulgaria ở mức $12.900 năm 2008,[54] hay bằng một phần ba mức của Bỉ.[55] Nền kinh tế dựa chủ yếu vào công nghiệp và nông nghiệp, dù khu vực dịch vụ đang đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tăng trưởng GDP. Bulgaria sản xuất một lượng lớn hàng chết tạo và nguyên liệu thô như sắt, đồng, vàng, bismuth, than, điện, nhiên liệu dầu mỏ đã tinh lọc, các thiết bị xe hơi, vũ khívật liệu xây dựng.
Vì có tai tiếng về nạn tham nhũng cao, và rõ ràng thiếu sự kiên quyết đấu tranh với tình trạng tham nhũng ở các cấp độ cao, Liên minh châu Âu đã cho đóng băng một phần các khoản vốn khoảng €450 triệu và có thể đóng băng thêm nữa nếu chính quyền Bulgaria không thể hiện quyết tâm trong việc đấu tranh chống tham nhũng.[56]
Bulgaria đã chế ngự được tình trạng lạm phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế sâu năm 1996–1997, nhưng những con số (mới nhất) cho thấy tỷ lệ lạm phát đã gia tăng lên tới 12.5% trong năm 2007. Nạn thất nghiệp đã giảm từ hơn 17% hồi giữa thập niên 1990 xuống còn gần 7% năm 2007, nhưng ở một số vùng nông nghiệp tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Tình trạng lạm phát ở Bulgaria đồng nghĩa với việc nước này được chấp nhận vào eurozone sẽ không thể diễn ra cho tới năm 2013–2014.[57]
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khá thấp khoảng 6.3% năm 2008, nhưng đã tăng lên tới 8% năm 2009. Tăng trưởng GDP năm 2008 vẫn ở mức cao (6%), nhưng đã hầu như xuống mức âm năm 2009. Cuộc khủng hoảng có dấu ấn tiêu cực chủ yếu trên ngành công nghiệp, giảm 10% trên chỉ số sản xuất công nghiệp quốc gia, 31% trong công nghiệp mỏ, và 60% trong ngành sản xuất thép và kim loại.[58] Chính phủ dự đoán mức sụt giảm 2.2% của GDP trong năm 2010, với con số thâm hụt ngân sách 0.7%.[59]

Nông nghiệp

Bài chi tiết: Nông nghiệp Bulgaria
Sản lượng nông nghiệp đã giảm về tổng thể kể từ năm 1989, nhưng sản xuất đã gia tăng trong (những năm gần đây), và cùng với các ngành công nghiệp liên quan như chế biến thực phẩm nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trồng cấy chiếm tỷ lệ lớn hơn chăn nuôi. Thiết bị nông nghiệp gồm hơn 150.000 máy cày và 10.000 máy gặt đập liên hợp, cùng một phi đội máy bay hạng nhẹ lớn.
Bulgaria là một trong những nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng đầu thế giới như hồi (thứ 6 thế giới), hạt hướng dương (11), mâm xôi (13), thuốc lá (15), hạt tiêu (18) và sợi lanh (19).[60]

Năng lượng

Dù Bulgaria có trữ lượng nhiên liệu thiên nhiên như dầu mỏkhí khá thấp, ngành công nghiệp năng lượng phát triển cao của nước này đóng một vai trò tối quan trọng tại vùng Balkan. Vị trí địa lý chiến lược của Bulgaria biến nó trở thành một cổng quá cảnh và phân phối dầu mỏkhí tự nhiên chính từ Nga tới Tây Âu và các quốc gia vùng Balkan khác. Về sản xuất điện trên đầu người, nước này xếp hàng thứ tư tại Đông Âu. Ngoài ra, Bulgaria có một ngành công nghiệp hạt nhân mạnh vì các mục đích hoà bình. nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Bulgaria nằm ở vùng phụ cận Kozloduy, và có tổng công suất 3.760 MW. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai đã được Bản mẫu:Vào gần Belene với công suất dự tính 2.000 MW. Các nhà máy nhiệt điện (TPPs) sản xuất một lượng điện khá lớn, với hầu hết tập trung tại Khu phức hợp Maritsa Iztok.
Bản mẫu:Vào nước này có mức độ gia tăng sản xuất điện từ các nguồn có thể tái tạo như điện gió, điện mặt trời khá vững chắc, dù vẫn phải dựa chủ yếu vào các nhà máy nhiệt điện và điện hạt nhân.[61] Vì sở hữu rất nhiều rừng và đất đai nông nghiệp, biomass có thể là một nguồn cung cấp điện lớn. Điện gió cũng có tiềm năng cao, với công suất tiềm năng lên tới 3.400 MW.[62] Bản mẫu:Vào Bulgaria có hơn 70 turbine gió với tổng công suất 112.6 MW, và có những kế hoạch tăng gấp ba lần công suất lên 300 MW vào năm 2010.[63]

Công nghiệp và mỏ

Bài chi tiết: Công nghiệp Bulgaria
"Elatsite" và mỏ đồng sản xuất khoảng 13 triệu tấn quặng hàng năm, và tạo ra khoảng 42.000 tấn đồng, 1.6 tấn vàng và 5.5 tấn bạc.[64]
Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Dù Bulgaria không có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên, nước này sản xuất ra một số lượng đáng kể khoáng chất, kim loại và điện.
Bulgaria là nhà sản xuất dầu mỏ hạng thấp (thứ 97 trên thế giới) với tổng sản lượng 3.520 bbl/ngày.[65] Các nhà thăm dò phát hiện ra giếng dầu đầu tiên của Bulgaria gần Tyulenovo năm 1951. Trữ lượng được chứng minh khoảng 15.000.000 bbl. Sản xuất khí tự nhiên đã sụt giảm mạnh hồi cuối thập niên 1990. Trữ lượng khí tự nhiên được chứng minh khoảng 5.663 bln. cu m.[66]
Khai mỏ là một nguồn thu xuất khẩu chủ yếu, và đã trở thành yếu tố chủ chốt của nền kinh tế Bulgaria. Nước này là nhà sản xuất than đứng hạng 19 thế giới,[67] đứng thứ 9 về sản xuất bismuth,[68] đứng thứ 19 về sản xuất đồng,[69] và 26 về kẽm.[70] Luyện kim sắt cũng có tầm quan trọng lớn. Hầu hết sản lượng thépgang có từ KremikovtsiPernik, với một cơ sở luyện kim thứ ba tại Debelt. Về sản xuất thép và sản lượng thép trên đầu người nước này đứng đầu vùng Balkan. Các nhà máy tinh luyện chìkẽm lớn nhất nằm tại Plovdiv (nhà máy tinh luyện lớn nhất giữa Ý và dãy núi Ural), KardzhaliNovi Iskar; đồng tại PirdopEliseina (defunct Bản mẫu:Vào); nhôm tại Shumen. Về sản lượng nhiều loại kim loại trên đầu người, như kẽm và sắt, Bulgaria đứng hạng nhất ở Đông Âu.
Khoảng 14% tổng sản lượng công nghiệp liên quan tới chế tạo máy và 20% nhân lực trong lĩnh vực này.[71] Tầm quan trọng của nó đã giảm bớt kể từ năm 1989.

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch tại Bulgaria
Quang cảnh núi Rila
Năm 2007 tổng số 5.200.000 du khách đã tới Bulgaria, biến nước này trở thành địa điểm thu hút du khách hàng thứ 39 thế giới.[72] Du khách từ Hy Lạp, Romania và Đức chiếm 40%.[73] Một số lượng lớn du khách Anh (+300.000), Nga (+200.000), Serbia (+150.000), Ba Lan (+130.000) và Đan Mạch (+100.000) tới thăm Bulgaria. Hầu hết trong số họ đều bị lôi cuốn bởi các phong cảnh tươi đẹp và đa dạng, các di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn tốt, và sự tĩnh lặng của các vùng nông thôn và miền núi.[cần dẫn nguồn]
Các địa điểm du lịch chính gồm thủ đô Sofia, các khu resort ven biển như Albena, Sozopol, Bãi cát VàngBãi biển Nắng; và các khu resort mùa đông như Pamporovo, Chepelare, BorovetzBansko. Các địa điểm du lịch vùng thôn quê như ArbanasiBozhentsi là nơi có các truyền thống sắc tộc được bảo tồn tốt. Các địa điểm thu hút du khách khác gồm Tu viện Rila từ thế kỷ thứ 10 và lâu đài Euxinograd thế kỷ 19.

Khoa học, công nghệ và viễn thông

Bulgaria chỉ chi 0.4% GDP cho nghiên cứu khoa học,[74] hay khoảng $ 376 triệu năm 2008. Nước này có truyền thống mạnh trong toán học, thiên văn học, vật lý và công nghệ hạt nhân và giáo dục định hướng khoa học, và có kinh nghiệm khá lớn trong nghiên cứu dược. Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria (BAS), cơ quan khoa học hàng đầu của đất nước, tụ tập hầu hết các nhà nghiên cứu của Bulgaria làm việc trong rất nhiều cơ sở của nó.
Tháp chứa kính thiên văn 200cm tại Đài thiên văn Rozhen, đài thiên văn lớn nhất ở Đông Nam Âu.
Các nhà khoa học Bulgaria đã có nhiều phát minh và sáng tạo quan trọng mang tính cách mạng trên bình diện thế giới. máy tính điện tử số đầu tiên của thế giới, do nhà khoa học người Bulgaria-Mỹ John Vincent Atanasoff thiết kế; đồng hồ điện tử số đầu tiên (Peter Petroff), chiếc máy bay ném bom đầu tiên (đại uý Simeon Petrov); lý thuyết động lực phân tử về hình thành tinh thểphát triển tinh thể (của Ivan Stranski) và photoelectrets (Georgi Nadjakov), đây là một bước quan trọng trong việc phát triển máy photocopy đầu tiên. Bulgaria cũng là quốc gia thứ 6 trên thế giới có nhà du hành đi vào vũ trụ. Thiếu tướng Georgi Ivanov trên tàu Soyuz 33 (1979), tiếp đó là trung tá Alexander Alexandrov trên tàu Soyuz TM-5 (1988).[75]
Công nghệ thông tin là một trong số các nhánh khoa học phát triển nhất của Bulgaria[cần dẫn nguồn], và vào những năm 1980 nước này đã được gọi là Thung lũng Silicon của Khối Đông Âu.[76] Theo báo cáo của Brainbench Global IT, Bulgaria xếp thứ nhất ở châu Âu về số chuyên gia IT trên đầu người[77] và đứng thứ 8 thế giới về tổng số chuyên gia ICT, vượt xa một số nước có quy mô dân số lớn hơn nhiều.[78] Ngoài ra, Bulgaria cũng là nước có siêu máy tính mạnh nhất ở Đông Âu (một trong top 100 trên thế giới Bản mẫu:Vào), một IBM Blue Gene/P, đi vào hoạt động tháng 9 năm 2008 tại Cơ quan Công nghệ Thông tin Nhà nước.[79] Những năm sau 2000 đã chứng kiến một sự gia tăng mạnh số lượng người sử dụng internet: năm 2000, có 430.000 người, năm 2004 – 1.545.100, và năm 2006 – 2.2 triệu người.[80]

Giáo dục

Bài chi tiết: Giáo dục tại Bulgaria
Khoa hoá của trường Đại học Sofia
Giáo dục tại Bulgaria thuộc quyền quản lý của Bộ giáo dục và khoa học. Giáo dục toàn bộ thời gian là bắt buộc với mọi trẻ em trong độ tuổi 7 tới 16. Trẻ 16 tuổi có thể gi tên vào các trường học theo định hướng của cha mẹ. Giáo dục tại các trường nhà nước là miễn phí, ngoại trừ tại các cơ sở cao học, trường cao đẳng và đại học. Chương trình dựa chủ yếu ở tám môn chính: tiếng Bulgaria và văn học, ngoại gnữ, toán học, công nghệ thông tin, hoa học xã hội và dân sự, khoa học tự nhiên và sinh thái, âm nhạcnghệ thuật, giáo dục thể chất và thể thao.
Năm 2003, tỷ lệ biết chữ ước tính ở mức 98.6%, xấp xỉ tương đương ở cả hai giới tính. Các tiêu chuẩn giáo dục truyền thống của Bulgaria rất cao.[81]

Vận tải

Bài chi tiết: Vận tải tại Bulgaria
Bulgaria có vị trí địa lý chiến lược có tầm quan trọng độc nhất. Từ những thời cổ đại, nước này đã là ngã tư đường chính giữa châu Âu, châu Áchâu Phi. Năm trong số mười Hành lang xuyên châu Âu chạy qua lãnh thổ nước này, tổng chiều dài đường bộ của Bulgaria là 102.016 km, trong đó có 93.855 km trải nhựa và 441 km là đường cao tốc. Nước này có nhiều kế hoạch xây dựng đường cao tốc, đang được tiến hành hay đã xây dựng một phần: Đường cao tốc Trakiya, đường cao tốc Hemus, đường cao tốc Cherno More, đường cao tốc Struma, đường cao tốc Maritzađường cao tốc Lyulin.
Đường cao tốc Trakiya
Một chiếc Boeing 737-300 của Bulgaria Air
Bulgaria cũng có 6500 km đường sắt, hơn 60% đã được điện khí hoá. Có một dự án trị giá €360.000.000 triệu để hiện đại hoá và điện khí hoá tuyến đường sắt PlovdivKapitan Andreevo. Tuyến đường sắt cao tốc duy nhất trong vùng, giữa Sofia và Vidin, sẽ đi vào hoạt động năm 2017, với chi phí €3.000.000.000.[82]
Giao thông đường không đá phát triển khá toàn diện. Bulgaria có sáu sân bay quốc tế chính — tại Sofia, Burgas, Varna, Plovdiv, RousseGorna Oryahovitsa. Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989, hầu hết các sân bay nội địa nhỏ đều bị bỏ hoang không sử dụng khi các chuyến bay nội địa giảm sút. Nước này duy trì nhiều sân bay quân sự và nông nghiệp. 128 trong tổng số 213 sân bay ở Bulgaria có đường băng cứng.
Các cảng quan trọng nhất và có lượng vận tải hàng hoá lớn nhất là VarnaBurgas. Burgas, Sozopol, NesebarPomorie là những cảng hỗ trợ cho các đội tàu đánh cá. Các cảng lớn trên sông Donau gồm RousseLom (phục vụ cho thủ đô).

Nhân khẩu

Theo cuộc điều tra dân số năm 2001,[83] dân số Bulgaria gồm chủ yếu sắc tộc Bulgaria (83,9%), với hai cộng đồng thiểu số chính, người Thổ (9,4%) và Roma (4,7%).[84] Trong số 2.0% còn lại, 0.9% gồm khoảng 40 cộng đồng thiểu số nhỏ hơn, chủ yếu là người Nga, người Armenia, người Ả Rập, người Vlach, người Do Thái, người Tatar KrymSarakatsani (về mặt lịch sử cũng được gọi là người Karakachan). 1,1% dân số không tuyên bố sắc tộc trong cuộc điều tra năm 2001.
Cuộc điều tra năm 2001 định nghĩa một nhóm sắc tộc là một "cộng đồng người, liên quan tới nhau bởi nguồn gốc và ngôn ngữ, và giống nhau về cách thức sống và văn hoá"; và tiếng mẹ đẻ của một người là "tiếng một người nói tốt nhất và thường được sử dụng để trao đổi trong gia đình (hộ)".[85]
Tiếng mẹ đẻ Theo nhóm sắc tộc Phần trăm Theo ngôn ngữ đầu tiên Phần trăm
Tiếng Bulgaria 6.655.000 83,93% 6.697.000 84,46%
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ 747.000 9,42% 763.000 9,62%
Gypsies (roma) 371.000 4,67% 328.000 4,13%
Khác 69.000 0,87% 71.000 0,89%
Tổng cộng 7.929.000 100% 7.929.000 100% [85]
Trong những năm (gần đây) Bulgaria là một trong những nước có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất thế giới. Tăng trưởng dân số âm đã diễn ra từ đầu thập niên 1990,[86] vì sụp đổ kinh tế và di cư cao. Năm 1989 dân số nước này có 9.009.018 người, giảm dần xuống còn 7.950.000 năm 2001 và 7.606.000 năm 2009.[87] (Tính đến 2009) Dân số có tỷ lệ sinh 1.48 trẻ em trên phụ nữ năm 2008. Tỷ lệ sinh cần đạt mức 2.2 để tái lập mức tăng dân số tự nhiên.
Bên trong một nhà thờ tại Bratsigovo
Đa số người Bulgaria (82,6%) thuộc, ít nhất về danh nghĩa, Giáo hội Chính thống Bulgaria. Được thành lập năm 870 thuộc Tòa Thượng phụ Constantinople (nơi có Tổng giám mục, tăng lữ và các bản kinh từ đây), Giáo hội Chính thống này có vị thế độc lập từ năm 927. Các tôn giáo lớn khác gồm Hồi giáo (12,2%), các giáo phái Tin lành (0,8%) và Công giáo La Mã (0,5%); với các giáo phái khác, vô thần và không tuyên bố chiếm xấp xỉ 4,1%.[88] Bulgaria chính thức là một nhà nước thế tục và Hiến pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng nhưng coi Chính thống là một tôn giáo chính thức. Trong cuộc điều tra dân số năm 2001, 82,6% người dân tuyên bố mình là tín đồ Chính Thống giáo, 12,2% Hồi giáo, 1.2% các giáo phái Kitô giáo khác, 4% các tôn giáo khác (Phật giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo).
Hồi giáo tới nước này vào cuối thế kỷ 14 sau cuộc chinh phục của người Ottoman. Ở thế kỷ 16 và 17, các nhà truyền giáo từ Rôma đã truyền đạo tại Paulicians thuộc các quận PlovdivSvishtov khiến nơi này có thêm nhiều tín hữu Giáo hội Công giáo Rôma. Năm 2009, cộng đồng Do Thái tại Bulgaria, từng là một trong những cộng đồng lớn nhất châu Âu, có chưa tới 2.000 người.

Văn hoá

Bài chi tiết: Văn hoá Bulgaria
Bảo tàng Nghệ thuật Nước ngoài Quốc gia, nơi lưu giữa nhiều tác phẩm nghệ thuật châu Âu, châu Á và châu Phi, gồm cả các tcs phẩm của Rembrandt, Albrecht Dürer, Salvador Dali và nhiều người khác.
Một chú ngựa được trang trí, chuẩn bị cho một cuộc đua. Các cuộc đua ngựa diễn ra hàng năm để kỷ niệm Todorovden (Ngày Thánh Theodore).
Một số nền văn minh cổ, đáng chú ý nhất là của người Thrace, Hy Lạp, La Mã, Slav, và Bulgar, đã để lại dấu ấn trong văn hoá, lịch sử và di sản của Bulgaria. Các đồ tạo tác Thrace gồm nhiều ngôi mộ và đồ vàng bạc, trong khi người Bulgar cổ để lại dấu vết của họ trong văn hoá và kiến trúc sơ kỳ. Cả đế chế Bulgaria thứ nhất và thứ hai đều là những đầu mối của châu Âu Slav trong hầu hết thời Trung Cổ, để lại ảnh hưởng đáng chú ý về văn hoá và văn học trong thế giới Slavơ Chính thống phía đông qua các trường phái PreslavTrường phái Văn học Ohrid. Bảng chữ cái Cyrill, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Đông Âu và châu Á, có nguồn gốc từ hai trường phái này ở thế kỷ 10 Công Nguyên.
Ngày nay Bulgaria có chín Địa điểm di sản thế giới của UNESCO – bức chạm nổi đá đầu thời kỳ Trung Cổ Madara Rider, hai lăng mộ Thrace (tại SveshtariKazanlak), Nhà thờ Boyana, Tu viện RilaCác Nhà thờ Đá Ivanovo, Vườn Quốc gia PirinKhu Dự trữ Thiên nhiên Srebarna, cũng như thành phố cổ Nesebar. Một đồ tạo tác lịch sử quan trọng khác là kho tàng vàng chế tác cổ nhất thế giới, có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, từ Nghĩa trang Varna.[89]
Nước này có một truyền thống âm nhạc lâu dài, bắt nguồn từ đầu thời kỳ Trung Cổ. Một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng sớm nhất được biết ở Châu Âu Trung CổYoan Kukuzel (khoảng 12801360). Âm nhạc dân gian quốc gia có đặc trưng riêng biệt và sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống, như gudulka (гъдулка), gaida (гайда) – kèn túi, kaval (кавал) và tupan (тъпан). Bulgaria cũng có một di sản nghệ thuật thị giác giàu có, đặc biệt trong tranh tường, mural và các biểu tượng, nhiều tác phẩm trong số này là tác phẩm của Trường phái nghệ thuật Tarnovo.[90]
Rượu Bulgaria được xuất khẩu đi khắp thế giới, và tới năm 1990 nước này vẫn đứng thứ hai thế giới về tổng lượng xuất khẩu rượu đóng chai. Ở thời điểm năm 2007, nước này sản xuất 200.000 tấn rượu hàng năm,[91] xếp hạng 20 thế giới.[92] Bulgaria cũng sản xuất một lượng lớn biarakia (chủ yếu sản xuất tại nhà). Lukanka, banitsa, shopska salad, lyutenitsa, sirenekozunak và những món đặc trưng của ẩm thực Bulgaria.

Thể thao

Vận động viên Sumo Kotoōshū (Kaloyan Mahlyanov), người châu Âu đầu tiên được nhận Cúp Hoàng Đế (tháng 5 năm 2008).
Bulgaria có thành tích cao tại các môn thể thao như bóng chuyền, vật, cử tạ, bắn súng, thể dục, cờ vua, và gần đây là vật sumotennis. Đội tuyển bóng chuyền nam quốc gia Bulgaria là một trong những đội tuyền hàng đầu châu Âu và thế giới, xếp hạng 4 thế giới theo bảng xếp hạng năm 2009 của FIVB.[93]
Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất trong nước. Dimitar Berbatov (Димитър Бербатов) là một trong những cầu thủ bóng đá Bulgaria nổi tiếng nhất thế kỷ 21. Các câu lạc bộ nổi tiếng trong nước gồm PFC CSKA Sofia (được coi là câu lạc bộ hàng đầu đất nước)[94][95]PFC Levski Sofia, là câu lạc bộ bóng đá Bulgaria đầu tiên tham gia UEFA Champions League hiện đại năm 2006/2007. Đội tuyển quốc gia thành công nhất tại kỳ World Cup là tại World Cup 94' khi họ vào tới bán kết và chỉ bị loại bởi đội tuyển Ý với một cú đúp của Roberto Baggio. Bulgaria thua trận với tỷ số 2-1 và cuối cùng giành vị trí thứ 4 sau trận thua 4-0 khi tranh giải 3, 4 trước Thuỵ Điển.
Bulgaria tham gia vào cả Olympic mùa hè và mùa đông, và lần đầu tiên họ xuất hiện trong một kỳ Olympic hiện đại là vào năm 1896, khi vận động viên thể dục người Thuỵ Sĩ Charles Champaud đại diện cho nước này. Từ đó Bulgaria đã tham gia vào hầu hết các kỳ Olympic mùa hè, và tới năm 2008 họ đã giành được tổng cộng 212 huy chương: 51 vàng và 84 bạc cùng 77 đồng.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/
  2. ^ Donchev, D. (2004). Geography of Bulgaria (bằng Bulgarian). Sofia: ciela. tr. 68. ISBN 954-649-717-7.
  3. ^ a ă â s:1911 Encyclopædia Britannica/Bulgaria/History
  4. ^ "Bulgar (people)". Encyclopædia Britannica.
  5. ^ Zlatarski, pp. 146–153
  6. ^ Runciman, p. 26
  7. ^ Иван Микулчиќ, "Средновековни градови и тврдини во Македониjа", Скопjе, "Македонска цивилизациjа", 1996, стр. 29–33.
  8. ^ C. de Boor (ed), Theophanis chronographia, vol. 1. Leipzig: Teubner, 1883 (repr. Hildesheim: Olms, 1963), 397, 25–30 (AM 6209)"φασί δε τινές ότι και ανθρώπους τεθνεώτας και την εαυτών κόπρον εις τα κλίβανα βάλλοντες και ζυμούντες ήσθιον. ενέσκηψε δε εις αυτούς και λοιμική νόσος και αναρίθμητα πλήθη εξ αυτών ώλεσεν. συνήψε δε προς αυτούς πόλεμον και τον των Βουλγάρων έθνος, και, ως φασίν οι ακριβώς επιστάμενοι, [ότι] κβ χιλάδας Αράβων κατέσφαξαν."
  9. ^ Runciman, p. 52
  10. ^ s:Chronographia/Chapter 61
  11. ^ a ă â b c "Bulgaria". Encyclopædia Britannica.
  12. ^ Georgius Monachus Continuatus, loc. cit. [work not previously referenced], Logomete
  13. ^ Vita S. démentis
  14. ^ Barford, P. M. (2001). The Early Slavs. Ithaca, New York: Cornell University Press
  15. ^ Fine, The Early Medieval Balkans, pp. 144–148.
  16. ^ a ă Bojidar Dimitrov: Bulgaria Illustrated History. BORIANA Publishing House 2002, ISBN 954-500-044-9
  17. ^ Theophanes Continuatus, pp. 462—3, 480
  18. ^ Cedrenus: II, p. 383
  19. ^ Leo Diaconus, pp. 158–9
  20. ^ Шишић [Šišić], p. 331
  21. ^ Skylitzes, p. 457
  22. ^ Zlatarski, vol. II, pp. 1–41
  23. ^ Averil Cameron, The Byzantines, Blackwell Publishing (2006), p. 170
  24. ^ Jiriček, p.295
  25. ^ Jiriček, p. 382
  26. ^ Lord Kinross, The Ottoman Centuries, Morrow QuillPaperback Edition, 1979
  27. ^ a ă â R.J. Crampton, A Concise History of Bulgaria, 1997, Cambridge University Press, ISBN 0-521-56719-X
  28. ^ a ă D. Hupchick, The Balkans, 2002
  29. ^ Crampton, R.J. Bulgaria 1878-1918, p.2. East European Monographs, 1983. ISBN 0-88033-029-5.Bản mẫu:Request quotation
  30. ^ Hunter, Shireen: "Islam, Europe's second religion: the new social, cultural, and political landscape" 2002, pp.177
  31. ^ Poulton, Hugh: "Muslim identity and the Balkan State" 1997, pp.33
  32. ^ Dennis P. Hupchick: The Balkans: from Constantinople to Communism, 2002
  33. ^ Dillon, Emile Joseph (February năm 1920) [1920]. “XV”. The Inside Story of the Peace Conference. New York: Harper. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2009. “The territorial changes the Prussia of the Balkans was condemned to undergo are neither very considerable nor unjust.” Đã bỏ qua văn bản “trans_chapter ” (trợ giúp)
  34. ^ Tucker, Spencer C; Wood, Laura (1996). The European Powers in the First World War: An Encyclopedia. Taylor & Francis. tr. 173. ISBN 0-8153-0399-8.
  35. ^ Broadberry, Stephen; Klein, Alexander (8 tháng 2 năm 2008). “Aggregate and Per Capita GDP in Europe, 1870–2000: Continental, Regional and National Data with Changing Boundaries”. Department of Economics at the University of Warwick, Coventry. tr. 18. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  36. ^ Bulgaria in World War II: The Passive Alliance, Library of Congress
  37. ^ Bulgaria: Wartime Crisis, Library of Congress
  38. ^ William Marsteller. "The Economy". Bulgaria country study (Glenn E. Curtis, editor). Library of Congress Federal Research Division (tháng 6 năm 1992)
  39. ^ Domestic policy and its results, Library of Congress
  40. ^ The Political Atmosphere in the 1970s, Library of Congress
  41. ^ Bohlen, Celestine (17 tháng 10 năm 1991). Bulgaria “Vote Gives Key Role to Ethnic Turks”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009. “... trong thập niên 1980 [...] lãnh đạo Cộng sản, Todor Zhivkov, bắt đầu một chiến dịch đồng hoá văn hoá buộc sắc tộc Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận những cái tên Slavơ, đóng cửa các thánh đường Hồi giáo và nhà nguyện của họ và đàn áp bất kỳ nỗ lực phản kháng nào. Một kết quả là cuộc di cư hàng loạt của hơn 300,000 người sắc tộc Thổ tới nước Thổ Nhĩ Kỳ láng giềng năm 1989...”
  42. ^ Cracks show in Bulgaria's Muslim ethnic model. Reuters. 31 tháng 5 năm 2009.
  43. ^ Library of Congress – Federal Research Division (October năm 2006). “Country Profile: Bulgaria” (PDF). Library of Congress. tr. 18, 23. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2009. “Truyền thông: Năm 2006 báo in và truyền thông tại Bulgaria nói chung được coi là không có trở ngại, dù chính phủ thống trị truyền thông qua kênh Truyền hình Quốc gia Bulgaria (BNT) nhà nước và Đài phát thanh Bulgaria (BNR) thuộc sở hữu và các ấn bản báo chí thông qua cơ quan báo chí lớn nhất, Cơ quan Điện báo Bulgaria. [...]Nhân quyền: Những năm đầu thập niên 2000, Bulgaria nói chung được xếp hạng cao về nhân quyền. Tuy nhiên, một số ngoại lệ vẫn tồn tại. Dù truyền thông được tự do đưa tin, việc thiếu một cơ cấu pháp lý chuyên biệt để bảo vệ truyền thông khỏi sự can thiệp của nhà nước tại Bulgaria vẫn là một sự yếu kém về lý thuyết.”
  44. ^ See Globalization Index
  45. ^ The Antarctic Treaty system: An introduction. Scientific Committee on Antarctic Research (SCAR).
  46. ^ Signatories to the Antarctic Treaty. Scientific Committee on Antarctic Research (SCAR).
  47. ^ “NATO Update: Seven new members join NATO”. 29 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008.
  48. ^ “European Commission Enlargement Archives: Treaty of Accession of Bulgaria and Romania”. 25 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008.
  49. ^ Bos, Stefan (01 tháng 1 năm 2007). “Bulgaria, Romania Join European Union”. VOA News (Voice of America). Truy cập 2 tháng 1 năm 2009.
  50. ^ “Results of the 2009 European elections > Bulgaria”. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.]
  51. ^ The List: The Six Most Important U.S. Military Bases, FP, tháng 5 năm 2006
  52. ^ “World Bank: Data and Statistics: Country Groups”. The World Bank Group. 2008. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2008.
  53. ^ “GDP per capita in PPS”. Eurostat. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
  54. ^ CIA, Bulgaria entry
  55. ^ CIA, Belgium entry
  56. ^ AFP News Briefs (28 tháng 3 năm 2008). “Barroso slams Bulgaria's rampant corruption”. France 24. AFP. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2008. ‘"Tham nhũng ở cấp độ cao và tội ác có tổ chức không có chỗ ở Liên minh châu Âu và không thể được khoan dung," Barroso đã nói sau những cuộc đàm phán với Thủ tướng Sergey Stanishev... Barroso đã tới trong chuyến thăm một ngày tới Sofia vào thứ 6 giữa một scandal tham nhũng ở cấp độ cao làm rung chuyển chính phủ trung tả của Stanishev... Bulgaria đã gia nhập Liên minh châu Âu năm 2007 nhưng tiếp tục phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ của Brussels về việc không thể tiêu diệt tham nhũng ở cấp độ cao và đưa những ông trùm kinh doanh tội phạm nổi tiếng vào sau song sắt. Những lo ngại về tham nhũng cũng khiến Brussels gần đây cho đóng băng một phần các khoản trợ cấp có giá trị ít nhất 450 triệu euro dành cho những nước mới gia nhập châu Âu.’
  57. ^ Koinova, Elena (12 tháng 5 năm 2008). “Bulgaria to adopt the euro in 2013-2014, UniCredit says”. Sofia Echo (Sofia Echo Media Ltd). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008. “Bulgaria và Romania dường như sẽ gia nhập eurozone năm 2013-2014, phòng phân tích của UniCredit Group nói trong báo cáo gần nhất của họ có tựa đề Đồng Euro đi về phía đông.”
  58. ^ Economist: financial crisis brewed by U.S. market fundamentalism , Xinhua, 12 tháng 3 năm 2009
  59. ^ Бюджет 2010 влиза на първо четене в НС, news.expert.bg
  60. ^ FAO - Bulgaria country rank
  61. ^ EU Energy factsheet about Bulgaria
  62. ^ Bulgaria Renewable Energy Fact Sheet (EU)
  63. ^ 2010 г.: 300 мегавата мощности от вятърни централи, profit.bg, 28 tháng 6 năm 2009
  64. ^ Елаците-Мед АД, Geotechmin group
  65. ^ Oil producing countries rank table, CIA
  66. ^ Natural gas producing countries rank table, CIA
  67. ^ Xem Danh sách quốc gia theo sản lượng than.
  68. ^ Xem Danh sách quốc gia theo sản lượng bismuth
  69. ^ Xem Danh sách quốc gia theo sản lượng đồng
  70. ^ Xem Danh sách quốc gia theo sản lượng kẽm
  71. ^ Geography of machine building in Bulgaria Factsheet
  72. ^ Xem Xếp hạng du lịch thế giới
  73. ^ Statistics from the Bulgarian Tourism Agency
  74. ^ Кабинетът одобри бюджета за 2008 г., Вести.бг
  75. ^ Xem Biểu thời gian đi vào vũ trụ theo quốc tịch
  76. ^ IT Services: Rila Establishes Bulgarian Beachhead in UK, findarticles.com, 24 tháng 6 năm 1999
  77. ^ http://www.sharedxpertise.org/file/2251/forget-india-lets-go-to-bulgaria.html
  78. ^ http://www.outsourcingmonitor.eu/articles/outsourcing-to-bulgaria.html
  79. ^ Вече си имаме и суперкомпютър, Dir.bg, 9 tháng 9 năm 2008
  80. ^ Bulgaria Internet Usage Stats and Market Report
  81. ^ "Country Profile: Bulgaria." Library of Congress Country Studies Program. tháng 10 năm 2006. p6. http://web.archive.org/web/20050717162833/http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/Bulgaria.pdf
  82. ^ Влак-стрела ще минава през Ботевград до 2017 г.
  83. ^ National Statistical Institute of Bulgaria. Truy cập 31 tháng 7 năm 2006
  84. ^ Bộ Nội vụ ước tính một số lượng lớn (từ 600.000 tới 750.000) người Roma tại Bulgaria; gần một nửa người Roma truyền thống tự xác định mình về sắc tộc là người Thổ hay Bulgaria.
  85. ^ a ă Cultrual Policies and Trends in Europe. “Population by ethnic group and mother tongue, 2001”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2008.
  86. ^ “Will EU Entry Shrink Bulgaria's Population Even More? | Europe | Deutsche Welle | 26.12.2006”. Dw-world.de. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2009.
  87. ^ information source - NSI population table vào 31.12.2008
  88. ^ “Bulgaria”.
  89. ^ New perspectives on the Varna cemetery (Bulgaria), By: Higham, Tom; Chapman, John; Slavchev, Vladimir; Gaydarska, Bisserka; Honch, Noah; Yordanov, Yordan; Dimitrova, Branimira; 1 tháng 9 năm 2007
  90. ^ Graba, A. La peinture religiouse en Bulgarie, Paris, 1928, p. 95
  91. ^ [1]
  92. ^ See Danh sách quốc gia sản xuất rượu
  93. ^ FIVB official rankings as per 15 tháng 1 năm 2009
  94. ^ Rankings of A Group
  95. ^ Best club of 20th century ranking at the official site of the International Federation of Football History and Statistics

Đọc thêm

Trước năm 1939

Thế chiến II

  • Bar-Zohar, Michael Beyond Hitler's Grasp: The Heroic Rescue of Bulgaria's Jews
  • Groueff, Stephane Crown of Thorns: The Reign of King Boris III of Bulgaria, 1918–1943
  • Todorov, Tzvetan The fragility of goodness: why Bulgaria’s Jews survived the Holocaust: a collection of texts with commentary (2001) Princeton: Princeton University Press ISBN 0-691-08832-2

Thời kỳ cộng sản

  • Todorov, Tzvetan Voices from the Gulag: Life and Death in Communist Bulgaria
  • Dimitrova, Alexenia The Iron Fist — Inside the Bulgarian secret archives

(Hiện tại)

Sách hướng dẫn

  • Annie Kay Bradt Guide: Bulgaria
  • Paul Greenway Lonely Planet World Guide: Bulgaria
  • Pettifer, James Blue Guide: Bulgaria
  • Timothy Rice Music of Bulgaria
  • Jonathan Bousfield The Rough Guide To Bulgaria

Liên kết ngoài

Chính phủ
Thông tin chung
Du lịch
Nghệ thuật
General sources



Mali

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Mali
République du Mali (tiếng Pháp)
Flag of Mali.svg Coat of arms of Mali.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Mali
Khẩu hiệu
Un peuple, un but, une foi
(Tiếng Pháp: "Một dân tộc, một mục đích, một tín ngưỡng")
Quốc ca
♪ Pour l'Afrique et pour toi, Mali (Tiếng Pháp: Cho châu Phi và cho tôi, Mali)
Hành chính
Chính phủ Dân chủ nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng
Ibrahim Boubacar Keïta
Ousmane Issoufi Maïga
Ngôn ngữ chính thức Tiếng PhápTiếng Bambara
Thủ đô Bamako
12°39′B, 8°0′T
Thành phố lớn nhất Bamako
Địa lý
Diện tích 1.240.000 km² (hạng 24)
Diện tích nước 1,6% %
Múi giờ UTC+0; mùa hè: UTC+1
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập
22 tháng 9, 1960
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 12.291.529 người (hạng 67)
Mật độ 9 người/km² (hạng 174)
Kinh tế
GDP (PPP) (2004) Tổng số: 12,485 tỷ Mỹ kim
HDI (2003) 0,333 thấp (hạng 174)
Đơn vị tiền tệ Franc CFA (XOF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ml
Mali có tên chính thức là Cộng hòa Mali (République du Mali) là một quốc gia nằm trong lục địa của miền tây châu Phi. Mali là đất nước có diện tích lớn thứ tám châu Phi, và có chung đường biên giới Algérie về phía bắc, Niger về phía đông, Burkina FasoCôte d'Ivoire về phía nam, Guinée về phía tây nam, SénégalMauritanie về phía tây. Diện tích của Mali vào khoảng 1.240.000 km² và dân số khoảng hơn 14 triệu người. Thủ đô của Mali là Bamako.
Mali được chia làm tám vùng và phần lớn diện tích nước này nằm trong khu vực sa mạc Sahara, trong khi vùng đất phía nam của Mali, nơi có đa số dân cư sinh sống, nằm trong lưu vực của hai con sông NigerSénégal. Cơ cấu kinh tế của Mali tập trung chủ yếu vào nông nghiệpđánh bắt cá. Một số tài nguyên thiên nhiên của Mali bao gồm vàng, uranium, và muối. Mali được xem là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Đất nước Mali hiện tại từng là một phần của ba đế quốc Tây Phi tồn tại trong lịch sử và kiểm soát đường thương mại xuyên Sahara: Đế quốc Ghana, Đế quốc Mali (Mali được đặt tên theo đế quốc này), và đế quốc Songhai. Cuối thập niên 1800, Mali nằm dưới sự cai trị của người Pháp, và trở thành một phần của Soudan thuộc Pháp. Mali giành được độc lập vào năm 1959 cùng với Senegal, và thành lập Liên bang Mali. Một năm sau Liên bang Mali tan rã và Mali trở thành một quốc gia độc lập. Sau một thời gian dài nằm dưới chế độ độc đảng cai trị, cuộc đảo chính 1991 dẫn tới sự thành lập một bản hiến pháp mới quy định thành lập nước Mali dân chủ và có một nhà nước đa đảng. Khoảng phân nửa dân số Mali sống dưới ngưỡng nghèo của quốc tế là 1,25 một ngày.[1]

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Mali
Trước kia Mali là một phần của ba đế quốc Tây Phi nổi tiếng, vốn kiểm soát đường thương mại xuyên Sahara vận chuyển vàng, muối, nô lệ, và các vật dụng quý giá khác.[2] Ban đầu vùng đất ngày nay là Mali là bao gồm những vương quốc Sahel không có ranh giới địa chính trị cũng như một bản sắc dân tộc đặc thù.[2] Đế quốc xuất hiện sớm nhất là đế quốc Ghana và được cai trị bởi người Soninke, vốn là một tộc người nói ngôn ngữ Mande.[2] Quốc gia này mở rộng về Tây Phi từ thế kỷ thứ 8 đến năm 1078, khi nó bị chinh phục bởi triều Almoravids.[3]
Thời kỳ đỉnh cao của Đế quốc Mali
Sau đó, đế quốc Mali được thành lập ở phía bắc con sông Niger, và đạt tới đỉnh cao quyền lực của nó vào thế kỷ 14.[3] Trong thời kỳ đế quốc Mali tồn tại, các thành phố cổ đại của DjennéTimbuktu trở thành trung tâm thương mại và học thuật hồi giáo.[3] Đế quốc này sau đó bị sụp đổ do những âm mưu chia rẽ trong nội bộ, và được thay thế bởi đế quốc Songhai.[3] Tộc người Songhai bắt nguồn từ nơi mà hiện nay là miền tây bắc Nigeria. Người Songhai vốn đã tồn tại từ lâu ở Tây Phi và hiện diện như là một thế lực chính chống lại sự cai trị của đế quốc Mali.[3]
Vào cuối thế kỷ 14, người Songhai dần dần giành được độc lập từ đế quốc Mali và sau đó mở rộng ảnh hưởng rồi cuối cùng làm chủ toàn bộ phần phía đông của đế quốc Mali.[3] Tiếp đó đế quốc của người Songhai sụp đổ sau cuộc xâm lược của người Maroc do Judar Pasha chỉ huy vào năm 1591.[3] Sự sụp đổ của đế quốc Songhai đánh dấu sự kết thúc vai trò của khu vực này như là một phần của tuyến đường thương mại.[3] Tuy nhiên sau khi các tuyến đường biển được thiết lập bởi các cường quốc Phương Tây, tuyến đường thương mại xuyên Sahara mất đi tầm quan trọng của nó.[3] Nạn đói tồi tệ nhất được ghi nhận trong khoảng thời gian từ năm 1738 đến năm 1756, đã giết chết khoảng một nửa dân số ở Timbuktu.[4]
Trong thời kỳ thuộc địa, Mali nắm dưới sự cai trị của Pháp bắt đầu từ cuối thế kỷ 19.[3] Đến năm 1905, phần lớn các khu vực của Mali đều do các công ty Pháp quản lý và là một phần của Sudan thuộc Pháp.[3] Vào đầu năm 1959, Mali (sau đó là Cộng hòa Sudan) và Senegal hợp nhất để trở thành Liên bang Mali. Liên bang Mali giành được độc lập từ Pháp vào ngày 20 tháng 6, 1960.[3] Sau đó Senegal rút khỏi liên bang vào tháng 8, 1960, điều này tạo điều kiện cho việc thành lập nhà nước độc lập của Mali vào ngày 22 tháng 9, 1960. Modibo Keïta được bầu làm tổng thống đầu tiên.[3] Ngay lập tức Keïta thiết lập một nhà nước đơn đảng, trên vị thế độc lập theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các mối quan hệ chặt chẽ với phương Đông, và thực hiện quốc hữu hóa để kiểm soát các nguồn tài nguyên của đất nước.[3]
Vào tháng 11, 1968, do nền kinh tế của Mali tiếp tục suy giảm và trì trện, chính phủ của Keïta bị lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu được tiến hành bởi Moussa Traoré.[5] Sau sự kiện này, Mali được điều hành bởi một chính phủ quân sự với Traoré là tổng thống, ông này đã nỗ lực cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên mọi cố gắng của ông đều trở nên vô nghĩa bởi bất ổn chính trị và nạn hạn hán tàn phá trong khoảng thời gian giữa năm 1968 và 1974,[5] vốn đã giết chết hàng ngàn người.[6] Chính phủ Traoré còn phải đối mặt với cuộc bạo động của sinh viên bắt đầu nổ ra vào cuối thập kỷ 1970 và ba nỗ lực đảo chính. Tuy nhiên, Traoré đã dập tắt được mọi sự chống đối cho đến cuối thập kỷ 1980.[5]
Trong thời gian này, chính phủ tiếp tục tiến hành cải cách kinh tế, tuy nhiên sự bất bình trong dân chúng ngày càng gia tăng.[5] Đáp lại những yêu cầu ngày càng tăng phải có một nền dân chủ đa đảng, chính phủ Traoré cho phép một số quyền tự do hạn chế về chính trị, nhưng lại từ chối thiết lập hệ thống dân chủ một cách đầy đủ.[5] Năm 1990, các phong trào chống đối liên tiếp nổi lên, và tình hình càng phức tạp hơn bởi bạo độc sác tộc ở miền bắc theo sau sự trở về của nhiều người Tuareg về Mali.[5]
Phong trào chống đối chính phủ cuối cùng đã dẫn đến cuộc đảo chính vào năm 1991 đi đến thiết lập một chính phủ chuyển tiếp, và một bản hiến pháp mới.[5] Năm 1992, Alpha Oumar Konaré trở thành tổng thống Mali đầu tiên chiến thắng trong một cuộc bầu cử dân chủ, đa đảng. Và trong lần tái bầu cử vào năm 1997, Tổng thống Konaré đã thông qua một loạt các chính sách cải cách kinh tế và chính trị, chiến đấu chống tham nhũng. Năm 2002, ông từ chức và qua một cuộc bầu cử dân chủ, chính phủ Mali được điều hành bởi Amadou Toumani Touré, một tướng về hưu, vốn là người lãnh đạo về mặt quân sự của cuộc đảo chính vào năm 1991.[7] Ngày nay, Mali là một trong những nước có được sự ổn định chính trị và xã hội nhất châu Phi.[8]

Địa lý

Ảnh vệ tinh Mali
Quang cảnh Hombori
Bài chi tiết: Địa lý Mali
Mali là một đất nước nằm hoàn toàn trong lục địa ở Tây Phi, ở phía tây nam của Algérie. Với diện tích là 1.240.000 km2, Mali là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 24 trên thế giới và tương đương với diện tích của Cộng hòa Nam Phia hay Angola. Phần lớn lãnh thổ của Mali nằm ở phần phía nam sa mạc Sahara, vốn chủ yếu được bao phủ bởi một vùng cây savanna Sudan.[9] Địa hình của Mali phần lớn là bằng phẳng, và càng đi lên phía bắc thì được bao phủ chủ yếu bởi cát. Vùng Adrar des Ifoghas nằm ở phía đông bắc.
Mali có nhiều vùng khí hậu như khí hậu nhiệt đới ở miền nam tới khí hậu khô nóng ở miền bắc.[9] Phần lớn diện tích của Mali nhận được lượng mưa không đáng kể; và nạn hạn hán xảy ra thường xuyên.[9] Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 12 là mùa mưa. Trong thời gian này, con sông Niger thường gây ra lũ lụt, đồng thời tạo nên Đồng bằng nội Niger.[9] Maii có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể, với vàng, uranium, phosphate, kaolinit, muối và đá vôi là các tài nguyên đang được khác thác rộng rãi nhất. Mali phải đối mặt với nhiều thử thách về môi trường, bao gồm sự sa mạc hóa, phá rừng, xói mòn đất, và thiếu nguồn cung cấp nước sạch.[9] Mỗi vùng đều có một thống đốc.[10] Vì lý do các vùng của Mali có diện tích rất lớn, toàn bộ nước này được chia thành 49 cercle, bao gồm 288 huyện.[11] Các thị trưởng và thành viên hội đồng thành phố được bầu để điều hành các huyện.[10]
Các vùng và quận của Mali bao gồm:

Chính trị và chính phủ

Tổng thống Mali Amadou Toumani Touré
Bài chi tiết: Chính trị Mali
Mali là một quốc gia dân chủ lập hiến được quy định trong hiến pháp ngày 12 tháng 1, 1992, vốn được bổ sung vào năm 1999.[12] Hiến pháp cũng quy định sự phân chia quyền lực giữa ba ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp của chính phủ.[12] Hệ thống chính phủ Mali được miêu tả như là chế độ "bán tổng thống".[12]
Quyền hành pháp được trao cho tổng thống, vốn được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm bằng phổ thông đầu phiếu và bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ.[12][13] Tổng thống đóng vai trò là Nguyên thủ quốc giaTổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.[12][14] Một Thủ tướng được chỉ định bởi tổng thống như là người đứng đầu chính phủ, và đến lượt người này có trách nhiệm bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng.[12][15] Hội đồng Quốc gia theo cơ chế đơn viện là cơ quan lập pháp duy nhất của Mali, gồm các đại biểu được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm.[16][17] Trong cuộc bầu cử năm 2007, Liên minh vì Dân chủ và Tiến bộ đạt được 113 ghế trong tổng số 160 ghế trong hội đồng.[18] Hội đồng tổ chức hai cuộc họp thường kỳ mỗi năm, trong đó những vấn đề được đưa ra tranh luận và bỏ phiếu thông qua các dự luật được đề cử bởi những thành viên của chính phủ.[16][19] Nền dân chủ ở Mali tiến triển khả quan sau các cuộc bầu cử địa phương vào cuối tháng tư năm 2009, mặc dù các khiếm khuyết quan trọng và các vụ lôi kéo bầu cử vẫn còn tồn tại.
Hiến pháp Mali cung cấp một nền tảng cho một nền tư pháp độc lập,[16][20] nhưng ngành hành pháp vẫn còn có tác động đến ngành tư pháp thông qua việc bổ nhiệm các thẩm phán và giám sát cả hai chức năng tư pháp và thực thi pháp luật.[16] Các tòa án bậc cao của Mali bao gồm Tòa án Tối cao, vốn nắm cả quyền tư pháp và quản lý hành chính, và Tòa án Hiến pháp riêng biệt có trách nhiệm kiểm tra mặt tư pháp của các đạo luật và phục vụ như là cơ quan phân xử trong các tranh chấp bầu cử.[16][21] Các tòa án cấp thấp của Mali vẫn tồn tại, mặc dù các trưởng thôn và trưởng lão trong làng là những người giải quyết phần lớn các tranh chấp ở vùng nông thôn.[16]

Quan hệ đối ngoại và quân sự

Tổng thống Mali Amadou Toumani Touré với Cựu tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush
Chính sách đối ngoại của Mali dần dần trở nên thực dụng và thân phương Tây theo thời gian.[22] Kể từ khi việc thành lập thể chế dân chủ chính phủ vào năm 2002, các mối quan hệ của Mali với phương Tây nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng đã được cải thiện đáng kể.[22] Mali có mối quan hệ không bền vững và lâu dài với Pháp, nước đã từng thống trị Mali trước đây.[22] Mali là một thành viên tích cực của các tổ chức trong khu vực như Liên minh châu Phi,[22] tham gia kiểm soát và giải quyết các xung đột trong vùng, như tại Côte d’Ivoire, Liberia, và Sierra Leone, là một trong những thành tựu chính của chính sách đối ngoại của Mali.[22] Tuy nhiên Mali lại bị cảm thấy đe dọa bởi những xung đột thường xuyên ở các nước láng giềng, và các mối quan hệ với nước này luôn trong tình trạng bấp bênh.[22] Sự mất an ninh chung dọc biên giới ở phía bắc, bao gồm các vụ cướp bóckhủng bố, vẫn còn là các vấn đề đáng lo ngại trong khu vực.[22]
Quân đội Mali bao gồm lực lượng bộ binh và không quân,[23] cũng như lực lượng bán quân sự là Hiến binh và Vệ binh Cộng hòa, tất cả đều nằm dưới quyền cua Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh Mali, đứng đầu là một viên chức dân sự.[24] Lực lượng quân đội của nước này chỉ được trả lương thấp, trang bị kém, và cần cơ cấu hợp lý.[24] Tổ chức của quân đội đã bị xáo trộn khi lực lượng không chính quy của người Tuareg được sát nhập với lực lượng chính quy của quân đội sau một thỏa thuận giữa chính phủ và quân nổi dậy Tuareg vào năm 1992.[24] Nói chung quân đội giữ một vai trò thấp kể từ khi sự chuyển giao nền dân chủ diễn ra vào năm 1992. Tổng thống đương nhiệm, Amadou Toumani Touré, là một cựu tướng lĩnh và đã giành được sự ủng hộ rộng rãi từ quân đội.[24] Trong báo cáo nhân quyền hằng năm trong năm 2003, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh giá cao sự kiểm soát dân sự của lực lượng an ninh là tương đối hiệu quả như lưu ý rằng một vài "biện pháp mà lực lượng an ninh thực thi lại độc lập với chính sách của chính quyền."[24]

Kinh tế

Quang cảnh chợ tại Kati
Bài chi tiết: Kinh tế Mali
Mali là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.[25] Lương trung bình hằng năm của công nhân xấp xỉ khoảng 1.500 đô la.[26] Trong khoảng thời gian giữa năm 1992 và 1995, Mali triển khai một chương trình điều chỉnh nền kinh tế mà kết quả của nó là giúp tăng trưởng kinh tế và giảm mất cân bằng ngân sách. Chương trình cũng đã nâng cao điều kiện xã hội và kinh tế, đồng thời giúp Mali gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 31 tháng 5, 1995.[27] Nhờ đó, tổng sản phẩm quốc gia (GDP) bắt đầu tăng. Năm 2002, tổng lượng GDP là 3,4 tỉ đô la,[28] và tăng đến 5,8 tỉ đô la vào năm 2005,[26], trong khoảng thời gian này mức tăng trưởng GDP đạt 17,6%.
Ngành kinh tế chủ chốt của Mali là trồng cây công nghiệp. Bông là cây trồng xuất khẩu lớn nhất của nước này và được xuất về hướng tây thông qua Senegal và Bờ Biển Ngà.[29][30] Trong năm 2002, sản lượng bông ở Mali đạt 620.000 tấn nhưng giá bông lại bị sụp giảm đáng kể trong năm 2003.[29][30] Ngoài bông, Mali còn sản xuất gạo, , bắp, rau quả, thuốc lá, và các loại cây trồng khác. Vàng, chăn nuôi và nông nghiệp chiếm khoảng 80% hàng hóa xuất khẩu của Mali.[26] 80$ công nhân Mali làm trong ngành nông nghiệp và 15% làm việc trong khu vực dịch vụ.[30] Tuy nhiên, sự biến đổi thời tiết theo mùa dẫn đến sự thất nghiệp tạm thời một cách thường xuyên của các công nhân nông nghiệp.[31] Các động vật được chăn nuôi ở Mali bao gồm hàng triệu gia súc, cừu và dê. Khoảng 40% đàn gia súc của Mali bị mất trong nạn hạn hán Sahel vào năm 1972-74.[32]
Một nông dân đang thu hoạch cỏ khô
Năm 1991, với sự giúp đỡ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Mali có thể thực thi các luật khác thác mới giúp tăng cường các nguồn đầu tư và đổi mới ngành công nghiệp khai khoáng.[33] Vàng được khai thác ở miền nam Mali, nơi có trữ lượng lớn thứ ba châu Phi (sau Nam Phi và Ghana).[29] Sự xuất hiện của vàng như là hàng hóa xuất khẩu chính của Mali từ năm 1999 đã giúp làm giảm nhẹ tác động tiêu cực của khủng hoảng bông ở Bờ Biển Ngà.[34] Các nguồn tài nguyên khác của Mali bao gồm kaolinit, muối, phosphate, và đá vôi.[26]
Các công ty điện và nước của Mali là Energie du Mali, hay EDM, các công ty dệt là Textile du Mali, hay ITEMA.[26] Mali có tỉ lệ sử dụng thủy điện tương đối hiệu quả, vốn chiếm hơn một nửa sản lượng điện của nước này. Năm 2002, 700 GWh thủy điện được tạo ra ở Mali.[30]
Chính phủ Mali cũng thi hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài, bao gồm thương mại và tư nhân hóa. Mali bắt đầu trải qua sự cải cách kinh tế vào năm 1988 với các thỏa thuận với Ngân hàng Thế giớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế.[26] Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 1996, chính phủ Mali chủ yếu thực hiện cải cách các doanh nghiệp công. Trong cuộc cải cách, 16 doanh nghiệp đã được tư nhân hóa. 12 doanh nghiệp được tư nhân hóa một phần và 12 doanh nghiệp bị giải thể.[26] Năm 2005, chính phủ Mali nhượng lại công ty đường sắt cho Tập đoàn Savage.[26] Hai công ty lớn khác của nước này, Societé de Telecommunications du Mali (SOTELMA) và Cotton Ginning Company (CMDT), dự kiến sẽ được tư nhân hóa vào năm 2008.[26]
Mali là thành viên của Tổ chức vì Sự hài hòa Luật thương mại châu Phi (OHADA).[35]

Nhân khẩu

Một bé gái người Bozo ở Bamako
Bài chi tiết: Nhân khẩu Mali
Vào tháng 7,2009, dân số của Mali được ước tính là khoảng 13 triệu người, với tỉ lệ tăng hằng năm là 2.7%.[25] Phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn (68% năm 2002), và đến 10% người dân Mali sống du mục.[36] Hơn 90% dân số sống ở miền nam của đất nước, đặc biệt là ở Bamako, nơi cư trú của hơn 1 triệu người.[36]
Năm 2007, khoảng 48% dân số Mali dưới 15 tuổi, 49% dân số nằm trong khoảng 15–64 tuổi, và 3% còn lại nằm trong độ tuổi 65 hay già hơn.[25] Tuổi trung bình của Mali là 15,9 năm.[25] Tỉ lệ sinh vào năm 2007 là 49,6 trẻ mỗi 1.000d dân, và the tỉ lệ thụ thai cộng dồn là 7,4 mỗi phụ nữ.[25] Tỉ lệ tử vong năm 2007 là 16,5 mỗi 1.000 người.[25] Kỳ vọng sống khi sanh của một đứa trẻ là 49,5 năm (47,6 đối với nam và 51,5 đối với nữ).[25] Mali là một trong những nước có tỉ lệ tử vong sơ sinh cao nhất thế giới,[36] với 106 trẻ mất mỗi 1.000 ca sinh trong năm 2007.[25]
Dân số Mali bao gồm một số nhóm sắc tộc ở khu vực cận Sahara, phần lớn các nhóm này có đặc điểm tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử.[36] Người Bambara là nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân chiếm 36.5% dân số.[36] Gộp chung lại, các nhóm người Bambara, Soninké, Khassonké, và Malinké, là các dân tộc khác nhau của người Mandé, chiếm 50% dân số Mali.[25] Các nhóm người quan trọng khác là Peul (17%), Voltaic (12%), Songhai (6%), người TuaregMoor (10%).[25] Trong quá trình lịch sử, các nhóm sắc tộc ở Mali có mối quan hệ hòa hợp; tuy nhiêm vẫn còn các quan hệ nô dịch vẫn còn được truyền lại giữa các dân tộc,[37] như mối quan hệ căng thẳng giữa người SonghaiTuareg.[36] Trong 40 năm qua, nạn hạn hán đã buộc nhiều người Tuareg phải từ bỏ lối sống du mục của mình.[38]
Ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở Mali là tiếng Pháp, nhưng hơn 40 ngôn ngữ châu Phi cũng được các nhóm sắc tộc khác nhau sử dụng.[36] Khoảng 80% dân số Mali có thể giao tiếp bằng tiếng Bambara, vốn là ngôn ngữ chung của nhiều nhóm sắc tộc và được dùng chủ yếu trong giao tiếp.[36]

Tôn giáo

Bài chi tiết: Tôn giáo ở Mali
Tôn giáo ở Mali[39]
tôn giáo

phần trăm
Hồi giáo
  
90%
Kitô giáo
  
5%
Bản địa
  
5%
Ước tính có khoảng 90% dân số Mali theo đạo Hồi (phần lớn là hệ phái Sunni), khoảng 5% là theo Kitô giáo (khoảng hai phần ba theo Giáo hội Công giáo Rôma và một phần ba là theo Tin Lành) và 5% còn lại theo các tín ngưỡng vật linh truyền thống bản địa.[39] Một số ít người Mali theo thuyết vô thầnthuyết bất khả tri, phần lớn họ thực hiện những nghi lễ tôn giáo cơ bản hằng ngày.[40] Các phong tục Hồi giáo ở Mali có mức độ vừa phải, khoan dung, và đã thay đổi theo các điều kiện của địa phương; các mối quan hệ giữa người Hồi giáo và các cộng đồng tôn giáo nhỏ khác nói chung là thân thiện.[40] Hiến pháp của Mali đã quy định một thể chế nhà nước thế tục và ủng hộ quyền tự do tôn giáo, và chính phủ Mali phải đảm bảo quyền này.[40]

Y tế và giáo dục

Bài chi tiết: Y tế MaliGiáo dục Mali
Mali phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe liên quan tới nghèo, suy dinh dưỡng, và vệ sinh.[40] Các chỉ số sức khỏe và phát triển của Mali thuộc vào hàng thấp nhất trên thế giới.[40] Trong năm 2000, ước tính chỉ có 62–65 phần trăm dân số có thể tiếp cận được với nguồn nước an toàn và chỉ 69 phần trăm dân số được tiếp cận một số loại hình dịch vụ vệ sinh.[40] Năm 2001, chi tiêu của chính phủ về y tế nói chung vào khoảng 4 đô la trung bình mỗi người dân.[41] Các cơ sở y tế ở Mali rất hạn chế, và luôn ở trong tình trạng thiếu thuốc sử dụng.[41] Sốt rét và các bệnh do động vật chân khớp đang lan tràn nhiều vùng ở Mali, cùng với các bệnh nhiễm khuẩn như tảlao.[41] Dân số Mali cũng có một tỉ lệ cao trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ tiên chủng thấp.[41] Ước tính khoảng 1,9 phần trăm dân số Mali bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV/AIDS và nằm trong số những nước có tỉ lệ bệnh này thấp nhất ở khu vực Châu Phi cận Sahra.[41]
Lớp học phổ thông tại Kati, Mali
Giáo dục công của Mali theo nguyên tắc miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em từ 7 tuổi đến 16 tuổi.[40] Hệ thống giáo dục bao gồm sáu năm tiểu học bắt đầu lúc trẻ em bảy tuổi, sau đó là sáu năm trung học.[40] Tuy nhiên, tỉ lệ đến trường của trẻ em Mali lại thật sự thấp, phần lớn là vì lý do ngân sách của các gia đình không thể trang trải chi phí đồng phục, sách, dụng cụ, và các lệ phí khác để được đến trường.[40] Trong năm học 2000–01, tỉ lệ đến trường của trẻ em học tiểu học là 61% (71% trẻ em trai và 51% đối với trẻ em gái); trong cuối thập niên 1990, tỉ lệ nhập học ở bậc trung học là 15% (20% trẻ em trai và 10% đối với trẻ em gái).[40] Hệ thống giáo dục còn thiếu hoàn chỉnh ở nông thôn do thiếu trường học, đi cùng với việc thiếu giáo viên và sách vở, dụng cụ.[40] Ước tính tỉ lệ biết chữ ở Mali dao động trong khoảng 27–30% đến 46.4% dân số, với tỉ lệ phụ nữ biết chữ đặc biệt thấp hơn đàn ông.[40]

Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Mali
Đôi song ca Mali Amadou et Mariam nổi tiếng trên trường quốc tế nhờ phong cách kết hợp âm nhạc Mali và ảnh hưởng của các trào lưu thế giới
Âm nhạc truyền thống của Mali bắt nguồn từ các griot, được biết đến như là những "Người lưu giữ kỷ niệm".[42] Âm nhạc Mali phong phú và có nhiều thể loại khác nhau. Một số nghệ sĩ nổi tiếng của Mali là bậc thầy kora Toumani Diabaté, tay guitar Ali Farka Touré, băng nhạc Tinariwen người Tuareg, và vài nghệ sĩ nhạc pop châu Phi như Salif Keita, cặp đôi Amadou et Mariam, Oumou Sangare, và Habib Koité.
Mặc dù văn học của Mali kém nổi tiếng hơn nền âm nhạc của chính quốc gia này,[43] Mali vẫn luôn là một trong những trung tâm văn hóa tri thức sống động nhất châu Phi.[44] Nền văn học truyền thống của Mali được tiếp thủ chủ yếu bằng truyền miệng, với những bài hát hay câu chuyện có tên là jalis được học thuộc lòng qua nhiều thế hệ.[44][45] Amadou Hampâté Bâ, nhà sử học nổi tiếng của Mali, đã dành phần lớn thời gian cuộc đời của ông để ghi chép lại những nét văn hóa truyển miệng này nhằm ghi nhận bản sắc văn hóa của Mali vào văn hóa chung của thế giới.[45] Nhà văn viết tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Mali là Yambo Ouologuem với tác phẩm Le devoir de violence đã giành được giải thưởng Prix Renaudot năm 1968 nhưng di sản của ông lại bị tổn hại bởi những cáo buộc đạo văn.[44][45] Các nhà văn nổi tiếng khác của Mali bao gồm Baba Traoré, Modibo Sounkalo Keita, Massa Makan Diabaté, Moussa Konaté, và Fily Dabo Sissoko.[44][45]
Các sinh hoạt văn hóa hằng ngày khác biệt của người Mali phản ánh tính đa dạng về sắc tộc và địa lý của đất nước.[46] Phần lớn người Mali mặc một loại áo dài có tên là boubous, một trang phục truyền thống của vùng Tây Phi. Người Mali thường xuyên tham gia các lễ hội truyền thống, khiêu vũ và nghi lễ.[46] Gạo là nguyên liệu chủ yếu của ẩm thực Mali, vốn chủ yếu được làm từ các sản phẩm ngũ cốc.[47][48] Ngũ cốc được ăn cùng với nước sốt làm từ lá của cây bina hay bao báp có thêm cà chua, hay nước sốt đậu phộng, và có thể đi kèm với thịt nướng (điển hình là , cừu, , hay ).[47][48] Ẩm thực của Mali thay đổi theo từng vùng.[47][48]

Thể thao

Trẻ em Mali đang chơi đá bóng tại làng Dogon.
Môn thể thao phổ biến nhất ở Malibóng đá,[49][50] vốn được chú ý hơn khi Mali là chủ nhà của Cúp bóng đá châu Phi 2002.[49][51] Hầu hết các thành phố đều có các đội bóng địa phương;[51] các đội bóng nổi tiếng ở tầm quốc gia là Djoliba AC, Stade Malien, và Real Bamako, tất cả đều ở thủ đô.[50] Trẻ em thường dùng các mảnh vải rách được bó thành quả bóng để chơi.[50] Quốc gia này cũng là nơi sản sinh nhiều cầu thủ xuất sắc có mặt trong đội hình tuyển Pháp như Salif KeitaJean Tigana. Frédéric "Fredi" Kanouté, đạt danh hiệu Cầu thủ bóng đá châu Phi của năm 2007, hiện đang chơi cho câu lạc bộ Sevilla FC tại giải La Liga của Tây Ban Nha. Những cầu thủ khác cũng thi đấu tại Tây Ban Nha là Mahamadou Diarra, hiện đang là đội trưởng bóng đá Mali, đang chơi cho Real MadridSeydou Keita chơi cho FC Barcelona. Các cầu thủ khác hiện tại cũng đang thi đấu tại các giải bóng đá châu Âu như Mamady Sidibe (Stoke City), Mohammed Sissoko (Juventus), Sammy Traore (Paris Saint-Germain), Adama Coulibaly (AJ Auxerre), Kalifa CisseJimmy Kebe (Reading F.C.), và Dramane Traoré (Lokomotiv Moscow).[49][50] Bóng rổ cũng là một môn thể thao chính ở Mali;[50][52] Đội tuyển bóng rổ quốc gia nữ Mali, do Hamchetou Maiga làm thủ lĩnh, đã tranh tài tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008.[53] Vật truyền thống (la lutte) là môn thể thao tương đối phổ biến, mặc dù đã suy giảm trong những năm gần đây.[51] Trò chơi oware, một biến thể của môn mancala được chơi trong những lúc nhàn rỗi.[50]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Human Development Indices, Table 3: Human and income poverty, p. 35. Truy cập 1 tháng 6 năm 2009
  2. ^ a ă â Mali country profile, p. 1.
  3. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l Mali country profile, p. 2.
  4. ^ Len Milich: Anthropogenic Desertification vs ‘Natural’ Climate Trends
  5. ^ a ă â b c d đ Mali country profile, p. 3.
  6. ^ "Mali's nomads face famine". BBC News. 9 tháng 8, 2005.
  7. ^ Mali country profile, p. 4.
  8. ^ USAID Africa: Mali. USAID. Last truy cập: 15 tháng 5, 2008. Truy cập: 3 tháng 6, 2008.
  9. ^ a ă â b c Mali country profile, p. 5.
  10. ^ a ă DiPiazza, p. 37.
  11. ^ Imperato, Gavin (2006). “From Here to Timbuctoo: A story of discovery in West Africa”. Haverford. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  12. ^ a ă â b c d Mali country profile, p. 14.
  13. ^ Constitution of Mali, Art. 30.
  14. ^ Constitution of Mali, Art. 29 & 46.
  15. ^ Constitution of Mali, Art. 38.
  16. ^ a ă â b c d Mali country profile, p. 15.
  17. ^ Constitution of Mali, Art. 59 & 61.
  18. ^ (tiếng Pháp) Koné, Denis. Mali: "Résultats définitifs des Législatives". Les Echos (Bamako) (13 tháng 8, 2007). Truy cập 24 tháng 6, 2008.
  19. ^ Constitution of Mali, Art. 65.
  20. ^ Constitution of Mali, Art. 81.
  21. ^ Constitution of Mali, Art. 83-94.
  22. ^ a ă â b c d đ Mali country profile, p. 17.
  23. ^ CIA - The World Factbook - Mali
  24. ^ a ă â b c Mali country profile, p. 18.
  25. ^ a ă â b c d đ e ê g Central Intelligence Agency (2009). “Mali”. The World Factbook. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  26. ^ a ă â b c d đ e ê “Mali”. U.S. State Department. May năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  27. ^ “Mali”. U.S. State Department. Tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  28. ^ Mali country profile, p. 9.
  29. ^ a ă â Hale, Briony (13 tháng 5 năm 1998). “Mali's Golden Hope”. BBC News (BBC). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  30. ^ a ă â b Cavendish, p. 1367.
  31. ^ May, p. 291.
  32. ^ "Mali". U.S. Department of State.
  33. ^ Campbell, p. 43.
  34. ^ African Development Bank, p. 186.
  35. ^ OHADA.com: The business law portal in Africa, truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2009
  36. ^ a ă â b c d đ e Mali country profile, p. 6.
  37. ^ "Kayaking to Timbuktu, Writer Sees Slave Trade". National Geographic News. 5 tháng 12, 2002.
  38. ^ "Drought Forces Desert Nomads to Settle Down". NPR: National Public Radio. 2 tháng 7, 2007.
  39. ^ a ă International Religious Freedom Report 2008: Mali
  40. ^ a ă â b c d đ e ê g h i http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/Mali.pdf, p. 7.
  41. ^ a ă â b c http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/Mali.pdf Mali country profile, p. 8.
  42. ^ Michelle Crabill and Bruce Tiso. Mali Resource Website. Fairfax County Public Schools. tháng 1 năm 2003. Truy cập 4 tháng 6, 2008.
  43. ^ Velton, p. 29.
  44. ^ a ă â b Milet & Manaud, p. 128.
  45. ^ a ă â b Velton, p. 28.
  46. ^ a ă Pye-Smith & Drisdelle, p. 13.
  47. ^ a ă â Velton, p. 30.
  48. ^ a ă â Milet & Manaud, p. 146.
  49. ^ a ă â Milet & Manaud, p. 151.
  50. ^ a ă â b c d DiPiazza, p. 55.
  51. ^ a ă â Hudgens et al., p. 320.
  52. ^ "Malian Men Basketball". Africabasket.com. Truy cập 3 tháng 6, 2008.
  53. ^ Chitunda, Julio. "Ruiz looks to strengthen Mali roster ahead of Beijing". FIBA.com (13 tháng 3, 2008). Truy cập 24 tháng 6, 2008.

Tham khảo

  • African Development Bank (2001). African Economic Outlook. OECD Publishing. ISBN 9264197044.
  • Campbell, Bonnie (2004). Regulating Mining in Africa: For Whose Benefit?. Uppsala, Sweden: Nordic African Institute. ISBN 978-0761475712.
  • Cavendish, Marshall (2007). World and Its Peoples: Middle East, Western Asia, and Northern Africa. Tarrytown, New York: Marshall Cavendish. ISBN 978-0761475712.
  • Constitution of Mali. (tiếng Pháp) A student-translated English version is also available.
  • DiPiazza, Francesca Davis (2006). Mali in Pictures. Minneapolis, Minnesota: Learner Publishing Group. ISBN 978-0822565918.
  • Hudgens, Jim, Richard Trillo, and Nathalie Calonnec. The Rough Guide to West Africa. Rough Guides (2003). ISBN 1-84353-118-6.
  • Mali country profile. Library of Congress Federal Research Division (tháng 1 năm 2005). This article incorporates text from this source, which is in the public domain.
  • Martin, Phillip L. (2006). Managing Migration: The Promise of Cooperation. Lanham, Maryland: Lexington Books. ISBN 978-0739113417.
  • May, Jacques Meyer (1968). The Ecology of Malnutrition in the French Speaking Countries of West Africa and Madagascar. New York, New York: Macmillan Publishing Company. ISBN 978-0028489605.
  • Mwakikagile, Godfrey. Military Coups in West Africa Since The Sixties, Huntington, New York: Nova Science Publishers, 2001.
  • Milet, Eric & Jean-Luc Manaud. Mali. Editions Olizane (2007). ISBN 2-88086-351-1. (tiếng Pháp)
  • Pye-Smith, Charlie & Rhéal Drisdelle. Mali: A Prospect of Peace? Oxfam (1997). ISBN 0-85598-334-5.
  • Velton, Ross. Mali. Bradt Travel Guides (2004). ISBN 1-84162-077-7.

Liên kết ngoài

Thông tin chung
Du lịch

Abraham Lincoln

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Abraham Lincoln
Abraham Lincoln November 1863.jpg
Abraham Lincoln năm 1863 (54 tuổi)
Chức vụ
Nhiệm kỳ 4 tháng 3, 1861 – 15 tháng 4, 1865
Tiền nhiệm James Buchanan
Kế nhiệm Andrew Johnson
Phó Tổng thống Hannibal Hamlin
Andrew Johnson
Nhiệm kỳ 4 tháng 3, 1847 – 3 tháng 3, 1849
Tiền nhiệm John Henry
Kế nhiệm Thomas Harris
Thông tin chung
Đảng phái Cộng hòa (1854–1865)
Liên hiệp Quốc gia (1864–1865)
Sinh 12 tháng 2, 1809
Hodgenville, Kentucky, Hoa Kỳ
Mất 15 tháng 4, 1865 (56 tuổi)
Washington, D.C., Hoa Kỳ.
Học vấn tự học
Nghề nghiệp Luật sư, Chính trị gia
Tôn giáo Xem Abraham Lincoln và tôn giáo
Vợ Mary Todd
Con cái Robert
Edward
William
Tad
Chữ ký Abraham Lincoln 1862 signature.svg
Abraham Lincoln /ˈbrəhæm ˈlɪŋkən/ (12 tháng 2, 1809 – 15 tháng 4, 1865), còn được biết đến với tên Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, Người giải phóng vĩ đại, là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở vùng biên thùy phía Tây, kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học. Ông trở thành luật sư nông thôn, nghị viên Viện Lập pháp tiểu bang Illinois, nghị sĩ một nhiệm kỳ ở Viện Dân biểu Hoa Kỳ, rồi trải qua hai lần thất bại trong nỗ lực giành một ghế tại Thượng viện.
Bày tỏ lập trường chống đối chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ qua những bài diễn văn và các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử,[1] Lincoln nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống năm 1860. Sau khi các tiểu bang chủ trương nô lệ ở miền Nam tuyên bố rút khỏi Liên bang Hoa Kỳ, chiến tranh bùng nổ ngày 12 tháng 4, 1861, Lincoln tập trung nỗ lực vào hai phương diện quân sự và chính trị nhằm tái thống nhất đất nước. Ông mạnh dạn hành xử quyền lực trong thời chiến chưa từng có, trong đó có việc bắt giữ và cầm tù không qua xét xử hàng chục ngàn người bị nghi là những kẻ ly khai. Ông ngăn cản Anh Quốc công nhận Liên minh bằng những hành xử khôn ngoan trong sự kiện Trent liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Hoa Kỳ xảy ra cuối năm 1861. Năm 1861, Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.
Lincoln luôn theo sát diễn biến cuộc chiến, nhất là trong việc tuyển chọn các tướng lĩnh, trong đó có tướng Ulysses S. Grant. Các sử gia đã kết luận rằng Lincoln rất khéo léo giải quyết các chia rẽ trong Đảng Cộng Hòa, ông mời lãnh đạo các nhóm khác nhau trong đảng tham gia nội các và buộc họ phải hợp tác với nhau. Dưới quyền lãnh đạo của ông, Liên bang mở một cuộc phong tỏa hải quân cắt đứt mọi giao thương đến miền Nam, nắm quyền kiểm soát biên giới ngay từ lúc cuộc chiến mới bùng nổ, sử dụng chiến thuyền kiểm soát lưu thông trên hệ thống sông ngòi miền Nam, và nhiều lần cố chiếm thủ đô Liên minh tại Richmond. Mỗi khi có một tướng lĩnh thất trận, ông liền bổ nhiệm một tướng lĩnh khác thay thế cho đến lúc Tướng Grant đạt đến chiến thắng sau cùng năm 1865. Là một chính trị gia sắc sảo từng can thiệp sâu vào các vấn đề quyền lực tại mỗi tiểu bang, ông tạo lập mối quan hệ tốt với nhóm đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc nội chiến, và tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1864.
Là lãnh tụ nhóm ôn hòa trong đảng Cộng hòa, Lincoln bị "công kích từ mọi phía": Đảng viên Cộng hòa cấp tiến đòi hỏi những biện pháp cứng rắn hơn đối với miền Nam, nhóm Dân chủ ủng hộ chiến tranh thì muốn thỏa hiệp, đảng viên Dân chủ chống chiến tranh khinh miệt ông, trong khi những người ly khai cực đoan tìm cách ám sát ông.[2] Trên mặt trận chính trị, Lincoln tự tin đánh trả bằng cách khiến các đối thủ của ông đối đầu với nhau, cùng lúc ông sử dụng tài hùng biện để thuyết phục dân chúng.[3] Diễn văn Gettysburg năm 1863 là bài diễn từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.[4] Đó là bản tuyên ngôn tiêu biểu của tinh thần Mỹ hiến mình cho các nguyên lý cao cả của tinh thần dân tộc, quyền bình đẳng, tự do, và dân chủ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Lincoln chủ trương một quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung trong một bối cảnh phân hóa đầy cay đắng với hệ quả kéo dài. Tuy nhiên, chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert E. Lee của Liên minh miền Nam tuyên bố đầu hàng, Lincoln bị ám sát bởi một diễn viên và là người ủng hộ Liên minh, John Wilkes Booth, tại Hí viện Ford khi ông đang xem vở kịch ‘’Our American Cousin’’. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ bị ám sát. Lincoln liên tục được cả giới học giả và công chúng xếp vào danh sách ba vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.[5][6]

Gia cảnh và tuổi thơ

Thiếu thời

A statue of young Lincoln sitting on a stump, holding a book open on his lap
Tượng Lincoln tại Công viên Senn, Chicago
Abraham Lincoln chào đời ngày 12 tháng 2, 1809 (cùng ngày sinh với Charles Darwin), là con thứ hai của Thomas Lincoln và Nancy Lincoln (nhũ danh Hanks), trong một căn nhà gỗ một phòng ở Nông trại Sinking Spring thuộc Hạt Hardin, Kentucky rộng 348 acre (1.4 km²) ở phía đông nam Quận Hardin, Kentucky, khi ấy còn bị coi là biên giới (nay là một phần của Quận LaRue, ở Nolin Creek, cách Hodgenville 3 dặm (5 km).[7] Cậu được đặt theo tên của ông nội, người đã dời gia đình từ Virginia đến Hạt Jefferson, Kentucky,[8][9] tại đó ông bị thiệt mạng trong một trận phục kích của người da đỏ năm 1786 trước sự chứng kiến của các con, trong đó có thân phụ của Lincoln, Thomas.[9] Sau đó, Thomas một mình tìm đường đến khu biên thùy.[10] Mẹ của Lincoln, Nancy, là con gái của Lucy Hanks, sinh tại một địa điểm nay là Hạt Mineral, West Virginia, khi ấy thuộc bang Virginia. Lucy đem Nancy đến Kentucky. Nancy Hanks kết hôn với Thomas, lúc ấy Thomas đã là một công dân khả kính trong cộng đồng. Gia đình gia nhập một nhà thờ Baptist chủ trương tuân thủ nghiêm nhặt các chuẩn mực đạo đức, chống đối việc uống rượu, khiêu vũ, và chế độ nô lệ.[11]
Cha mẹ Lincoln là những nông dân thất học và mù chữ. Khi Lincoln đã trở nên nổi tiếng, những nhà báo và những người viết truyện đã thổi phồng sự nghèo khổ và tối tăm của ông khi ra đời. Tuy nhiên, Thomas Lincoln là một công dân khá có ảnh hưởng ở vùng nông thôn Kentucky. Ông đã mua lại Trang trại Sinking Spring vào tháng 12 năm 1808 với giá $200 tiền mặt và một khoản nợ. Trang trại này hiện được bảo tồn như một phần của Địa điểm di tích lịch sử quốc gia nơi sinh Abraham Lincoln. Thomas được chọn vào bồi thẩm đoàn, và được mời thẩm định giá trị các điền trang. Vào thời điểm con trai của ông Abraham chào đời, Thomas sở hữu hai nông trang rộng 600 mẫu Anh (240 ha), vài khu đất trong thị trấn, bầy gia súc và ngựa. Ông ở trong số những người giàu có nhất trong hạt.[8][12] Tuy nhiên, đến năm Thomas bị mất hết đất đai trong một vụ án vì sai sót trong việc thiết lập chủ quyền điền thổ.
Ba năm sau khi mua trang trại, một người chủ đất trước đó đưa hồ sơ ra trước Toà án Hardin Circuit buộc gia đình Lincoln phải chuyển đi. Thomas theo đuổi vụ kiện cho tới khi ông bị xử thua năm 1815. Những chi phí kiện tụng khiến gia cảnh càng khó khăn thêm. Năm 1811, họ thuê được 30 acres (0.1 km²) trong trang trại Knob Creek rộng 230 acre (0.9 km²) cách đó vài dặm, nơi họ sẽ chuyển tới sống sau này. Nằm trong lưu vực Sông Rolling Fork, đó là một trong những nơi có đất canh tác tốt nhất vùng. Khi ấy, cha Lincoln là một thành viên được kính trọng trong cộng đồng và là một nông dân cũng như thợ mộc tài giỏi. Hồi ức sớm nhất của Lincoln bắt đầu có ở trang trại này. Năm 1815, một nguyên đơn khác tìm cách buộc gia đình Lincoln phải rời trang trại Knob Creek. Nản chí trước sự kiện tụng cũng như không được các toà án ở Kentucky bảo vệ, Thomas quyết định đi tới Indiana, nơi đã được chính phủ liên bang khảo sát, nên quyền sở hữu đất đai cũng được bảo đảm hơn. Có lẽ những giai đoạn tuổi thơ ấy đã thúc đẩy Abraham theo học trắc địa và trở thành một luật sư.
Gia đình băng qua sông Ohio để dời đến một lãnh thổ không có nô lệ và bắt đầu cuộc sống mới ở Hạt Perry, Indiana. Tại đây, năm 1818 khi Lincoln lên chín, mẹ cậu qua đời.[13] Sarah, chị của Lincoln, chăm sóc cậu cho đến khi ông bố tái hôn năm 1898; về sau Sarah chết ở lứa tuổi 20 trong lúc sinh nở.[14]
Hãy quyết tâm sống chân thật trong mọi sự; nếu bạn thấy mình không thể trở thành một luật sư trung thực, thì hãy cố sống trung thực mà không cần phải làm luật sư.
Abraham Lincoln[15]
Vợ mới của Thomas Lincoln, Sarah Bush Johnston, nguyên là một góa phụ, mẹ của ba con. Lincoln rất gần gũi với mẹ kế, gọi bà là "Mẹ".[16] Khi còn bé, Lincoln không thích nếp sống lao động cực nhọc ở vùng biên thùy, thường bị người nhà và láng giềng xem là lười biếng.[17][18] Nhưng khi đến tuổi thiếu niên, cậu tình nguyện đảm trách tất cả việc nhà, trở thành một người sử dụng rìu thành thục khi xây dựng hàng rào. Cậu cũng được biết tiếng nhờ sức mạnh cơ bắp và tính gan lì sau một trận đấu vật quyết liệt với thủ lĩnh một nhóm côn đồ gọi là "the Clary's Grove boys".[19] Cậu cũng tuân giữ tập tục giao hết cho cha toàn bộ lợi tức cậu kiếm được cho đến tuổi 21.[13] Giáo dục tiểu học cậu bé Lincoln tiếp nhận chỉ tương đương một năm học do các giáo viên lưu động giảng dạy, hầu hết là do cậu tự học và tích cực đọc sách.[20] Trên thực tế Linoln là người tự học, đọc mọi cuốn sách có thể mượn được. Cậu thông thạo Kinh Thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh, lịch sử Mỹ, và học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Lincoln không thích câu cá và săn bắn vì không muốn giết hại bất cứ một con vật nào kể cả để làm thực phẩm dù cậu rất cao và khoẻ, cậu dành nhiều thời gian đọc sách tới nỗi những người hàng xóm cho rằng cậu cố tình làm vậy để tránh phải làm việc chân tay nặng nhọc.
Năm 1830, để tránh căn bệnh nhiễm độc sữa mới vừa bùng nổ dọc theo sông Ohio, gia đình Lincoln di chuyển về hướng tây và định cư trên khu đất công ở Hạt Macon, Illinois, một tiểu bang không có nô lệ.[21] Năm 1831, Thomas đem gia đình đến Hạt Coles, Illinois. Lúc ấy, là một thanh niên đầy khát vọng ở tuổi 22, Lincoln quyết định rời bỏ gia đình để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Cậu đi xuồng xuôi dòng Sangamon đến làng New Salem thuộc Hạt Sangamon.[22] Mùa xuân năm 1831, sau khi thuê mướn Lincoln, Denton Offutt, một thương nhân ở New Salem, cùng một nhóm bạn, vận chuyển hàng hóa bằng xà lan từ New Salem theo sông Sangamon và Mississippi đến New Orleans. Tại đây, lần đầu tiên chứng kiến tận mắt tệ nạn nô lệ, Lincoln đi bộ trở về nhà.[23]
Trong một tự truyện, Lincoln miêu tả mình trong giai đoạn này - ở lứa tuổi 20, rời bỏ vùng rừng núi hẻo lánh để tìm đường tiến vào thế giới – như là "một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi".[24]

Hôn nhân và con cái

A seated Lincoln holding a book as his young son looks at it
Tổng thống Lincoln cùng cậu con út, Tad, năm 1864
Black and white photo of Mary Todd Lincoln's shoulders and head
Mary Todd Lincoln lúc 28 tuổi
Năm 1840, Lincoln đính hôn với Mary Todd, con gái của một gia đình giàu có sở hữu nô lệ ở Lexington, Kentucky.[25] Họ gặp nhau lần đầu ở Springfield, Illinois vào tháng 12 năm 1839,[26] rồi đính hôn vào tháng 12 năm sau.[27] Hôn lễ được sắp đặt vào ngày 1 tháng 1, 1841, nhưng bị Lincoln đề nghị hủy bỏ.[26][28] Sau này họ lại gặp nhau và kết hôn ngày 4 tháng 11, 1842, hôn lễ tổ chức tại ngôi biệt thự của người chị của Mary ở Springfield.[29] Ngay cả khi đang chuẩn bị cho hôn lễ, Lincoln vẫn cảm thấy lưỡng lự. Khi được hỏi cuộc hôn nhân này sẽ dẫn ông đến đâu, Lincoln trả lời, "Địa ngục, tôi nghĩ thế."[30] Năm 1844, hai người mua một ngôi nhà ở Springfield gần văn phòng luật của Lincoln.[31] Mary Todd Lincoln là người vợ đảm đang, chu tất việc nội trợ như đã từng làm khi còn sống với cha mẹ ở Kentucky. Cô cũng giỏi vén khéo với đồng lương ít ỏi chồng cô kiếm được khi hành nghề luật.[32] Robert Todd Lincoln chào đời năm 1843, kế đó là Edward (Eddie) trong năm 1846. Lincoln "đặc biệt yêu thích lũ trẻ",[33] và thường tỏ ra dễ dãi với chúng.[34] Robert là người con duy nhất còn sống cho đến tuổi trưởng thành. Edward mất ngày 1 tháng 1, 1850 ở Springfield do lao phổi. "Wille" Lincoln sinh ngày 21 tháng 12, 1850 và mất ngày 20 tháng 2, 1862. Đứa con thứ tư của Lincoln, "Tad" Lincoln, sinh ngày 4 tháng 4, 1853, và chết vì mắc bệnh tim ở tuổi 18 (16 tháng 7, 1871).[35]
Cái chết của những cậu con trai đã tác động mạnh trên cha mẹ chúng. Cuối đời, Mary mắc chứng u uất do mất chồng và các con, có lúc Robert Todd Lincoln phải gởi mẹ vào viện tâm thần trong năm 1875.[36] Abraham Lincoln thường khi vẫn "u sầu, phiền muộn", ngày nay được coi là triệu chứng của bệnh trầm cảm.[37]
Robert có ba con và ba cháu. Không một ai trong số cháu của ông có con, vì thế dòng dõi Lincoln chấm dứt khi Robert Beckwith (cháu trai của Lincoln) chết ngày 24 tháng 12, 1985.[1]

Khởi nghiệp

Năm 1832, ở tuổi 23, Lincoln cùng một đối tác mua chịu một cửa hàng tạp hóa ở New Salem, Illinois. Mặc dù kinh tế trong vùng đang phát triển, doanh nghiệp của họ phải vất vả để tồn tại, cuối cùng Lincoln phải sang nhượng cổ phần của ông. Tháng 3 năm ấy, Lincoln bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng cách tranh cử vào Nghị viện Illinois. Ông giành được thiện cảm của dân địa phương, thu hút nhiều đám đông ở New Salem bằng biệt tài kể chuyện đầy hóm hỉnh, mặc dù ông thiếu học thức, thân hữu có thế lực, và tiền bạc, là những yếu tố có thể khiến ông thất cử. Khi tranh cử, ông chủ trương cải thiện lưu thông đường thủy trên sông Sangamon.[38]
Thin man looking to the right wearing a bow tie.
Bức phác họa chân dung ứng cử viên Abraham Lincoln
Trước cuộc bầu cử, Lincoln phục vụ trong lực lượng dân quân Illinois với cấp bậc đại úy suốt trong Chiến tranh Black Hawk (một cuộc chiến ngắn ngủi chống lại người da đỏ).[39] Sau chiến tranh, ông trở lại vận động cho cuộc bầu cử ngày 6 tháng 8 vào Nghị viện Illinois. Với chiều cao 6 foot 4 inch (193 cm),[40] Lincoln cao và "đủ mạnh để đe dọa bất kỳ đối thủ nào." Ngay từ lần diễn thuyết đầu tiên, khi nhìn thấy một người ủng hộ ông trong đám đông bị tấn công, Lincoln liền đến "túm cổ và đáy quần gã kia" rồi ném hắn ra xa.[41] Lincoln về hạng tám trong số mười ba ứng cử viên (chỉ bốn người đứng đầu được đắc cử).[42]
Lincoln quay sang làm trưởng bưu điện New Salem, rồi đo đạc địa chính; suốt thời gian ấy ông vẫn say mê đọc sách. Cuối cùng ông quyết định trở thành luật sư, bắt đầu tự học bằng cách nghiền ngẫm quyển Commentaries on the Laws of England của Blackstone, và những sách luật khác. Về phương pháp học, Lincoln tự nhận xét về mình: "Tôi chẳng học ai hết."[43] Lincoln thành công khi ra tranh cử lần thứ hai năm 1834. Ông vào viện lập pháp tiểu bang. Sau khi được nhận vào Đoàn Luật sư Hoa Kỳ năm 1836,[44] ông dời đến Springfield, Illinois bắt đầu hành nghề luật dưới sự dẫn dắt của John T. Stuart, một người anh em họ của Mary Todd.[45] Dần dà, Lincoln trở thành một luật sư tài năng và thành đạt. Từ năm 1841 đến 1844, ông cộng tác với Stephen T. Logan, rồi với William Herndon, ông đánh giá Herndon là "một thanh niên chuyên cần".
Năm 1841, Lincoln hành nghề luật cùng William Herndon, một người bạn trong Đảng Whig. Năm 1856, hai người tham gia Đảng Cộng hoà. Sau khi Lincoln chết, Herndon bắt đầu sưu tập các câu chuyện về Lincoln từ những người từng biết ông ở Illinois, và xuất bản chúng trong cuốn Lincoln của Herndon.
Trong kỳ họp 1835-1836, ông bỏ phiếu ủng hộ chủ trương mở rộng quyền bầu cử cho nam giới da trắng, dù có sở hữu đất đai hay không.[46] Ông nổi tiếng với lập trường "free soil" chống chế độ nô lệ lẫn chủ trương bãi bỏ nô lệ. Lần đầu tiên trình bày về chủ đề này trong năm 1837, ông nói, "Định chế nô lệ được thiết lập trên sự bất công và chính sách sai lầm, nhưng tuyên bố bãi nô chỉ làm gia tăng thay vì giảm thiểu tội ác này."[47] Ông theo sát Henry Clay trong nỗ lực ủng hộ việc trợ giúp những nô lệ được tự do đến định cư tại Liberia ở châu Phi.[48] Ông phục vụ bốn nhiệm kỳ liên tiếp ở Viện Dân biểu tiểu bang Illinois, đại diện cho Hạt Sangamon.[49]

Nghị trường Liên bang

Lincoln, năm 1846
Từ đầu thập niên 1830, Lincoln là thành viên kiên trung của đảng Whig, tự nhận mình là "một đảng viên Whig bảo thủ, một môn đệ của Henry Clay".[50] Đảng Whig ủng hộ hiện đại hóa nền kinh tế trong các lĩnh vực ngân hàng, dùng thuế bảo hộ để cung ứng ngân sách cho phát triển nội địa như đường sắt, và tán thành chủ trương đô thị hóa.[51]
Năm 1846, Lincoln đắc cử vào Viện Dân biểu Hoa Kỳ, phục vụ một nhiệm kỳ hai năm. Ông là đảng viên Whig duy nhất trong đoàn đại biểu đến từ Illinois, ông sốt sắng bày tỏ lòng trung thành với đảng của mình trong các cuộc biểu quyết và phát biểu ủng hộ chủ trương của đảng.[52] Cộng tác với Joshua R. Giddings, một dân biểu chủ trương bãi nô, Lincoln soạn thảo một dự luật nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ tại Hạt Columbia, nhưng ông phải từ bỏ ý định vì không có đủ hậu thuẫn từ trong đảng Whig.[53] Về chính sách ngoại giao và quân sự, Lincoln lớn tiếng chống cuộc chiến Mễ-Mỹ, chỉ trích Tổng thống James K. Polk là chỉ lo tìm kiếm "thanh danh về quân sự - một ảo vọng nhuốm máu".[54]
Bằng cách soạn thảo và đệ trình Nghị quyết Spot, Linconln quyết liệt bác bỏ quan điểm của Polk. Cuộc chiến khởi phát do người Mexico sát hại binh sĩ Mỹ ở vùng lãnh thổ đang tranh chấp giữa Mexico và Hoa Kỳ; Polk nhấn mạnh rằng binh sĩ Mexico đã "xâm lăng lãnh thổ chúng ta" và làm đổ máu đồng bào chúng ta ngay trên "đất của chúng ta".[55][56] Lincoln yêu cầu Polk trình bày trước Quốc hội địa điểm chính xác nơi máu đã đổ và chứng minh địa điểm đó thuộc về nước Mỹ.[56] Quốc hội không chịu thảo luận về nghị quyết, báo chí trong nước phớt lờ nó, và Lincoln bị mất hậu thuẫn chính trị ngay tại khu vực bầu cử của ông. Một tờ báo ở Illinois gán cho ông biệt danh "spotty Lincoln".[57][58][59] Về sau, Lincoln tỏ ra hối tiếc về một số phát biểu của ông, nhất là khi ông tấn công quyền tuyên chiến của tổng thống.[60]
Nhận thấy rằng Clay không thể thắng cử, Lincoln, năm 1846 đã cam kết chỉ phục vụ một nhiệm kỳ tại Viện Dân biểu, ủng hộ Tướng Zachary Taylor đại diện đảng Whig trong cuộc đua năm 1848 tranh chức tổng thống.[61] Khi Taylor đắc cử, Lincoln hi vọng được bổ nhiệm lãnh đạo Tổng Cục Địa chính (General Land Office), nhưng chức vụ béo bở này lại về tay một đối thủ của ông, Justin Butterfield, người được chính phủ đánh giá là một luật sư lão luyện, nhưng theo Lincoln, Butterfield chỉ là một "tảng hóa thạch cổ lỗ".[62] Chính phủ cho ông giải khuyến khích là chức thống đốc Lãnh thổ Oregon. Vùng đất xa xôi này là căn cứ địa của đảng Dân chủ, chấp nhận nó đồng nghĩa với việc chấm dứt sự nghiệp chính trị và luật pháp của ông ở Illinois, Lincoln từ chối và quay trở lại nghề luật.[63]

Luật sư vùng Thảo nguyên

Đừng ham đáo tụng đình. Cố mà hòa giải với hàng xóm. Hãy cho họ thấy thường khi người thắng cuộc thật ra chỉ là kẻ thua đau – mất thời gian mà còn hao tốn tiền của.
Abraham Lincoln.[64]
Lincoln trở lại hành nghề luật ở Springfield, xử lý "mọi loại công việc dành cho luật sư vùng thảo nguyên".[65] Hai lần mỗi năm trong suốt mười sáu năm, mỗi lần kéo dài hai tuần, ông phải có mặt tại quận lỵ nơi tòa án quận có phiên xét xử.[66] Lincoln giải quyết nhiều vụ tranh chấp trong lĩnh vực giao thông ở miền Tây đang mở rộng, nhất là việc điều vận xà lan sông qua gầm cầu đường hỏa xa mới được xây dựng. Lúc đầu, Lincoln chỉ nhận những vụ ông thích, về sau ông làm việc cho bất cứ ai chịu thuê mướn ông.[67]
Ông dần được biết tiếng, và bắt đầu xuất hiện trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, tranh luận trong một vụ án liên quan đến một chiếc thuyền bị chìm do va chạm cầu.[67] Năm 1849, ông được cấp bằng sáng chế về phương tiện đường thủy ứng dụng cho việc lưu thông thuyền trên dòng nước cạn. Dù ý tưởng này chưa từng được thương mại hóa, Lincoln là vị tổng thống duy nhất từng được cấp bằng sáng chế.[68][69]
Lincoln xuất hiện trước Tòa án Tối cao bang Illinois trong 175 vụ án, 51 vụ ông là luật sư biện hộ duy nhất cho thân chủ, trong đó có 31 phán quyết của tòa có lợi cho ông.[70]
Vụ án hình sự nổi bật nhất của Lincoln xảy ra năm 1858 khi ông biện hộ cho William "Duff" Armstrong, bị xét xử vì tội danh sát hại James Preston Metzker.[71] Vụ án nổi tiếng do Lincoln sử dụng một sự kiện hiển nhiên để thách thức sự khả tín của một nhân chứng. Sau khi một nhân chứng khai trước tòa rằng đã chứng kiến vụ án diễn ra dưới ánh trăng, Lincoln rút quyển Niên lịch cho nhà nông, chỉ ra rằng vào thời điểm ấy Mặt Trăng còn thấp nên giảm thiểu đáng kể tầm nhìn. Dựa trên chứng cứ ấy, Armstrong được tha bổng.[71] Hiếm khi Lincoln phản đối trước tòa; nhưng trong một vụ án năm 1859, khi biện hộ cho Peachy Harrison, một người anh em họ, bị cáo buộc đâm chết người, Lincoln giận dữ phản đối quyết định của thẩm phán bác bỏ một chứng cứ có lợi cho thân chủ của ông. Thay vì buộc tội Lincoln xúc phạm quan tòa, thẩm phán là một đảng viên Dân chủ đã đảo ngược phán quyết của ông, cho phép sử dụng chứng cứ và tha bổng Harrison.[71][72]

Đảng Cộng hòa 1854 – 1860

"Một nhà tự chia rẽ"

Bài chi tiết: Một nhà tự chia rẽ
Trong thập niên 1850, chế độ nô lệ được xem là hợp pháp tại các tiểu bang miền Nam trong khi ở tiểu bang miền Bắc như Illniois nó bị đặt ngoài vòng pháp luật.[73] Lincoln chống chế độ nô lệ và việc mở rộng chế độ nô lệ đến những vùng lãnh thổ mới ở miền Tây.[74] Vì muốn chống đối Đạo luật Kansas-Nebraska (1854) ông đã trở lại chính trường; đạo luật này được thông qua để hủy bỏ Thỏa hiệp Missouri hạn chế chế độ nô lệ. Thượng Nghị sĩ lão thành Stephen A. Douglas của Illinois đã liên kết quyền phổ thông tự quyết vào Đạo luật. Điều khoản của Douglas mà Lincoln bác bỏ là cho những người định cư quyền tự quyết cho địa phương của họ công nhận chế độ nô lệ trong những vùng lãnh thổ mới của Hoa Kỳ.[75]
Foner (2010) phân biệt quan điểm của nhóm chủ trương bãi nô cùng nhóm Cộng hòa cấp tiến ở vùng Đông Bắc là những người xem chế độ nô lệ là tội lỗi, với các đảng viên Cộng hòa bảo thủ chống chế độ nô lệ vì họ nghĩ rằng nó làm tổn thương người da trắng và kìm hãm sự tiến bộ của đất nước. Foner tin rằng Lincoln theo đường lối trung dung, ông phản đối chế độ nô lệ vì nó vi phạm các nguyên lý của chế độ cộng hòa xác lập bởi những nhà lập quốc, nhất là với quyền bình đằng dành cho mọi người và quyền tự quyết lập nền trên các nguyên tắc dân chủ đã được công bố trong bản Tuyên ngôn Độc lập.[76]
Ngày 16 tháng 10, 1854, trong "Diễn văn Peoria", Lincoln tuyên bố lập trường chống nô lệ dọn đường cho nỗ lực tranh cử tổng thống.[77] Phát biểu với giọng Kentucky, ông nói Đạo luật Kansas "có vẻ vô cảm, song tôi buộc phải nghĩ rằng ẩn chứa trong nó là một sự nhiệt tình thực sự dành cho nỗ lực phổ biến chế độ nô lệ. Tôi không thể làm gì khác hơn là căm ghét nó. Tôi ghét nó bởi vì sự bất công đáng ghê tởm của chế độ nô lệ. Tôi ghét nó bởi vì nó tước đoạt ảnh hưởng công chính của hình mẫu nền cộng hòa của chúng ta đang tác động trên thế giới..."[78]
Tôi không phải là nô lệ, nên tôi không thể là chủ nô. Đó là quan điểm của tôi về dân chủ. Bất cứ cái gì khác với điều này, đều không phải là dân chủ.
Abraham Lincoln[79]
Cuối năm 1854, Lincoln ra tranh cử trong tư cách đảng viên đảng Whig đại diện Illinois tại Thượng viện Hoa Kỳ. Lúc ấy, viện lập pháp tiểu bang được dành quyền bầu chọn thượng nghị sĩ liên bang.[80] Sau khi dẫn đầu trong sáu vòng bầu cử đầu tiên tại nghị viện Illinois, hậu thuẫn dành cho Lincoln suy yếu dần, ông phải kêu gọi những người ủng hộ ông bầu phiếu cho Lyman Trumbull, người đã đánh bại đối thủ Joel Aldrich Matteson.[81] Đạo luật Kansas gây ra sự phân hóa vô phương cứu chữa trong nội bộ đảng Whig. Lôi kéo thành phần còn lại của đảng Whig cùng những người vỡ mộng từ các đảng Free Soil, Tự do, Dân chủ, ông hoạt động tích cực trong nỗ lực hình thành một chính đảng mới, Đảng Cộng hòa.[82] Tại đại hội đảng năm 1856, Lincoln là nhân vật thứ hai trong cuộc đua giành sự đề cử của đảng cho chức vụ phó tổng thống.[83]
Trong khoảng 1857-58, do bất đồng với Tổng thống James Buchanan, Douglas dẫn đầu một cuộc tranh đấu giành quyền kiểm soát Đảng Dân chủ. Một số đảng viên Cộng hòa cũng ủng hộ Douglas trong nỗ lực tái tranh cử vào Thượng viện năm 1858 bởi vì ông chống bản Hiến chương Lecompton xem Kansas là tiểu bang chấp nhận chế độ nô lệ.[84] Tháng 3 năm 1857, khi ban hành phán quyết trong vụ án Dred Scott chống Sandford, Chánh án Roger B. Taney lập luận rằng bởi vì người da đen không phải là công dân, họ không được hưởng bất kỳ quyền gì qui định trong Hiến pháp. Lincoln lên tiếng cáo giác đó là âm mưu của phe Dân chủ, "Các tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập không ‘nói mọi người bình đẳng trong màu da, thể hình, trí tuệ, sự phát triển đạo đức, khả năng xã hội’, song họ ‘thực sự xem mọi người sinh ra đều bình đẳng trong những quyền không thể chuyển nhượng, trong đó có quyền sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc.’"[85]
Sau khi được đại hội bang Đảng Cộng hòa đề cử tranh ghế tại Thượng viện năm 1858, Lincoln đọc bài diễn văn Một nhà tự chia rẽ, gợi ý từ Phúc âm Mác trong Kinh Thánh:
..."Một nhà tự chia rẽ thì nhà ấy không thể đứng vững được". Tôi tin rằng chính quyền này không thể trường tồn trong tình trạng một nửa nước nô lệ, một nửa nước tự do. Tôi không mong chờ Chính phủ liên bang bị giải thể - tôi không mong đợi ngôi nhà bị sụp đổ - nhưng tôi thực sự trông mong đất nước này sẽ không còn bị chia rẽ. Đất nước chúng ta sẽ trở thành một thực thể như thế này hoặc là hoàn toàn khác. Hoặc là những người chống chế độ nô lệ sẽ kìm hãm được tệ nạn này, và khiến công chúng tin rằng cuối cùng nó sẽ không còn tồn tại; hoặc là những người ủng hộ chế độ nô lệ sẽ phát triển và biến nó thành hợp pháp tại mọi tiểu bang, mới cũng như cũ – miền Bắc cũng như miền Nam….[86].
Bài diễn văn đã tạo dựng được một hình ảnh sinh động liên tưởng đến hiểm họa phân hóa đất nước gây ra bởi những bất đồng về chế độ nô lệ, và là lời hiệu triệu tập hợp đảng viên Cộng hòa khắp miền Bắc.[87]

Tranh luận giữa Lincoln và Douglas

Head shot of older, clean shaven Lincoln
Lincoln năm 1860, ảnh A. Hesler.
Năm 1858 chứng kiến bảy cuộc tranh luận giữa Lincoln và Douglas khi diễn ra cuộc vận động tranh cử vào Thượng viện, đây là những cuộc tranh luận chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.[88] Lincoln cảnh báo rằng chế độ nô lệ đang đe dọa những giá trị của chủ thuyết cộng hòa, và cáo buộc Douglas là bẻ cong các giá trị của những nhà lập quốc về nguyên lý mọi người sinh ra đều bình đẳng, trong khi Douglas nhấn mạnh đến quyền tự quyết của cư dân địa phương xem họ có chấp nhận chế độ nô lệ hay không.[89]
Các ứng cử viên Cộng hòa giành nhiều phiếu phổ thông hơn, nhưng những người Dân chủ chiếm được nhiều ghế hơn trong viện lập pháp tiểu bang. Viện Lập pháp đã tái bầu Douglas vào Thượng viện Hoa Kỳ. Dù bị thất bại cay đắng, khả năng hùng biện của Lincoln mang đến cho ông danh tiếng trên chính trường quốc gia.[90]

Diễn văn Cooper Union

Ngày 27 tháng 2, 1860, giới lãnh đạo đảng ở New York mời Lincoln đọc diễn văn tại Liên minh Cooper, trước một cử tọa gồm những nhân vật có thế lực trong đảng Cộng hòa. Lincoln lập luận rằng những nhà lập quốc không mấy quan tâm đến quyền tự quyết phổ thông, nhưng thường xuyên tìm cách kìm chế chế độ nô lệ. Ông nhấn mạnh rằng nền tảng đạo đức của người Cộng hòa đòi hỏi họ phải chống lại chế độ nô lệ, và mọi sự "cám dỗ chấp nhận lập trường trung dung giữa lẽ phải và điều sai trái." [91]
Việc phô bày khả năng lãnh đạo đầy trí tuệ đã đưa Lincoln vào nhóm những chính trị gia hàng đầu của đảng và dọn đường cho ông trong nỗ lực giành sự đề cử của đảng tranh chức tổng thống. Nhà báo Noah Brooks tường thuật, "Chưa từng có ai tạo được ấn tượng mạnh mẽ như thế như lẩn đầu tiên ông hiệu triệu một cử tọa ở New York." [92][93] Donald miêu tả bài diễn văn là "một động thái chính trị siêu đẳng cho một ứng cử viên chưa tuyên bố tranh cử, xuất hiện ở chính tiểu bang của đối thủ (William H. Seward), ngay tại một sự kiện do những người trung thành với đối thủ thứ hai (Salmon P. Chase) bảo trợ, mà không cần phải nhắc đến tên của họ trong suốt bài diễn văn.[94]

Chiến dịch Tranh cử Tổng thống năm 1860

Đại hội tiểu bang Đảng Cộng hòa tổ chức tại Decatur trong hai ngày 9 và 10 tháng 5, 1860. Lincoln nhận được ủng hộ để ra tranh cử tổng thổng.[95] Ngày 18 tháng 5, tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1860, tổ chức ở Chicago, ở vòng bầu phiếu thứ ba, Lincoln giành được sự đề cử, một người từng là đảng viên Dân chủ đến từ Maine, Hannibal Hamlin, được chọn đứng cùng liên danh với ông để tạo thế cân bằng. Thành quả này có được là nhờ danh tiếng của ông như là một chính trị gia có lập trường ôn hòa về vấn đề nô lệ cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của ông dành cho các chương trình của Đảng Whig cải thiện các vấn đề trong nước và bảo hộ hàng nội địa.[96]
Trong suốt thập niên 1850, Lincoln không tin sẽ xảy ra cuộc nội chiến, những người ủng hộ ông cũng bác bỏ việc ông đắc cử sẽ dẫn đến khả năng chia cắt đất nước.[97] Trong lúc ấy, Douglas được chọn làm ứng cử viên cho Đảng Dân chủ. Những đoàn đại biểu từ 11 tiểu bang ủng hộ chế độ nô lệ bỏ phòng họp vì bất đồng với quan điểm của Douglas về quyền tự quyết phổ thông, sau cùng họ chọn John C. Breckinridge làm ứng cử viên.[98]
Lincoln là ứng cử viên duy nhất không đọc diễn văn tranh cử, nhưng ông theo dõi sát sao cuộc vận động và tin cậy vào bầu nhiệt huyết của đảng viên Cộng hòa. Họ di chuyển nhiều và tạo lập những nhóm đa số khắp miền Bắc, in ấn và phổ biến một khối lượng lớn áp-phích, tờ rơi, và viết nhiều bài xã luận trên các nhật báo. Có hàng ngàn thuyết trình viên Cộng hòa quảng bá cương lĩnh đảng và những trải nghiệm sống của Lincoln, nhấn mạnh đến tuổi thơ nghèo khó của ông. Mục tiêu của họ là trình bày sức mạnh vượt trội của quyền lao động tự do, nhờ đó mà một cậu bé quê mùa lớn lên từ nông trại nhờ nỗ lực bản thân mà trở thành một chính trị hàng đầu của xứ sở.[99] Phương pháp quảng bá hiệu quả của Đảng Cộng hòa đã làm suy yếu các đối thủ; một cây bút của tờ Chicago Tribune viết một tiểu luận miêu tả chi tiết cuộc đời Lincoln, bán được khoảng từ 100 đến 200 ngàn ấn bản.[100]

Tổng thống

Bầu cử năm 1860

Map of the U.S. showing Lincoln winning the North-east and West, Breckinridge winning the South, Douglas winning Missouri, and Bell winning Virginia, West Virginia, and Kentucky.
Năm 1860, phiếu bầu của cử tri đoàn phía bắc và phía tây (đỏ) đã giúp Lincoln thắng cử.
A large crowd in front of a large building with many pillars.
Năm 1861, lễ nhậm chức trước Tòa nhà Quốc hội (đang xây dựng)
Ngày 6 tháng 11, 1860, Lincoln đắc cử để trở thành tổng thống thứ mười sáu của Hoa Kỳ. Ông vượt qua Stephen A. Douglas của Đảng Dân chủ, John C. Breckinridge của Đảng Dân chủ miền Nam, và John Bell của Đảng Liên minh Hiến pháp mới được thành lập năm 1860. Lincoln là đảng viên Cộng hòa đầu tiên đảm nhận chức vụ tổng thống. Chiến thắng của ông hoàn toàn dựa trên sự ủng hộ ở miền Bắc và miền Tây. Không có phiếu bầu cho Lincoln tại mười trong số mười lăm tiểu bang miền Nam sở hữu nô lệ; ông chỉ về đầu ở 2 trong số 996 hạt trên tất cả các tiểu bang miền Nam.[101] Lincoln nhận được 1 866 452 phiếu bầu, trong khi Douglas có 1 376 957 phiếu, Breckinridge 849 781 phiếu, và Bell được 588 789 phiếu.

Ly khai

Khi kết quả bầu cử đã rõ ràng, những người chủ trương ly khai nói rõ ý định của họ là sẽ tách khỏi Liên bang trước khi Lincoln nhậm chức vào tháng 3 tới.[102] Ngày 20 tháng 12, 1860, tiểu bang South Carolina dẫn đầu bằng cách chấp nhận luật ly khai; ngày 1 tháng 2, 1861, Florida, Mississippi, Alabama, Georgia, Louisiana, và Texas tiếp bước.[103][104] Sáu trong số các tiểu bang này thông qua một bản hiến pháp, và tuyên bố họ là một quốc gia có chủ quyền, Liên minh miền Nam.[103] Các tiểu bang Delaware, Maryland, Virginia, North Carolina, Tennessee, Kentucky, Missouri, và Arkansas có lắng nghe nhưng không chịu ly khai.[105] Tổng thống đương nhiệm Buchanan và Tổng thống tân cử Lincoln từ chối công nhận Liên minh, tuyên bố hành động ly khai là bất hợp pháp.[106] Ngày 9 tháng 2, 1861, Liên minh miền Nam chọn Jefferson Davis làm Tổng thống lâm thời.[107]
Khởi đầu là những nỗ lực hòa giải. Thỏa hiệp Crittenden mở rộng thêm những điều khoản của Thỏa hiệp Missouri năm 1820, phân chia thành các vùng tự do và vùng có nô lệ, điều này trái ngược với cương lĩnh của Đảng Cộng hòa.[108] Bác bỏ ý tưởng ấy, Lincoln phát biểu, "Tôi thà chết còn hơn chấp nhận... bất cứ sự nhượng bộ hoặc sự thỏa hiệp nào để có thể sở hữu chính quyền này, là chính quyền chúng ta có được bởi quyền hiến định."[109] Tuy nhiên, Lincoln ủng hộ Tu chính Corwin được Quốc hội thông qua nhằm bảo vệ quyền sở hữu nô lệ tại những tiểu bang đã có sẵn chế độ nô lệ.[110] Chỉ vài tuần lễ trước khi xảy ra chiến tranh, Lincoln đi xa đến mức viết một bức thư gởi tất cả thống đốc kêu gọi họ ủng hộ việc thông qua Tu chính Corwin, ông xem đó như là nỗ lực tránh nguy cơ ly khai.[111]
Trên đường đến lễ nhậm chức bằng tàu hỏa, Lincoln diễn thuyết trước những đám đông và các viện lập pháp khi ông băng ngang qua lãnh thổ phương Bắc.[112] Ở Baltimore, nhờ Allen Pinkerton, trưởng toán cận vệ, dùng thân mình che Tổng thống tân cử mà ông thoát chết. Ngày 23 tháng 2, 1861, Lincoln phải ngụy trang khi đến Washington, D.C., trong sự bảo vệ của một toán binh sĩ.[113] Nhắm vào dân chúng miền Nam, trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhất, Lincoln tuyên bố rằng ông không có ý định hủy bỏ chế độ nô lệ ở các tiểu bang miền Nam:
Người dân ở các tiểu bang miền Nam nghĩ rằng khi Chính phủ Đảng Cộng hòa lên cầm quyền, tài sản, sự bình yên, và sự an toàn cá nhân của họ sẽ bị đe dọa. Không hề có bất kỳ lý do nào khiến họ nghĩ như thế. Thật vậy, vô số điều chứng minh ngược lại vẫn còn đó và quý vị có thể kiểm tra chúng. Các chứng cứ này có thể được tìm thấy trong hầu hết các diễn từ của người đang nói chuyện với quý vị hôm nay. Xin trích dẫn một trong những bài diễn văn ấy, "Tôi không có mục đích nào, trực tiếp hay gián tiếp, để can thiệp vào chế độ nô lệ ở những tiểu bang vốn đã có sẵn. Tôi tin rằng tôi không có quyền hợp pháp để hành động như thế, mà tôi cũng không có ý định ấy."
Kết thúc bài diễn văn, Tổng thống kêu gọi dân chúng miền Nam: "Chúng ta không phải là kẻ thù, nhưng là bằng hữu. Không thể nào chúng ta trở thành kẻ thù của nhau... Sợi dây đàn mầu nhiệm của ký ức, trải dài từ những bãi chiến trường và mộ phần của những người yêu nước đến trái tim của mỗi người đang sống, đến chỗ ấm cúng nhất của mỗi mái ấm gia đình, khắp mọi nơi trên vùng đất bao la này, sẽ làm vang tiếng hát của ban hợp xướng Liên bang, khi dây đàn ấy được chạm đến một lần nữa, chắc chắn sẽ như thế, bởi phần tốt lành hơn trong bản chất của chúng ta."[115]

Chiến tranh

Bài chi tiết: Nội chiến Mỹ
Quân đội Liên bang xung trận.
Chỉ huy trưởng Đồn Sumter ở tiểu bang South Carolina, Thiếu tá Robert Anderson, yêu cầu tiếp liệu từ Washington, và khi Lincoln chỉ thị đáp ứng yêu cầu ấy, phe ly khai xem đó là hành động gây chiến. Ngày 12 tháng 4, 1861, lực lượng Liên minh tấn công doanh trại Sumter, buộc họ phải đầu hàng. Chiến tranh bùng nổ. Sử gia Allen Nevins cho rằng tổng thống vừa nhậm chức đã tính toán nhầm khi tin rằng ông có thể duy trì Liên bang.[116] William Tecumseh Sherman, viếng thăm Linconln trong tuần lễ diễn ra lễ nhậm chức, đã "thất vọng trong đau buồn" vì thấy Lincoln không thể nhận ra sự thật là "đất nước đang ngủ mê ngay trên ngọn núi lửa", và miền Nam đang chuẩn bị cho chiến tranh.[117] Donald đúc kết, "Chính nỗ lực của Lincoln nhiều lần cố tránh va chạm trong thời gian giữa lễ nhậm chức và trận Đồn Sumter chỉ ra rằng ông trung thành với lời hứa sẽ không phải là người khởi phát cuộc huynh đệ tương tàn. Mặt khác, ông cũng thề hứa không chịu để các đồn binh bị thất thủ. Giải pháp duy nhất cho phe Liên minh là họ phải khai hỏa trước; và họ đã hành động."[118]
Ngày 15 tháng 4, Lincoln kêu gọi các tiểu bang gởi 75 000 binh sĩ tái chiếm các đồn binh, bảo vệ Washington, và "duy trì Liên bang", theo ông, vẫn đang còn nguyên vẹn bất kể hành động của những bang ly khai. Lời kêu gọi này buộc các tiểu bang phải quyết định dứt khoát. Virginia tuyên bố ly khai, liền được ban thưởng để trở thành thủ đô của Liên minh. Trong vòng hai tháng, North Carolina, Tennessee, và Arkansas cũng biểu quyết ly khai. Cảm tình ly khai phát triển ở MissouriMaryland, nhưng chưa đủ mạnh để chiếm ưu thế, trong khi Kentucky cố tỏ ra trung lập.[119]
Binh sĩ di chuyển về hướng nam đến Washington để bảo vệ thủ đô, đáp lời kêu gọi của Lincoln. Ngày 19 tháng 4, những đám đông chủ trương ly khai ở Baltimore chiếm đường sắt dẫn về thủ đô. George William Brown, Thị trưởng Baltimore, và một số chính trị gia khả nghi khác ở Maryland bị cầm tù mà không cần trát lệnh, Lincoln đình chỉ quyền công dân được xét xử trước tòa.[120] John Merryman, thủ lĩnh nhóm ly khai ở Maryland, thỉnh cầu Chánh án Tối cao Pháp viện Roger B. Taney ra phán quyết cho rằng vụ bắt giữ vụ bắt giữ Merryman mà không xét xử là vi phạm pháp luật. Taney ra phán quyết, theo đó Merryman phải được trả tự do, nhưng Lincoln phớt lờ phán quyết. Từ đó, và trong suốt cuộc chiến, Lincoln bị chỉ trích dữ dội, thường khi bị lăng mạ, bởi những đảng viên Dân chủ chống chiến tranh.[121]

Hành xử quyền lực trong thời chiến

Lincoln thăm mặt trận Antietam,
3 tháng 10, 1862
Sau khi Đồn Sumter bị thất thủ, Lincoln nhận ra tầm quan trọng của việc trực tiếp nắm quyền chỉ huy nhằm kiểm soát cuộc chiến và thiết lập chiến lược toàn diện để trấn áp phe nổi loạn. Đối đầu với cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự chưa từng có, Lincoln, với tư cách là Tổng Tư lệnh Quân lực, sử dụng quyền lực chưa từng có. Ông mở rộng những quyền đặc biệt trong chiến tranh, áp đặt lệnh phong tỏa trên tất cả thương cảng của Liên minh, ra lệnh cầm tù không qua xét xử hàng ngàn người bị nghi là ủng hộ Liên minh. Quốc hội và công luận miền bắc ủng hộ ông. Hơn nữa, Lincoln phải đấu tranh để củng cố sự ủng hộ mạnh mẽ từ những tiểu bang có nô lệ ở vùng biên, và phải kiềm chế cuộc chiến không trở thành một cuộc tranh chấp quốc tế.[122]
Nỗ lực dành cho cuộc chiến chiếm hết thời gian và tâm trí của Lincoln cũng như khiến ông trở nên tâm điểm của sự dèm pha và miệt thị. Nhóm phản chiến trong Đảng Dân chủ chỉ trích Lincoln không chịu thỏa hiệp trong vấn đề nô lệ, trong khi nhóm cấp tiến trong Đảng Cộng hòa phê phán ông hành động quá chậm trong nỗ lực bãi nô.[123] Ngày 6 tháng 8, 1861, Lincoln ký ban hành Luật Tịch biên, cho phép tịch biên tài sản và giải phóng nô lệ của những người ủng hộ Liên minh trong cuộc chiến. Trong thực tế, dù ít khi được áp dụng, luật này đánh dấu sự ủng hộ chính trị dành cho nỗ lực bãi bỏ chế độ nô lệ.[124]
Lincoln mượn từ Thư viện Quốc hội quyển Elements of Military Art and Science của Henry Halleck để đọc và nghiên cứu về quân sự.[125] Lincoln nhẫn nại xem xét từng báo cáo gởi bằng điện tín từ Bộ Chiến tranh ở Washington D. C., tham vấn các thống đốc tiểu bang, một số tướng lãnh được tuyển chọn dựa trên thành tích của họ. Tháng 1 năm 1862, sau nhiều lời than phiền về sự thiếu hiệu quả cũng như những hành vi vụ lợi ở Bộ Chiến tranh, Licoln bổ nhiệm Edwin Stanton thay thế Cameron trong cương vị bộ trưởng. Stanton là một trong số nhiều đảng viên Dân chủ bỏ sang đảng Cộng hòa dưới quyền lãnh đạo của Lincoln.[126] Mỗi tuần hai lần, Lincoln họp với nội các. Ông học hỏi từ Tướng Henry Halleck về sự cần thiết kiểm soát các điểm chiến lược, như sông Mississippi;[127] ông cũng biết rõ tầm quan trọng của thị trấn Vicksburg, và hiểu rằng cần phải triệt tiêu sức mạnh quân sự của đối phương chứ không chỉ đơn giản là chiếm được lãnh thổ.[128]

Tướng McClellan

Năm 1861, Lincoln bổ nhiệm Thiếu tướng George B. McClellan làm tổng tham mưu trưởng quân lực Liên bang thay thế tướng Winfield Scott về hưu.[129] Tốt nghiệp Trường Võ bị West Point, từng lãnh đạo công ty đường sắt, và đảng viên Dân chủ từ Pensylvania, McClellan phải mất đến vài tháng để lập kế hoạch cho chiến dịch Penisula nhằm chiếm Richmond để tiến về thủ đô của Liên minh. Sự chậm trễ này đã gây bối rối cho Lincoln và Quốc hội.[130]
Photograph of Lincoln and McClellan sitting at a table in a field tent
Lincoln và McClellan sau trận Antietam
Tháng 3 năm 1862, Lincoln bãi chức McClellan và bổ nhiệm Henry Wager Halleck thay thế. Trên biển, chiến hạm CSS Virginia gây thiệt hại ba chiến hạm của Liên bang ở Norfolk, Virginia trước khi bị chiến hạm USS Monitor đánh bại.[131] Trong lúc tuyệt vọng, Lincoln phải mời McClellan trở lại lãnh đạo lực lượng vũ trang khu vực Washington. Hai ngày sau, lực lượng của Tướng Lee băng qua sông Potomac tiến vào Maryland tham gia trận Antietam trong tháng 9 năm 1862.[132] Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ dù chiến thắng thuộc về Liên bang, và cũng là cơ hội để Lincoln công bố bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ nhằm tránh những đồn đoán cho rằng Lincoln phải công bố bản tuyên ngôn vì đang ở trong tình thế tuyệt vọng.[133] McClellan chống lại lệnh của tổng thống yêu cầu truy đuổi Tướng Lee, trong khi đồng đội của ông, Tướng Don Carlos Buell không chịu động binh đánh quân nổi dậy ở phía đông Tennessee. Lincoln bổ nhiệm William Rosecrant thay thế Buell; sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông chọn Ambrose Burnside thay thế McClellan. Hai nhà lãnh đạo quân sự mới đều có quan điểm chính trị ôn hòa và đều ủng hộ vị tổng tư lệnh quân lực.[134]
Tháng 12, do vội vàng mở cuộc tấn công băng qua sông Rappahannock, Burnside bị Lee đánh bại trong trận Fredericksburg khiến hàng ngàn binh sĩ bất mãn và đào ngũ trong năm 1863.[135] Lincoln thay thế Burnside bằng Joseph Hooker, mặc dù Hooker là người luôn khăng khăng yêu cầu thành lập một chế độ độc tài quân sự.[136]
Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1862, đảng Cộng hòa mất nhiều ghế ở Viện Dân biểu do cử tri bất bình với chính phủ vì không thể kết thúc sớm cuộc chiến, và vì nạn lạm phát, tăng thuế, những đồn đại về tham ô, và nỗi e sợ thị trường lao động sẽ sụp đổ nếu giải phóng nô lệ. Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ được công bố vào tháng 9 đã giúp đảng Cộng hòa giành phiếu bầu ở các khu vực nông thôn vùng New England và phía bắc vùng Trung Tây, nhưng mất phiếu ở các đô thị và phía nam vùng Tây Bắc. Đảng Dân chủ được tiếp thêm sức mạnh và hoạt động tốt ở Pennsylvania, Ohio, Indiana, và New York. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa vẫn duy trì thế đa số ở Quốc hội và các tiểu bang quan trọng ngoại trừ New York. Theo tờ Cincinnati, cử tri "thất vọng vì thấy cuộc chiến tiếp tục kéo dài, cũng như sự cạn kiệt tài nguyên quốc gia mà không có sự tiến bộ nào." [137]

Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ

A dark-haired, bearded, middle-aged man holding documents is seated among seven other men.
Lincoln trình bày trước nội các bản thảo đầu tiên của bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ. Tranh của Francis Bicknell Carpenter năm 1864
Lincoln hiểu rằng quyền lực của Chính phủ liên bang để giải phóng nô lệ đang bị hạn chế bởi Hiến pháp, mà hiến pháp, từ trước năm 1865, đã dành quyền này cho các tiểu bang.
Lúc bắt đầu cuộc chiến, Lincoln cố thuyết phục các tiểu bang chấp nhận giải phóng nô lệ có bồi thường (nhưng chỉ được Washington, D. C. áp dụng) Ông bác bỏ các đề nghị giới hạn việc giải phóng nô lệ theo khu vực địa lý.[138]
Ngày 19 tháng 6, 1862, với sự ủng hộ của Lincoln, Quốc hội thông qua luật cấm chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ liên bang. Tháng 7, dự luật thứ hai được thông qua, thiết lập trình tự tài phán để tiến hành giải phóng nô lệ của những chủ nô bị kết án ủng hộ phe phiến loạn. Dù không tin Quốc hội có quyền giải phóng nô lệ trong lãnh thổ các tiểu bang, Lincoln phê chuẩn dự luật để bày tỏ sự ủng hộ dành cho ngành lập pháp.
Ông cảm nhận rằng tổng thống trong cương vị tổng tư lệnh quân lực có thể sử dụng quyền hiến định hành động trong tình trạng chiến tranh để thực thi luật pháp, và ông lập kế hoạch hành động. Ngay trong tháng 6, Lincoln thảo luận với nội các nội dung bản Tuyên ngôn, trong đó ông viết, "như là một biện pháp quân sự cần thiết và thích đáng, từ ngày 1 tháng 1, 1863, mọi cá nhân bị xem là nô lệ trong các tiểu bang thuộc Liên minh, từ nay và vĩnh viễn, được tự do."[139]
Trong chỗ riêng tư, Lincoln khẳng quyết rằng không thể chiến thắng mà không giải phóng nô lệ. Tuy nhiên, phe Liên minh và thành phần chống chiến tranh tuyên truyền rằng giải phóng nô lệ là rào cản đối với nỗ lực thống nhất đất nước. Lincoln giải thích rằng mục tiêu chính của ông trong cương vị tổng thống là bảo vệ sự thống nhất của Liên bang:[140]
Mục tiêu to lớn của tôi trong cuộc chiến này là cứu Liên bang, chứ không phải là cứu hay hủy diệt chế độ nô lệ. Nếu có thể cứu Liên bang mà không cần phải giải phóng nô lệ thì tôi sẽ làm như thế, còn nếu có thể cứu Liên bang mà phải giải phóng tất cả nô lệ tôi sẽ làm như thế; và nếu có thể cứu Liên bang mà chỉ cần giải phóng một số nô lệ và để mặc những nô lệ còn lại, tôi cũng sẽ làm. Những gì tôi làm liên quan đến chế độ nô lệ và chủng tộc da màu là do tôi tin rằng nó giúp chúng ta cứu Liên bang...[141]
Công bố ngày 22 tháng 9, 1862, bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, 1863, tuyên bố giải phóng nô lệ trong 10 tiểu bang ngoài vòng kiểm soát của Liên bang, với sự miễn trừ dành cho những khu vực trong hai tiểu bang thuộc Liên bang.[142] Quân đội Liên bang càng tiến sâu về phía Nam càng có nhiều nô lệ được tự do cho đến hơn ba triệu nô lệ trong lãnh thổ Liên minh được giải phóng. Lincoln nhận xét về bản Tuyên ngôn, "Chưa bao giờ trong đời tôi tin quyết về những gì tôi đang làm là đúng như khi tôi ký văn kiện này." [143]
Sau khi ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, tuyển mộ cựu nô lệ vào quân đội là chủ trương chính thức của chính phủ. Lúc đầu còn miễn cưỡng, nhưng từ mùa xuân năm 1863, Lincoln khởi xướng chương trình "tuyển mộ đại trà binh sĩ da đen". Trong thư gởi Andrew Johnson, thống đốc quân sự Tennessee, Lincoln viết, "Chỉ cần quang cảnh 50 000 chiến binh da đen được huấn luyện và trang bị đầy đủ cũng có thể chấm dứt cuộc nổi loạn ngay lập tức." [144]
Cuối năm 1863, theo chỉ đạo của Lincoln, Tướng Lorenzo Thomas tuyển mộ 20 trung đoàn da đen từ Thung lũng Mississippi.[145] Frederick Douglass có lần nhận xét, "Khi gặp Lincoln, chưa bao giờ tôi nhớ đến xuất thân thấp hèn, hoặc màu da không được ưa thích của mình." [146]

Diễn văn Gettysburg

Trận Gettysburg, tranh Currier và Ives
Bài chi tiết: Diễn văn Gettysburg
Tháng 7 năm 1863, Binh đoàn Potomac dưới quyền tướng George Meade thắng lớn trong trận Gettysburg. Trên chính trường, nhóm Copperheads bị thất bại trong kỳ tuyển cử mùa thu ở Ohio, nhờ đó Lincoln duy trì sự ủng hộ bên trong đảng cùng vị thế chính trị vững chãi đủ để tái thẩm định cuộc chiến. Tình thế thuận lợi cho Lincoln vào thời điểm ông đọc bài diễn văn tại nghĩa trang Gettysburg.[147]
Trái với lời tiên đoán của Lincoln, "Thế giới không quan tâm, cũng chẳng nhớ những gì chúng ta nói ở đây," bài diễn văn đã trở nên một trong những diễn từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.[4]
Diễn văn Gettysburg được đọc trong lễ cung hiến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia tại Gettysburg, Pennsylvania, vào chiều thứ Năm, ngày 19 tháng 11, 1863. Chỉ với 273 từ, trong bài diễn văn kéo dài ba phút này, Lincoln nhấn mạnh rằng đất nước được sản sinh, không phải năm 1789, mà từ năm 1776, "được thai nghén trong Tự do, được cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng."
Ông định nghĩa rằng chiến tranh là sự hi sinh đấu tranh cho nguyên tắc tự do và bình đẳng cho mọi người. Giải phóng nô lệ là một phần của nỗ lực ấy. Ông tuyên bố rằng cái chết của các chiến sĩ dũng cảm là không vô ích, rằng chế độ nô lệ sẽ thất bại và cáo chung, tương lai của nền dân chủ sẽ được bảo đảm, và "chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất." Lincoln đúc kết rằng cuộc nội chiến có một mục tiêu cao quý – sản sinh một nền tự do mới cho dân tộc.[148][149]

Tướng Grant

Painting of four men conferring in a ship's cabin, entitled "The Peacemakers".
Tổng thống Lincoln (giữa) ngồi với các tướng lĩnh (từ trái) Sherman, Grant và Đô đốc Porter, tháng 3, 1865
Sự kiện Meade không thể khống chế đạo quân của Lee khi ông này triệt thoái khỏi Gettysburg cùng với sự thụ động kéo dài của Binh đoàn Potomac khiến Lincoln tin rằng cần có sự thay đổi ở vị trí tư lệnh mặt trận. Chiến thắng của Tướng Ulysses S. Grant trong trận Shiloh và trong chiến dịch Vicksburg tạo ấn tượng tốt đối với Lincoln.[150] Hồi đáp những lời chỉ trích Grant sau trận Shiloh, Lincoln từng nói: "Tôi rất ần nười này. Ông ta chiến đấu."[150] Vào năm 1864, Grant phát động Chiến dịch Overland đẫm máu thường được mô tả là chiến tranh tiêu hao, khiến phía Liên bang thiệt hại nặng nề trong các mặt trận như WildernessCold Harbor. Dù được hưởng lợi thế của phía phòng thủ, quân đội Liên minh cũng bị tổn thất không kém.[151]
Do không có nguồn lực dồi dào, đạo quân của Lee cứ hao mòn dần qua mỗi trận chiến, bị buộc phải đào hào phòng thủ bên ngoài Petersburg, Virginia trong vòng vây của quân đội Grant.
Linconln cho phép Grant phá hủy cơ sở hạ tầng của Liên minh như nông trang, đường sắt, và cầu cống nhằm làm suy sụp tinh thần cũng như làm suy yếu khả năng kinh tế của đối phương. Di chuyển đến Petersburg, Grant chặn ba tuyến đường sắt từ Richmond, Virginia về phía nam tạo điều kiện cho Tướng Sherman và Tướng Philip Sheridan hủy phá các nông trang và các thị trấn ở Thung lũng Shenandoah thuộc Virginia.
Vào ngày 1 tháng 4 năm 1865, Grant thọc sâu vào sườn của lực lượng của Lee trong trận Five Forksbao vây Petersburg, chính phủ Liên minh phải di tản khỏi Richmond. Lincoln đến thăm thủ đô của Liên minh khi vừa bị thất thủ, người da đen được tự do chào đón ông như một vị anh hùng trong khi người da trắng tỏ vẻ lạnh lùng với tổng thống của phe chiến thắng. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1865, tại làng Appomattox Court House, Lee đầu hàng trước Grant, kết thúc cuộc nội chiến.[152]

Năm 1864, tái tranh cử

Là chính trị gia lão luyện, Lincoln không chỉ có khả năng đoàn kết tất cả phe phái chính trong đảng Cộng hòa mà còn thu phục những người Dân chủ như Edwin M. Stanton và Andrew Johnson. Ông dành nhiều giờ trong tuần để đàm đạo với các chính trị gia đến từ khắp đất nước, và sử dụng ảnh hưởng rộng lớn của ông để tạo sự đồng thuận giữa các phe nhóm trong đảng, xây dựng hậu thuẫn cho các chính sách của ông, và đối phó với nỗ lực của nhóm cấp tiến đang cố loại ông khỏi liên danh năm 1864.[153][154]
=Map of the U.S. showing Lincoln winning all the Union states except for Kentucky, New Jersey, and Delaware. The Southern states are not included.
Chiến thắng áp đảo của Lincoln (đỏ) trong kỳ bầu cử 1864. Các tiểu bang (nâu) và lãnh thổ (nâu nhạt) miền nam không tham dự
A large crowd in front of a large building with many pillars.
Lincoln đọc diễn văn nhậm chức lần thứ hai năm 1865
Đại hội đảng năm 1864 chọn Andrew Johnson đứng cùng liên danh với Lincoln. Nhằm mở rộng liên minh chính trị hầu lôi cuốn các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa, Lincoln tranh cử dưới danh nghĩa của Đảng Liên hiệp Quốc gia tân lập.[155]
Khi các chiến dịch mùa xuân của Grant đi vào bế tắc trong khi tổn thất tiếp tục gia tăng, sự thiếu vắng các chiến thắng quân sự phủ bóng trên triển vọng đắc cử của Tổng thống, nhiều đảng viên Cộng hòa trên khắp nước e sợ Lincoln sẽ thất cử.[156]
Khi cánh chủ hòa trong đảng Dân chủ gọi cuộc chiến là một "thất bại" thì ứng cử viên của đảng, Tướng George B. McClellan, ủng hộ chiến tranh và lên tiếng bác bỏ luận cứ của phe chủ hòa. Lincoln cấp thêm lính cho Grant, đồng thời vận động đảng của ông tăng cường hỗ trợ cho Grant. Trong tháng 9, Thắng lợi của Liên bang khi Sherman chiếm Atlanta và David Farragut chiếm Mobile dập tắt mọi hoài nghi;[157]
Đảng Dân chủ bị phân hóa trầm trọng, một số nhà lãnh đạo và phần lớn quân nhân quay sang ủng hộ Lincoln. Một mặt, Đảng Liên hiệp Quốc gia đoàn kết chặt chẽ hỗ trợ cho Lincoln khi ông tập chú vào chủ đề giải phóng nô lệ; mặt khác, các chi bộ Cộng hòa cấp tiểu bang nỗ lực hạ giảm uy tín phe chủ hòa.[158] Lincoln thắng lớn trong cuộc tuyển cử, giành được phiếu bầu của tất cả ngoại trừ ba tiểu bang.[159]
Ngày 4 tháng 3, 1865, trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai, Lincoln bày tỏ rằng sự tổn thất lớn lao từ hai phía là do ý chỉ của Thiên Chúa. Sử gia Mark Noll xếp diễn từ này vào trong "một số ít các văn bản hàm chứa tính thiêng liêng, nhờ đó người dân Mỹ ý thức được vị trí của mình trên thế giới."
Mơ ước khi hi vọng – khẩn thiết lúc nguyện cầu – chúng ta mong cuộc chiến đau thương này sớm chấm dứt. Song, theo ý chỉ của Thiên Chúa, nó vẫn tiếp diễn, cho đến khi tất cả của cải từng được dồn chứa bởi sự lao dịch khốn cùng của người nô lệ trong suốt 250 năm sẽ bị tiêu tan, cho đến khi mỗi một giọt máu ứa ra từ những lằn đòn sẽ bị đáp trả bằng những nhát chém, như đã được cảnh báo từ 3 000 năm trước, và cần được nhắc lại hôm nay, "sự đoán xét của Chúa là chân lý và hoàn toàn công chính".[160] Không ác tâm với bất cứ ai nhưng nhân ái với mọi người, và kiên định trong lẽ phải. Khi Chúa cho chúng ta nhận ra lẽ phải, hãy tranh đấu để hoàn thành sứ mạng được giao: hàn gắn vết thương của dân tộc, chăm sóc các chiến sĩ, những người vợ góa, những trẻ mồ côi – hết sức mình tạo lập một nền hòa bình vững bền và công chính, cho chúng ta, và cho mọi dân tộc.[161]

Tái thiết

Thời kỳ tái thiết đã khởi đầu ngay từ lúc còn chiến tranh, khi Lincoln và các phụ tá của ông tính trước phương cách giúp các tiểu bang miền nam tái hội nhập, giải phóng nô lệ, và quyết định số phận của giới lãnh đạo Liên minh. Không lâu sau khi Tướng Lee đầu hàng, khi được hỏi nên đối xử với phe thất trận như thế nào, Lincoln trả lời, "Hãy để họ thoải mái".[162]
Tôi luôn luôn nhận thấy rằng một tấm lòng thương xót kết quả nhiều hơn một nền công lý nghiêm nhặt.
Abraham Lincoln[163]
Trong nỗ lực tiến hành chính sách hòa giải, Lincoln nhận được sự ủng hộ của nhóm ôn hòa, nhưng bị chống đối bởi nhóm cấp tiến trong đảng Cộng hòa nhự Dân biểu Thaddeus Stevens, các Thượng Nghị sĩ Charles Summer và Benjamin Wade, là những đồng minh chính trị của ông trong các vấn đề khác. Quyết tâm tìm ra giải pháp hiệp nhất dân tộc mà không thù địch với miền Nam, Lincoln thúc giục tổ chức bầu cử sớm theo các điều khoản phóng khoáng. Tuyên cáo Ân xá của tổng thống ngày 8 tháng 12, 1863 công bố không buộc tội những ai không có chức vụ trong Liên minh, chưa từng ngược đãi tù binh Liên bang, và chịu ký tuyên thệ trung thành với Liên bang.[164]
Sự chọn lựa nhân sự của Lincoln là nhằm giữ hai nhóm ôn hòa và cấp tiến cùng làm việc với nhau. Ông bổ nhiệm Salmon P. Chase thuộc nhóm cấp tiến vào Tối cao Pháp viện thay thế Chánh án Taney.
Sau khi Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực, dù không được áp dụng trên tất cả tiểu bang, Lincoln gia tăng áp lực yêu cầu Quốc hội ra một bản tu chính đặt chế độ nô lệ ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ. Lincoln tuyên bố rằng một bản tu chính như thế sẽ "giải quyết dứt điểm toàn bộ vấn đề".[165] Tháng 6 năm 1864, một dự luật tu chính được trình Quốc hội nhưng không được thông qua vì không đủ đa số hai phần ba. Việc thông qua dự luật trở thành một trong những chủ đề vận động trong cuộc bầu cử năm 1864. Ngày 13 tháng 1, 1865, sau một cuộc tranh luận dài ở Viện Dân biểu, dự luật được thông qua và được gửi đến các viện lập pháp tiểu bang để phê chuẩn[166] để trở thành Tu chính án thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 12, 1865.[167]
Khi cuộc chiến sắp kết thúc, kế hoạch tái thiết của tổng thống tiếp tục được điều chỉnh. Tin rằng chính phủ liên bang có một phần trách nhiệm đối với hàng triệu nô lệ được giải phóng, Lincoln ký ban hàng đạo luật Freedman’s Bureau thiết lập một cơ quan liên bang đáp ứng các nhu cầu của những cựu nô lệ, cung ứng đất thuê trong hạn ba năm với quyền được mua đứt cho những người vừa được tự do.

Tái định nghĩa khái niệm cộng hòa và chủ nghĩa cộng hòa

An older tired looking Lincoln with a beard.
Tấm ảnh cuối cùng của Lincoln, tháng 3, 1865.
Những sử gia đương đại như Harry Jaffa, Herman Belz, John Diggins, Vernon Burton, và Eric Foner đều nhấn mạnh đến nỗ lực tái định nghĩa các giá trị cộng hòa của Lincoln. Từ đầu thập niên 1850 khi các luận cứ chính trị đều hướng về tính thiêng liêng của Hiến pháp, Lincoln đã tập chú vào bản Tuyên ngôn Độc lập, xem văn kiện này là nền tảng của các giá trị chính trị của nước Mỹ mà ông gọi là "thành lũy" của chủ nghĩa cộng hòa.[168]
Sự kiện bản Tuyên ngôn nhấn mạnh đến quyền tự do và sự bình đẳng dành cho mọi người, trái ngược với Hiến pháp dung chịu chế độ nô lệ, đã làm thay đổi chiều hướng tranh luận. Luận điểm của Lincoln đã gây dựng được ảnh hưởng vì ông làm sáng tỏ nền tảng đạo đức của chủ nghĩa cộng hòa, thay vì chỉ biết tuân thủ hiến pháp.[169]

Các đạo luật

Nội các Lincoln[170]
Chức vụ Tên Nhiệm kỳ

Tổng thống Abraham Lincoln 1861–1865
Phó Tổng thống Hannibal Hamlin 1861–1865

Andrew Johnson 1865

Bộ trưởng Ngoại giao William H. Seward 1861–1865
Bộ trưởng Chiến tranh Simon Cameron 1861–1862

Edwin M. Stanton 1862–1865
Bộ trưởng Ngân khố Salmon P. Chase 1861–1864

William P. Fessenden 1864–1865

Hugh McCulloch 1865
Bộ trưởng Tư pháp Edward Bates 1861–1864

James Speed 1864–1865
Bộ trưởng Bưu điện Montgomery Blair 1861–1864

William Dennison, Jr. 1864–1865
Bộ trưởng Hải quân Gideon Welles 1861–1865
Bộ trưởng Nội vụ Caleb B. Smith 1861–1862

John P. Usher 1863–1865
Lincoln trung thành với chủ thuyết của đảng Whig về chức vụ tổng thống, theo đó Quốc hội có trách nhiệm làm luật và nhánh hành pháp thực thi luật pháp. Chỉ có bốn dự luật đã được Quốc hội thông qua đã bị Lincoln phủ quyết.[171] Năm 1862, ông ký ban hành đạo luật Homestead bán cho người dân với giá rất thấp hàng triệu héc-ta đất chính phủ đang sở hữu. Đạo luật Morrill Land-Grant Colleges ký năm 1862 cung ứng học bổng chính phủ cho các trường đại học nông nghiệp tại mỗi tiểu bang. Đạo luật Pacific Raiway năm 1862 và 1864 dành sự hỗ trợ của liên bang cho công trình xây dựng đường sắt xuyên lục địa hoàn thành năm 1869.[172]
Lincoln cũng mở rộng ảnh hưởng kinh tế của chính phủ liên bang sang các lãnh vực khác. Đạo luật National Banking cho phép thành lập hệ thống ngân hàng quốc gia cung ứng mạng lưới tài chính dồi dào trên toàn quốc, cũng như thiết lập nền tiền tệ quốc gia. Năm 1862, Quốc hội đề xuất và tổng thống phê chuẩn việc thành lập Bộ Nông nghiệp.[173] Năm 1862, Lincoln cử Tướng John Pope bình định cuộc nổi dậy của bộ tộc Sioux. Tổng thống cũng cho lập kế hoạch cải cách chính sách liên bang đối với người da đỏ.[174]
Lincoln là nhân tố chính trong việc công nhận Lễ Tạ ơn là quốc lễ của Hoa Kỳ.[175] Trước nhiệm kỳ tổng thống của Lincoln, Lễ Tạ ơn là ngày lễ phổ biến ở vùng New England từ thế kỷ 17. Năm 1863, Lincoln tuyên bố thứ Năm lần thứ tư của tháng Mười một là ngày cử hành Lễ Tạ ơn.[175]

Tối cao Pháp viện

Lincoln bổ nhiệm năm thẩm phán cho tòa án tối cao. Noah Haynes Swayne, được đề cử ngày 21 tháng 1, 1862 và bổ nhiệm ngày 24 tháng 1, 1862; ông là luật sư, chống chế độ nô lệ và ủng hộ Liên bang. Samuel Freeman Miller, được đề cử và bổ nhiệm ngày 16 tháng 7, 1862; ông ủng hộ Lincoln trong cuộc bầu cử năm 1860, và là người chủ trương bãi nô. David Davis, được đề cử ngày 1 tháng 12, 1862 và bổ nhiệm ngày 8 tháng 12, 1862; ông là người điều hành chiến dịch tranh cử năm 1860 của Lincoln, từng là thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang ở Illinois. Stephen Johnson Field, được đề cử ngày 6 tháng 3, 1863 và bổ nhiệm ngày 10 tháng 3, 1863; từng là thẩm phán tòa tối cao bang California. Cuối cùng là Bộ trưởng Ngân khố của Lincoln, Salmon P. Chase, được đề cử và bổ nhiệm trong ngày 6 tháng 12, 1862 vào chức vụ Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Lincoln tin Chase là một thẩm phán có khả năng, sẽ hỗ trợ công cuộc tái thiết trong lĩnh vực tư pháp, và sự bổ nhiệm này sẽ liên kết các nhóm trong đảng Cộng hòa.[176]

Các Tiểu bang gia nhập Liên bang

Ngày 20 tháng 6, 1863, tiểu bang West Virginia xin gia nhập Liên bang, bao gồm những hạt cực tây bắc từng tách khỏi tiểu bang sau khi bang này rút lui khỏi Liên bang. Nevada, tiểu bang thứ ba thuộc vùng viễn tây được gia nhập ngày 31 tháng 10, 1864.[177]

Ám sát

A drawing of Lincoln being shot by Booth while sitting in a theater booth.
Trong lô dành riêng cho tổng thống ở Nhà hát Ford, (từ trái) Henry Rathbone, Clara Harris, Mary Todd Lincoln, Abraham Lincoln, và John Wilkes Booth.
Một diễn viên nổi tiếng, John Wilkes Booth, là gián điệp của Liên minh đến từ Maryland; dù chưa bao giờ gia nhập quân đội Liên minh, Booth có mối quan hệ với mật vụ Liên minh.[178] Năm 1864, Booth lên kế hoạch bắt cóc Lincoln để đòi thả tù binh Liên minh. Nhưng sau khi dự buổi diễn thuyết của Lincoln vào ngày 11 tháng 4, 1865, Booth giận dữ thay đổi kế hoạch và quyết định ám sát tổng thống.[179] Dò biết Tổng thống, Đệ nhất Phu nhân, và Tướng Ulysses S. Grant, nhân vì ăn mừng việc chấm dứt chiến tranh, sẽ đến Nhà hát Ford, Booth cùng đồng bọn lập kế hoạch ám sát Phó Tổng thống Andrew Johnson, Bộ trưởng Ngoại giao William H. Seward, và Tướng Grant. Ngày 14 tháng 4, Lincoln đến xem vở kịch "Our American Cousin" mà không có cận vệ chính Ward Hill Lamon đi cùng. Đến phút chót, thay vì đi xem kịch, Grant cùng vợ đến Philadelphia.[180]
Trong lúc nghỉ giải lao, John Parker, cận vệ của Lincoln, rời nhà hát cùng người đánh xe đến quán rượu Star kế cận. Lợi dụng cơ hội Tổng thống ngồi trong lô danh dự mà không có cận vệ bên cạnh, khoảng 10 giờ tối, Booth lẻn vô và bắn vào sau đầu của Tổng thống từ cự ly gần. Thiếu tá Henry Rathbone chụp bắt Booth nhưng hung thủ đâm trúng Rathbone và trốn thoát.[181][182]
Sau mười ngày đào tẩu, người ta tìm thấy Booth tại một nông trang ở Virginia, khoảng 30 dặm (48 km) phía nam Washington D. C. Ngày 26 tháng 4, sau một cuộc đụng độ ngắn, Booth bị binh sĩ Liên bang giết chết.[183]
Sau cơn hôn mê kéo dài chín giờ, Lincoln từ trần lúc 7g 22 sáng ngày 15 tháng 4. Mục sư Phineas Densmore Gurley thuộc Giáo hội Trưởng Lão được mời cầu nguyện sau khi Bộ trưởng Chiến tranh Stanton chào tiễn biệt và nói, "Nay ông thuộc về lịch sử."[184]
Thi thể của Lincoln được phủ quốc kỳ và được các sĩ quan Liên bang hộ tống dưới cơn mưa về Tòa Bạch Ốc trong tiếng chuông nhà thờ của thành phố. Phó Tổng thống Johnson tuyên thệ nhậm chức lúc 10:00 sáng ngay trong ngày Tổng thống bị ám sát. Suốt ba tuần lễ, đoàn tàu hỏa dành cho tang lễ Tổng thống mang thi thể ông đến các thành phố trên khắp miền Bắc đến các lễ tưởng niệm có hàng trăm ngàn người tham dự, trong khi nhiều người khác tụ tập dọc theo lộ trình giăng biểu ngữ, đốt lửa, và hát thánh ca.[185][186]

Niềm tin tôn giáo

Xem thêm thông tin: Abraham Lincoln và tôn giáo
Lincoln, năm 1869.
Giới học giả viết nhiều về các chủ đề liên quan đến đức tin và triết lý sống của Lincoln. Ông thường sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ tôn giáo để trình bày đức tin cá nhân hoặc để thuyết phục cử tọa, phần lớn trong số họ là tín hữu Kháng Cách theo trào lưu Tin Lành.[187] Dù chưa bao giờ chính thức gia nhập giáo hội nào, Lincoln rất gần gũi với Kinh Thánh, thường xuyên trích dẫn và tán dương Kinh Thánh.[188]
Trong thập niên 1840, Lincoln ngả theo ‘’Học thuyết Tất yếu’’ tin rằng tâm trí con người ở dưới sự kiểm soát của một quyền lực cao hơn.[189] Đến thập niên 1850, Lincoln thừa nhận "ơn thần hựu" theo cách chung, nhưng hiếm khi sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh tôn giáo của người Tin Lành. Ông dành sự tôn trọng cho chủ nghĩa cộng hòa của những nhà lập quốc gần như là niềm tin tôn giáo.[190] Song, khi đau khổ vì cái chết của con trai ông, Edward, Lincoln thường xuyên nhìn nhận rằng ông cần phải trông cậy Thiên Chúa.[191] Khi một con trai khác của Lincoln, Willie, lìa đời trong tháng 2, 1862, ông càng hướng về tôn giáo để tìm câu giải đáp và sự an ủi.[192]

Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ có bằng sáng chế

Trên thực tế nhiều người xem vị tổng thống thứ 3 của nước Mỹ, Thomas Jeffersonnhà phát minh vĩ đại nhất từng sống ở Nhà Trắng. Nhưng vị Tổng thống này chưa bao giờ lấy bằng sáng chế cho những ý tưởng của mình. Trong lịch sử nước Mỹ, chỉ duy nhất một Tổng thống từng được cấp bằng sáng chế cho dù bình thường ông ít quan tâm đến công nghệ, đó là Tổng thống Abraham Lincoln.
Vào cuối những năm 1890, Lincoln là đại biểu Quốc hội của bang Illinois. Ông thường đi lại giữa Washington và Illinois trên con tàu chạy bằng hơi nước Great Lakes. Một lần tàu bị mắt kẹt ở bãi cát ngay giữa sông. Tât cả hành khách và hàng hoá phải chuyển đi để con tàu nổi dần lên. Đó là một quá trình dài và buồn tẻ.
Điều này mang đến cho Lincoln một ý tưởng, khi trở về văn phòng luật sư của mình ở Illinois, ông bắt đầu sáng chế ra một thiết bị có thể làm con tàu nổi lên mà không cần phải làm cho nó nhẹ đi bằng việc bóc dở hàng hoá xuống. Ông tranh thủ gọt đẽo mô hình giữa các phiên toà. Kết quả, ông nhận được bằng sáng chế số 6469: "Cách làm nổi những con tàu lớn".
Phát minh của Lincoln được chứng minh là không thực tế và không được đưa vào sản xuất. Nhưng nó đã cho thấy vị luật sư có tài xoay xở này sở hữu một trí tuệ đầy sáng tạo và dám thực hiện những ý tưởng mới. Đó là ý chí mà nước Mỹ rất cần trong những năm tháng bất ổn sau này.

Vinh danh

Tượng Abraham Lincoln, bên trong Khu Tưởng niệm Lincoln.
Theo bảng Xếp hạng Tổng thống trong Lịch sử Hoa Kỳ được thực hiện từ thập niên 1940, Lincoln luôn có tên trong ba người đứng đầu, thường khi là nhân vật số 1.[5] Trong phần lớn các cuộc khảo sát bắt đầu thực hiện từ năm 1948, Lincoln được xếp vào hàng đầu: Schlesinger 1948, Schlesinger 1962, 1982 Murray Blessing Survey, Chicago Tribune 1982 poll, Schlesinger 1996, CSPAN 1996, Ridings-McIver 1996, Time 2008, and CSPAN 2009. Đại thể, những tổng thống chiếm ba vị trí đầu là 1) Lincoln; 2) George Washington; và 3) Franklin D. Roosevelt, mặc dù đôi khi cũng có sự đảo ngược vị trí với nhau giữa Lincoln và Washington, Washington và Roosevelt.[193]
Lincoln sở hữu tính cách điềm tĩnh cần thiết cho một chính khách, nhất là trong tình thế phức tạp. Suốt trong năm 1862, không có ngày nào trôi qua mà không có một bài diễn thuyết kêu gọi tổng thống chấp nhận những quyết sách táo bạo nhằm chống lại nạn nô lệ và Tướng McClellan, nhưng Lincoln vẫn bất động. Ông cần phải cân nhắc cho từng bước đi để thuyết phục chính mình và giới cử tri ôn hòa ở phía Bắc rằng ông đã thử hết mọi phương cách.
Ngay cả sau khi cách chức Tướng McClellan và giải phóng nô lệ, ông vẫn kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm thích hợp. Sự mòn mỏi chờ đợi một chiến thắng để có thể công bố bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có lẽ là giai đoạn nhạy cảm nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của Lincoln. Thời kỳ chuyển tiếp là cần thiết bởi vì Lincoln biết rằng trong những lúc đất nước đang bị phân hóa nghiêm trọng thì lập trường trung dung là con đường dẫn đến thành công cho nhà lãnh đạo.
Tượng đài Giải phóng Nô lệ.
Một ngày mùa hè năm 1862, một nhóm các nhân vật tiếng tăm chủ trương bãi nô từ vùng New England đến gặp Lincoln nhằm yêu cầu ông phải chống nạn nô lệ triệt để hơn. Sau một lúc im lặng, Lincoln hỏi xem họ còn nhớ sự kiện Blondin đi dây ngang qua thác Niagara không. Dĩ nhiên là họ nhớ. Một người trong số họ thuật lại lời của Tổng thống, "Giả sử toàn bộ giá trị vật chất trên đất nước vĩ đại này của chúng ta, từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương – sự giàu có, thịnh vượng, những thành quả của nó trong hiện tại và cả niềm hi vọng cho tương lai – được tập trung lại và giao cho Blondin đem chúng băng qua thác trong chuyến đi kinh khủng này;" và giả sử "bạn đang đứng trên bờ thác khi Blondin đi trên dây, khi anh đang cẩn thận dò dẫm từng bước chân và đang cố giữ thăng bằng với thanh ngang trên tay bằng kỹ năng tinh tế của mình để băng qua thác nước khổng lồ đang gầm rú bên dưới. Bạn sẽ gào thét, ‘Blondin, qua phải một bước!’ ‘Blondin, qua trái một bước!’ hay là bạn lặng lẽ đứng yên, nín thở và cầu nguyện xin Đấng Toàn Năng hướng dẫn và giúp anh ấy vượt qua cơn thử thách?"[194]
Khi nghe tin Liconln từ trần, Walt Whitman viết bài thơ O Captain! My Captain! gọi ông là thuyền trưởng lèo lái con thuyền qua những vùng biển động để đến bến bờ bình yên, nhưng khi sắp đến nơi thì người thuyền trưởng đã không còn. Trong khi người da trắng xem Lincoln như là nhà lãnh đạo có công duy trì nền thống nhất của đất nước thì người Mỹ da đen vinh danh ông như một nhà giải phóng. Trong chuyến viếng thăm Richmond, Lincoln được người dân ở đây chào đón như một người cha. Họ còn ví sánh ông với Moses trong Kinh Thánh, người giải phóng dân Do Thái và dẫn dắt họ trên đường đến Đất Hứa nhưng từ trần trước khi dân tộc ông đặt chân vào vùng đất này.
Ngay cả Frederick Douglass, người thường chỉ trích Lincoln trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, sau khi Lincoln bị ám sát đã gọi ông là "vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên chết vì chính nghĩa," và ca ngợi tính cách của Lincoln, "Với Abraham Lincoln, niềm tin vào chính mình và lòng tin dành cho đồng bào của ông thật vĩ đại và đáng kinh ngạc, thật sáng suốt và vững chắc. Ông hiểu rõ người dân Mỹ hơn cả chính họ, và chân lý của ông được lập nền trên sự hiểu biết này". Douglass cũng liệt kê những phẩm chất của một nhà lãnh đạo mà ông tìm thấy ở Lincoln, "Mặc dù ở địa vị cao trọng, những người thấp hèn nhất có thể tìm đến ông và cảm thấy thoải mái khi gặp ông. Mặc dù sâu sắc, ông rất trong sáng; mặc dù mạnh mẽ, ông rất dịu dàng; mặc dù quyết đoán trong xác tín, ông khoan hòa đối với những ai khác quan điểm, và kiên nhẫn lắng nghe lời chỉ trích."[195]
Tem tưởng niệm Lincoln.
Chính là bởi vì vụ ám sát mà Lincoln được xem là vị anh hùng xả thân vì dân tộc. Trong mắt của những người chủ trương bãi nô, ông là nhà tranh đấu cho quyền tự do của con người. Đảng viên Cộng hòa liên kết tên tuổi ông với đảng của họ. Ở miền Nam, nhiều người, tuy không phải tất cả, xem ông là một tài năng kiệt xuất.[196]
Theo Schwartz, cuối thế kỷ 19 thanh danh của Lincoln tiến triển chậm cho mãi đến Giai đoạn Phát triển (1900 – thập niên 1920) ông mới được xem như là một trong những vị anh hùng được tôn kính nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, ngay cả trong vòng người dân miền Nam. Đỉnh điểm của sự trọng vọng này là vào năm 1922 khi Đài Tưởng niệm Lincoln được cung hiến tại Washington.[197] Trong thời kỳ New Deal, những người cấp tiến ca tụng Lincoln không chỉ như là người tự lập thân hoặc vị tổng thống vĩ đại trong chiến tranh, mà còn là nhà lãnh đạo quan tâm đến thường dân là những người có nhiều cống hiến cho chính nghĩa của cuộc chiến. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hình ảnh của Lincoln được tôn cao như là biểu tượng của tự do, là người mang hi vọng đến cho những người bị áp bức.[198]
Trong thập niên 1970, Lincoln được những người có chủ trương bảo thủ trong chính trị dành cho sự ngưỡng mộ đặc biệt[199] do lập trường dân tộc, chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, tập chú vào nỗ lực chống nô lệ, và nhiệt tâm của ông đối với các nguyên lý của những nhà lập quốc.[200][201][202] James G. Randall nhấn mạnh đến tính bao dung và thái độ ôn hòa của Lincoln trong "sự chú tâm của ông đối với sự tăng trưởng trong trật tự, sự nghi ngờ đối với những hành vi khích động nguy hiểm, và sự miễn cưỡng của ông đối với các kế hoạch cải cách bất khả thi." Randall đúc kết, "ông là người bảo thủ khi ông triệt để bác bỏ cái gọi là "thuyết cấp tiến" chủ trương bóc lột miền Nam, căm ghét chủ nô, thèm khát báo thù, âm mưu phe phái, và những đòi hỏi hẹp hòi muốn các định chế của miền Nam phải được thay đổi cấp tốc bởi tay người bên ngoài." [203]
Exterior photograph of museum
Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Abraham Lincoln tại Springfield, Illinois.
Đến cuối thập niên 1960, những người cấp tiến như sử gia Lerone Bennett, xem xét lại sự việc, đặc biệt là quan điểm của Lincoln liên quan đến các vấn đề chủng tộc.[204][205] Năm 1968, Bennett gây chấn động dư luận khi gọi Lincoln là người chủ trương người da trắng là chủng tộc thượng đẳng.[206] Ông nhận xét rằng Lincoln thích gièm pha chủng tộc, chế giễu người da đen, chống đối sự công bằng xã hội, và đề nghị gởi nô lệ được tự do sang một đất nước khác. Những người ủng hộ Lincoln như các tác gia Dirk và Cashin, phản bác rằng Lincoln còn tốt hơn hầu hết các chính trị gia thời ấy;[207] rằng ông là người đạo đức có viễn kiến đã làm hết sức mình để thăng tiến chủ nghĩa bãi nô.[208]
Hình tượng Lincoln cũng thường được khắc họa rất tích cực trên màn ảnh của Hollywood.[209][210]

Tưởng niệm

An aerial photo a large white building with big pillars.
Khu Tưởng niệm Lincoln tại Washington, D.C.
Nhiều thị trấn, thành phố, và quận hạt mang tên Lincoln,[211] trong đó có thủ phủ bang Nebraska. Tượng đài đầu tiên được dựng lên để tưởng niệm Lincoln đặt trước Tòa Thị chính Hạt Columbia năm 1868, ba năm sau khi ông bị ám sát.[212] Tên và hình ảnh của Lincoln xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau như Đài Tưởng niệm Lincoln ở Washington D. C. và tượng điêu khắc Lincoln trên Núi Rushmore.[213]
Người ta cũng thiết lập những công viên lịch sử tại các địa điểm liên quan đến những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Lincoln như: nơi ông chào đời (Abraham Licoln Birthplace National Historical Park) ở Hodgenville, Kentucky,[214] chỗ ông trải qua thời niên thiếu (Lincoln Boyhood National Memorial) tại Lincoln City, Indiana,[215] nơi ông trưởng thành (Lincoln’s New Salem) ở Illinois,[216] và nơi ông khởi nghiệp (Lincoln Home National Historic Site) tại Springfield, Illinois.[217][218]
Nhà hát Ford và tòa nhà Petersen (nơi Lincoln từ trần) được giữ lại làm viện bảo tàng, cũng như Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Abraham Lincoln ở Springfield.[219][220]
Hình ảnh Lincoln trên Núi Rushmore.
Phần mộ Lincoln trong Nghĩa trang Oak Ridge ở Springfield, Illinois, là nơi chôn cất Lincoln, vợ ông Mary cùng ba trong số bốn con trai của ông, Edward, William, và Thomas.[221]
Ngay trong năm Lincoln từ trần, hình ảnh của ông được gởi đi khắp thế giới qua những con tem bưu điện.[222] Hình ảnh của ông cũng xuất hiện trên tờ năm đô-la, và đồng xu Lincoln, đây là đồng tiền đầu tiên của Hoa Kỳ có đúc hình một nhân vật.[223]
Ngày 28 tháng 7, 1920 một pho tượng Lincoln được đặt tại một địa điểm gần Điện Westminster, Luân Đôn.[224] Hải quân Hoa Kỳ đã đặt tên ông cho một số chiến hạm, trong đó có hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và tiềm thủy đỉnh SSBN Abraham Lincoln.
Mặc dù ngày sinh của Lincoln, 12 tháng 2, chưa bao giờ được công nhận là quốc lễ, nó từng được cử hành tại 30 tiểu bang.[211] Từ năm 1971 khi Ngày Tổng thống trở thành quốc lễ, trong đó có ngày sinh của Lincoln kết hợp với ngày sinh Washington, được cử hành thay thế lễ kỷ niệm ngày sinh của ông.[225]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Goodwin, p. 91; Holzer, p. 232.
  2. ^ Tagg, p. xiii.
  3. ^ Randall (1947), pp. 65–87.
  4. ^ a ă Bulla (2010), p. 222.
  5. ^ a ă "Ranking Our Presidents". James Lindgren. November 16, 2000. International World History Project.
  6. ^ George H. Gallup, The Gallup poll (2008) p 75 [[]][cần chú thích đầy đủ]
  7. ^ Donald (1996), pp. 20–22.
  8. ^ a ă Pessen, pp. 24–25.
  9. ^ a ă White, pp. 12–13.
  10. ^ Donald (1996), p. 21.
  11. ^ Donald (1996), pp. 22–24.
  12. ^ Lamb, p. 189.
  13. ^ a ă Donald (1996), pp. 30–33.
  14. ^ Donald (1996), p. 20.
  15. ^ Fragment, Notes for a Law Lecture (July 1, 1850?), cited in Abraham Lincoln: Complete Works, Comprising his Speeches, Letters, State Papers, and Miscellaneous Writings (Vol. 2), 1894
  16. ^ Donald (1996), pp. 26–27.
  17. ^ White, pp. 25, 31, 47.
  18. ^ Donald (1996), p. 33.
  19. ^ Donald (1996), p. 41.
  20. ^ Donald (1996), pp. 38–43; Prokopowicz, pp. 18–19.
  21. ^ Donald (1996), p. 36.
  22. ^ Thomas (2008), pp. 23–53; Carwardine (2003), pp. 3–5.
  23. ^ Sandburg (1926), pp. 22–23.
  24. ^ Von Drehle, David; Rise to Greatness: Abraham Lincoln and America’s Most Perilous Yeas
  25. ^ Lamb, p. 43.
  26. ^ a ă Sandburg (1926), pp. 46–48.
  27. ^ Donald (1996), p. 86.
  28. ^ Donald (1996), p. 87.
  29. ^ Sandburg (1926), pp. 50–51.
  30. ^ Donald (1996), p. 93.
  31. ^ White, p. 125.
  32. ^ Donald (1996), pp. 95–96.
  33. ^ White, p. 126.
  34. ^ Baker, p. 120.
  35. ^ White, pp. 179–181, 476.
  36. ^ Steers, p. 341.
  37. ^ Shenk, Joshua Wolf (October năm 2005). “Lincoln's Great Depression”. The Atlantic. The Atlantic Monthly Group. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
  38. ^ Winkle ch 7–8.[cần số trang]
  39. ^ Winkle, pp. 86–95.
  40. ^ laughtergenealogy.com – Presidents Personal Information
  41. ^ Donald (1996), p. 46.
  42. ^ Winkle, pp. 114–116.
  43. ^ Donald (1996), pp. 53–55.
  44. ^ Donald (1996), p. 64.
  45. ^ White, pp. 71, 79, 108.
  46. ^ Simon, p. 130.
  47. ^ Donald (1996), p. 134.
  48. ^ Foner (2010), pp. 17–19, 67.
  49. ^ Simon, p. 283.
  50. ^ Donald (1996), p. 222.
  51. ^ Boritt (1994), pp. 137–153.
  52. ^ Oates, p. 79.
  53. ^ Harris, p. 54; Foner (2010), p. 57.
  54. ^ Heidler (2006), pp. 181–183.
  55. ^ Oates, pp. 79–80.
  56. ^ a ă Basler (1946), pp. 199–202.
  57. ^ McGovern, p. 33.
  58. ^ Basler (1946), p. 202.
  59. ^ “Lincoln's Spot Resolutions”. National Archives. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
  60. ^ Donald (1996), p. 128.
  61. ^ Donald (1996), pp. 124–126.
  62. ^ Donald (1996), p. 140.
  63. ^ Harris, pp. 55–57.
  64. ^ Fragment, Notes for a Law Lecture (July 1, 1850?), cited in Abraham Lincoln: Complete Works, Comprising his Speeches, Letters, State Papers, and Miscellaneous Writings (Vol. 2), 1894.
  65. ^ Donald (1996), p. 96.
  66. ^ Donald (1996), pp. 105–106, 158.
  67. ^ a ă Donald (1996), pp. 142–143.
  68. ^ White, p. 163.
  69. ^ “Abraham Lincoln's Patent Model: Improvement for Buoying Vessels Over Shoals”. Smithsonian Institution. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
  70. ^ Handy, p. 440.
  71. ^ a ă â Donald (1996), pp. 150–151.
  72. ^ Harrison (1935), p. 270.
  73. ^ “The Peculiar Instution”. Newberry Library and Chicago History Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  74. ^ “Lincoln Speaks Out”. Newberry Library and Chicago History Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  75. ^ McGovern, pp. 36–37.
  76. ^ Foner (2010), pp. 84–88.
  77. ^ Thomas (2008), pp. 148–152.
  78. ^ Basler (1953), p. 255. [[]][cần chú thích đầy đủ]
  79. ^ Written speech fragment presented by to the Chicago Veterans Druggist's Association in 1906 by Judge James B. Bradwell, who claimed to have received it from Mary Todd Lincoln. Collected Works, 2:532
  80. ^ Oates, p. 119.
  81. ^ White, pp. 205–208.
  82. ^ McGovern, pp. 38–39.
  83. ^ Donald (1996), p. 193.
  84. ^ Oates, pp. 138–139.
  85. ^ Jaffa, pp. 299–300.
  86. ^ White, p. 251.
  87. ^ Harris, p. 98.
  88. ^ McPherson (1993), p. 182.
  89. ^ Donald (1996), pp. 214–224.
  90. ^ Carwardine (2003), pp. 89–90.
  91. ^ Jaffa, p. 473.
  92. ^ Carwardine (2003), p. 97.
  93. ^ Holzer, p. 157.
  94. ^ Donald (1996), p. 240.
  95. ^ Oates, pp. 175–176.
  96. ^ Luthin, pp. 609–629.
  97. ^ Boritt (1994), pp. 10, 13, 18.
  98. ^ Donald (1996), p. 253.
  99. ^ Donald (1996), pp. 254–256.
  100. ^ Donald (1996), p. 254.
  101. ^ Mansch, p. 61.
  102. ^ Edgar, p. 350.
  103. ^ a ă Donald (1996), p. 267.
  104. ^ Potter, p. 498.
  105. ^ White, p. 362.
  106. ^ Potter, pp. 520, 569–570.
  107. ^ White, p. 369.
  108. ^ White, pp. 360–361.
  109. ^ Donald (1996), p. 268.
  110. ^ Vorenberg, p. 22.
  111. ^ Lupton, p. 34.
  112. ^ Donald (1996), pp. 273–277.
  113. ^ Donald (1996), pp. 277–279.
  114. ^ Sandburg (2002), p. 212.
  115. ^ Donald (1996), pp. 283–284.
  116. ^ Nevins (2000), p. 29. [[]][cần chú thích đầy đủ]
  117. ^ Sherman, pp. 185–186.
  118. ^ Donald (1996), p. 293.
  119. ^ Oates, p. 226.
  120. ^ Heidler (2000), p. 174.
  121. ^ Scott, pp. 326–341.
  122. ^ Donald (1996), pp. 303–304; Carwardine (2003), pp. 163–164.
  123. ^ Donald (1996), pp. 315, 331–333, 338–339, 417.
  124. ^ Donald (1996), p. 314; Carwardine (2003), p. 178.
  125. ^ Prokopowicz, p. 127.
  126. ^ Benjamin P. Thomas and Harold M. Hyman, Stanton, the Life and Times of Lincoln's Secretary of War (Knopf, 1962)[cần số trang]
  127. ^ Ambrose, pp. 7, 66, 159.
  128. ^ Donald (1996), pp. 432–436.
  129. ^ Donald (1996), pp. 318–319.
  130. ^ Donald (1996), pp. 349–352.
  131. ^ Donald (1996), pp. 339–340.
  132. ^ Goodwin, pp. 478–480.
  133. ^ Goodwin, p. 481.
  134. ^ Donald (1996), pp. 389–390.
  135. ^ Donald (1996), pp. 429–431.
  136. ^ Nevins 6:433–44
  137. ^ Nevins (1960), pp. 318–322, quote on p. 322.Bản mẫu:Volume needed
  138. ^ Guelzo (1999), pp. 290–291.
  139. ^ Donald (1996), pp. 364–365.
  140. ^ Guelzo (2004), pp. 147–153.
  141. ^ Roy P. Basler, ed. The collected works of Abraham Lincoln (Rutgers U.P., 1953) vol 5 p. 388
  142. ^ Donald (1996), pp. 364, 379.
  143. ^ Donald (1996), p. 407.
  144. ^ Donald (1996), pp. 430–431.
  145. ^ Donald (1996), p. 431.
  146. ^ Douglass, pp. 259–260.
  147. ^ Donald (1996), pp. 453–460.
  148. ^ Donald (1996), pp. 460–466.
  149. ^ Wills, pp. 20, 27, 105, 146.
  150. ^ a ă Thomas (2008), p. 315.
  151. ^ McPherson (2009), p. 113.
  152. ^ Donald (1996), p. 589.
  153. ^ Fish, pp. 53–69.
  154. ^ Tegeder, pp. 77–90.
  155. ^ Donald (1996), pp. 494–507.
  156. ^ Grimsley, p. 80.
  157. ^ Donald (1996), p. 531.
  158. ^ Randall & Current (1955), p. 307.
  159. ^ Paludan, pp. 274–293.
  160. ^ Thi thiên (Thánh vịnh) 19: 9
  161. ^ Abraham Lincoln, Abraham Lincoln: Selected Speeches and Writings (Library of America edition, 2009) p 450
  162. ^ Thomas (2008), pp. 509–512.
  163. ^ Attributed in Lincoln Memorial (1882) edited by Osborn Oldroyd
  164. ^ Donald (1996), pp. 471–472.
  165. ^ Donald (1996), p. 561.
  166. ^ Donald (1996), pp. 562–563.
  167. ^ “Primary Documents in American History: 13th Amendment to the U.S. Constitution”. Library of Congress. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
  168. ^ Jaffa, p. 399.
  169. ^ Foner (2010), p. 215.
  170. ^ Summers, Robert. “Abraham Lincoln”. Internet Public Library 2 (IPL2). U. Michigan and Drexel U. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011.
  171. ^ Donald (2001), p. 137.
  172. ^ Paludan, p. 116.
  173. ^ Donald (2001), p. 424.
  174. ^ Nichols, pp. 210–232.
  175. ^ a ă Donald (1996), p. 471.
  176. ^ Blue, p. 245.
  177. ^ Donald (1996), pp. 300, 539.
  178. ^ Donald (1996), các trang 586–587.
  179. ^ Harrison (2000), các trang 3–4.
  180. ^ Donald (1996), các trang 594–597.
  181. ^ Donald (1996), trang 597.
  182. ^ Martin, Paul (8 tháng 4 năm 2010). “Lincoln's Missing Bodyguard”. Smithsonian Magazine. Smithsonian Institution. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
  183. ^ Donald (1996), p. 599.
  184. ^ Donald (1996), pp. 598–599, 686. Witnesses have provided other versions of the quote, i.e. "He now belongs to the ages." and "He is a man for the ages."
  185. ^ Trostel, pp. 31–58.
  186. ^ Goodrich, pp. 231–238.
  187. ^ Carwardine (1997), pp. 27–55.
  188. ^ Donald (1996), pp. 48–49, 514–515.
  189. ^ Donald (1996), pp. 48–49.
  190. ^ Grant R. Brodrecht, "Our country": Northern evangelicals and the Union during the Civil War and Reconstruction (2008) p. 40
  191. ^ Parrillo, pp. 227–253.
  192. ^ Wilson, pp. 251–254.
  193. ^ Densen, John V., Editor, Reassessing The Presidency, The Rise of the Executive State and the Decline of Freedom (Ludwig von Mises Institute, 2001), pgs. 1-32; Ridings, William H., & Stuard B. McIver, Rating The Presidents, A Ranking of U.S. Leaders, From the Great and Honorable to the Dishonest and Incompetent (Citadel Press, Kensington Publishing Corp., 2000).
  194. ^ Von Drehle, David. Rise to Greatness: Abraham Lincoln and America’s Most Perilous Yeas.
  195. ^ Frederick Douglass: Oration in Memory of Abraham Lincoln.
  196. ^ Chesebrough, pp. 76, 79, 106, 110.
  197. ^ Schwartz (2000), p. 109.
  198. ^ Schwartz (2009), pp. 23, 91–98.
  199. ^ Havers, p. 96. Apart from neo-Confederates such as Mel Bradford who denounced his treatment of the white South.
  200. ^ Belz (2006), pp. 514–518.
  201. ^ Graebner, pp. 67–94.
  202. ^ Smith, pp. 43–45.
  203. ^ Randall (1947), p. 175.
  204. ^ Zilversmit, pp. 22–24.
  205. ^ Smith, p. 42.
  206. ^ Bennett, pp. 35–42.
  207. ^ Dirck (2008), p. 31.
  208. ^ Striner, pp. 2–4.
  209. ^ Steven Spielberg, Doris Kearns Goodwin, and Tony Kushner, "Mr. Lincoln Goes to Hollywood", Smithsonian (2012) 43#7 pp. 46–53.
  210. ^ Melvyn Stokes, "Abraham Lincoln and the Movies", American Nineteenth Century History 12 (June 2011), 203–31.
  211. ^ a ă Dennis, p. 194.
  212. ^ “Renovation and Expansion of the Historic DC Courthouse” (PDF). DC Court of Appeals. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  213. ^ “Mount Rushmore National Memorial”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  214. ^ “Abraham Lincoln Birthplace National Historic Site”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  215. ^ “Lincoln Boyhood National Memorial”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2011.
  216. ^ “Lincoln's New Salem”. Illinois Historic Preservation Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2011.
  217. ^ “Lincoln Home National Historic Site”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2011.
  218. ^ Peterson, pp. 312, 368.
  219. ^ “The Abraham Lincoln Presidential Library and Museum”. Abraham Lincoln Presidential Library and Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011.
  220. ^ “About Ford's”. Ford's Theatre. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011.
  221. ^ “Lincoln Tomb”. Illinois Historic Preservation Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011.
  222. ^ Healey, Matthew. “Lincoln Stamps Bring Neary $2 Million at a New York Auction”. New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  223. ^ Vinciguerra, Thomas (7 tháng 2 năm 2009). “Now if Only We Could Mint Lincoln Himself”. The New York Times. tr. WK4. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  224. ^ Twenty-Sixth Annual Report of the American Scenic and Historic Preservation Society, 1921 (Albany, NY: J. B. Lyon Company Printers, 1922), pp. 194-95.
  225. ^ Schwartz (2009), pp. 196–199.
  • The Greatest Stories Never Told - 100 tales from history to astonish, bewilder, and stupefy_Rick Beyer.

Đọc thêm

  • Baker, Jean H. (1989). Mary Todd Lincoln: A Biography. W. W. Norton & Company. ISBN 9780393305869.
  • Boritt, Gabor S. (1997). Why the Civil War Came. Oxford University Press. ISBN 0195113764.
  • Boritt, G. S. (2006). The Gettysburg Gospel: The Lincoln Speech that Nobody Knows. Simon and Schuster. tr. 194. ISBN 9780743288200.
  • Bose, Meenekshi; Mark Landis (2003). The Uses and Abuses of Presidential Ratings. Nova Publishers. tr. 5. ISBN 9781590337943.
  • Carwardine, Richard (2003). Lincoln. Pearson Education Ltd. ISBN 9780582032798.
  • Carroll, Peter N. (1994). The Odyssey of the Abraham Lincoln Brigade: Americans in the Spanish Civil War. Stanford University Press. ISBN 9780804722773.
  • Dennis, Matthew (2005). Red, White, and Blue Letter Days: an American Calendar. Cornell University Press. tr. 194. ISBN 9780801472688.
  • Diggins, John P. (1986). The Lost Soul of American Politics: Virtue, Self-Interest, and the Foundations of Liberalism. University of Chicago Press. ISBN 0226148777.
  • Dirck, Brian (2008). Lincoln the Lawyer. University of Illinois Press. ISBN 9780252076145.
  • Donald, David Herbert (1996) [1995]. Lincoln. New York: Simon and Schuster. ISBN 9780684825359.
  • Donald, David Herbert (2001). Lincoln Reconsidered. New York: Knopf Doubleday Publishing Group. ISBN 9780375725326.
  • Emerson, James (2007). The Madness of Mary Lincoln. Carbondale, IL: Southern Illinois University Press. ISBN 9780809327713.
  • Fehrenbacher, Don E. biên tập (1989). Lincoln: Speeches and Writings 1859–1865. Library of America. ISBN 0940450631.
  • Ferguson, Andrew (2008). Land of Lincoln: Adventures in Abe's America. Grove Press. tr. 147. ISBN 9780802143617.
  • Foner, Eric (1995) [1970]. Free Soil, Free Labor, Free Men: The Ideology of the Republican Party before the Civil War. Oxford University Press. ISBN 9780195094978.
  • Goodwin, Doris Kearns (2005). Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln. New York: Simon & Schuster. ISBN 0684824906.
  • Grimsley, Mark (2001). The Collapse of the Confederacy. University of Nebraska Press. ISBN 0803221703.
  • Guelzo, Allen C. (1999). Abraham Lincoln: Redeemer President. Grand Rapids, Mich.: W.B. Eerdmans Pub. Co. ISBN 0-8028-3872-3.
  • Harrison, Lowell Hayes (2000). Lincoln of Kentucky. University Press of Kentucky. ISBN 0813121566.
  • Harris, William C. (2007). Lincoln's Rise to the Presidency. Lawrence: University Press of Kansas. ISBN 9780700615209.
  • Heidler, Jeanne T. (2006). The Mexican War. Greenwood Publishing Group. ISBN 9780313327926.
  • Heidler, David S. and Jeanne T. Heidler biên tập (2000). Encyclopedia of the American Civil War: A Political, Social, and Military History. New York: W. W. Norton & Company, Inc. tr. 174. ISBN 9780393047585.
  • Holzer, Harold (2004). Lincoln at Cooper Union: The Speech That Made Abraham Lincoln President. Simon & Schuster. ISBN 9780743299640.
  • Holzer, Harold; Edna Greene Medford, Frank J. Williams (2006). The Emancipation Proclamation: Three Views (Social, Political, Iconographic). LSU Press. ISBN 9780807131442.
  • Jaffa, Harry V. (2000). A New Birth of Freedom: Abraham Lincoln and the Coming of the Civil War. Lanham, Md.: Rowman & Littlefield. ISBN 0-8476-9952-8.
  • Lamb, Brian and Susan Swain biên tập (2008). Abraham Lincoln: Great American Historians on Our Sixteenth President. New York: PublicAffairs. ISBN 9781586486761.
  • Lincoln, Abraham (2001) [1946]. Trong Basler, Roy Prentice. Abraham Lincoln: His Speeches and Writings. Da Capo Press. ISBN 9780306810756.
  • Lincoln, Abraham (1953). Trong Basler, Roy Prentice. Collected Works of Abraham Lincoln (9 vols.). New Brunswick, NJ: Rutgers University Press. ISBN 9780813501727.
  • Lincoln, Abraham (1992). Trong Paul McClelland Angle, Earl Schenck Miers. The Living Lincoln: the Man, his Mind, his Times, and the War he Fought, Reconstructed from his Own Writings. Barnes & Noble Publishing. ISBN 9781566190435.
  • Luthin, Reinhard H. (1944). The First Lincoln Campaign. Cambridge, MA: Harvard University Press. ISBN 9780844612928.
  • McGovern, George S.; Arthur M. Schlesinger, Jr., Sean Wilentz (2008). Abraham Lincoln. Macmillan. ISBN 9780805083453.
  • McPherson, James M. (1992). Abraham Lincoln and the Second American Revolution. Oxford University Press. ISBN 9780195076066.
  • McPherson, James M. (1988). Battle Cry of Freedom: the Civil War Era. US: Oxford University Press. ISBN 9780195168952.
  • McPherson, James M. (2007) [1996]. Drawn with the Sword: Reflections on the American Civil War. Oxford: Oxford University Press. ISBN 9780195117967.
  • McPherson, James M. (2008). Tried by War: Abraham Lincoln as Commander in Chief. New York: Penguin Press. ISBN 9781594201912.
  • Mansch, Larry D. (2005). Abraham Lincoln, President-Elect: The Four Critical Months from Election to Inauguration. McFarland. ISBN 078642026X.
  • Peterson, Merrill D. (1995). Lincoln in American Memory. Oxford University Press US. tr. 312, 368. ISBN 9780195096453.
  • Miller, William Lee (2002). Lincoln's Virtues: An Ethical Biography. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 0-375-40158-X.
  • Mitchell, Thomas G. (2007). Anti-slavery politics in antebellum and Civil War America. Greenwood Publishing Group. ISBN 9780275991685.
  • Naveh, Eyal J. (2002). Crown of Thorns: Political Martyrdom in America From Abraham Lincoln to Martin Luther King, Jr. NYU Press. tr. 50. ISBN 9780814757765.
  • Neely, Mark E. (1992). The Fate of Liberty: Abraham Lincoln and Civil Liberties. Oxford University Press. ISBN 9780195080322.
  • Nevins, Allan (1950). Ordeal of the Union; Vol. IV: The Emergence of Lincoln: Prologue to Civil War, 1859–1861. Macmillan Publishing Company. ISBN 9780684104164.
  • Nevins, Allan (2000) [1971]. The War for the Union; Vol. I: The Improvised War: 1861–1862. Konecky & Konecky. ISBN 9781568522968.
  • Nevins, Allan (2000) [1971]. The War for the Union; Vol. IV: The Organized War to Victory: 1864–1865. Konecky & Konecky. ISBN 9781568522999.
  • Nevins, Allan (1960). The War for the Union: War becomes revolution, 1862–1863. Konecky & Konecky. ISBN 9781568522975.
  • Oates, Stephen B. (1993). With Malice Toward None: a Life of Abraham Lincoln. HarperCollins. ISBN 9780060924713.
  • Paludan, Phillip Shaw (1994). The Presidency of Abraham Lincoln. Lawrence: University Press of Kansas. ISBN 9780700606719.
  • Potter, David M.; Don Edward Fehrenbacher (1976). The impending crisis, 1848–1861. HarperCollins. ISBN 9780061319297.
  • Prokopowicz, Gerald J. (2008). Did Lincoln Own Slaves?: and Other Frequently Asked Questions about Abraham Lincoln. Random House, Inc. ISBN 9780375425417.
  • Roland, Charles Pierce (2004). An American Iliad: the Story of the Civil War. University Press of Kentucky. ISBN 9780813123004.
  • Sandburg, Carl (2007) [1974]. Trong Goodman, Edward C. Abraham Lincoln: The Prairie Years and the War Years. Sterling Publishing Company. ISBN 9781402742880.
  • Schreiner, Samuel Agnew (2005) [1987]. The Trials of Mrs. Lincoln. University of Nebraska Press. ISBN 9780803293250.
  • Schauffler, Robert Haven (2005). Lincoln's Birthday. Kessinger Publishing. tr. xi. ISBN 9780766198425.
  • Schwartz, Barry (2009). Abraham Lincoln in the Post-Heroic Era: History and Memory in Late Twentieth-Century America. University of Chicago Press. tr. 196–199. ISBN 9780226741888.
  • Sweetman, Jack (2002). American Naval History: An Illustrated Chronology of the U.S. Navy and Marine Corps, 1775–Present. Naval Institute Press. ISBN 9781557508676.
  • Taranto, James; Leonard Leo. Presidential Leadership: Rating the Best and the Worst in the White House. Simon and Schuster. tr. 264. ISBN 9780743254335.
  • Thomas, Benjamin P. (2008) [1952]. Abraham Lincoln: A Biography. ISBN 9780809328871.
  • Thornton, Brian; Richard W. Donley (2005). 101 Things You Didn't Know about Lincoln: Loves and Losses, Political Power Plays, White House Hauntings. Adams Media. ISBN 9781593373993.
  • Vorenberg, Michael (2001). Final Freedom: the Civil War, the Abolition of Slavery, and the Thirteenth Amendment. Cambridge University Press. ISBN 9780521652674.
  • White, Jr., Ronald C. (2009). A. Lincoln: A Biography. Random House, Inc. ISBN 9781400064991.
  • Wills, Garry (1993). Lincoln at Gettysburg: The Words That Remade America. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-671-86742-3.
  • Wilson, Douglas L. (1999). Honor's Voice: The Transformation of Abraham Lincoln. Knopf Publishing Group. ISBN 9780375703966.

Liên kết ngoài

Văn kiện điện tử Project Gutenberg




Tuyên ngôn giải phóng nô lệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản in lại của Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ tại Trung tâm Tự do Tuyến hỏa xa ngầm Quốc gia tại Cincinnati, Ohio
Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (tiếng Anh: Emancipation Proclamation) gồm hai văn lệnh hành pháp do Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đề xuất trong thời nội chiến Hoa Kỳ. Bản thứ nhất ban ra ngày 22 tháng 9 năm 1862, công bố trả tự do cho tất cả nô lệ trong các tiểu bang thuộc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ chưa thuộc kiểm soát của Liên bang miền Bắc ngày 1 tháng 1 năm 1863. Bản thứ nhất này được Lincoln công bố sau khi quân miền Bắc đánh thắng quân miền Nam trong trận huyết chiến tại Antietam buộc quân miền Nam phải triệt binh về Virginia.[1] Bản thứ nhì, ban ra ngày 1 tháng 1 năm 1863, liệt kê rõ các tiểu bang nào phải chịu lệnh này.
Bản tuyên ngôn giải phóng đã đánh mạnh cả vào lúc khi sự giải phóng nô lệ chỉ diễn ra tại những nơi mà Chính phủ Liên bang không nắm quyền, nhưng trong thực tiễn, nó cố gắng thuyết phục Liên bang xóa bỏ chế độ nô lệ, điều mà gây tranh cãi ở miền bắc. Nó không là một điều luật được thông qua bởi quốc hội, nhưng một mệnh lệnh của tổng thống đã trao quyền, khi Lincoln viết, bởi địa vị của ông là "Tổng tư lệnh quân đội" dưới khoản II, chương 2 của Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Bản tuyên bố không trả tự do cho bất kỳ nô lệ nào trong các bang biên giới (Kentucky, Missouri, Maryland, Delaware, và Tây Virginia), hoặc bất kỳ bang phía nam nào điều hành bởi chính phủ miền Nam. Bước đầu chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những bang mà những người nô lệ đã sớm sẵn sàng trốn thoát từ phía miền Nam, nhưng khi quân đội miền Bắc chiến thắng miền Nam, hàng nghìn nô lệ được trả tự do mỗi ngày cho đến khi gần như hoàn toàn vào tháng 7 năm 1865 (khoảng 4 triệu, theo điều tra dân số 1860́[2]).
Sau chiến tranh có việc phải lo mà lời công bố, như một thước đo chiến tranh, không thực hiện sự loại bỏ chế độ nô lệ lâu bền. Một vài bang chiến hữu nô lệ trước đây đã cấm sự chiếm hữu nô lệ; tuy nhiên, một vài sự chiếm hữu nô lệ vẫn còn tồn tại cho đến toàn bộ thể chế đó bị xóa sạch bởi sự sửa đổi của Bản hiến pháp Hoa Kỳ sửa đổi lần thứ 13 vào 18 tháng 12, 1865.

Chú thích

  1. ^ George D. Bennett, The United States Army: issues, background and bibliography, trang 8
  2. ^ http://www.sonofthesouth.net/slavery/slave-maps/slave-census.htm 1860 Census
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con 

No comments:

Post a Comment