Thursday, August 28, 2014

Chào ngày mới 29 tháng 8

Michael Faraday 001.jpg
CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 8. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân; ngày Khởi nghĩa dân tộc Slovak tại Slovakia. Năm 1831Michael Faraday (hình) khám phá hiện tượng cảm ứng điện khi tiến hành thí nghiệm. Năm 1871Minh Trị Duy tân: Thiên hoàng Minh Trị ra chiếu phế phiên, lập huyện trên toàn quốc. Năm 1982 – Nguyên tố hóa học Meitneri được tổng hợp lần đầu tiên tại Viện nghiên cứu hạt ion nặng ở Darmstadt, Đức. Năm 1991 – Sau cuộc đảo chính tháng 8, Xô viết tối cao đình chỉ toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Slovakia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Slovakia
Slovenská Republika (tiếng Slovakia)
Flag of Slovakia.svg Coat of arms of Slovakia.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Slovakia
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
Nad Tatrou sa blýska
Hành chính
Chính phủ Cộng hoà
Loại viên chức = Tổng thống;Thủ tướng
Andrej Kiska
Robert Fico
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Slovak
Thủ đô Bratislava
Thành phố lớn nhất Bratislava
Địa lý
Diện tích 49.035 km² (hạng 126)
Diện tích nước Không đáng kể %
Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Độc lập
1 tháng 1 năm 1993 Độc lập
Dân cư
Dân số ước lượng (2004) 5.500.000 người (hạng 103)
Mật độ 103,6 người/km² (hạng 72)
Đơn vị tiền tệ Koruna () (EUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .sk
Cộng hòa Slovak (tiếng Việt: Xlô-va-ki-a[1]; tiếng Anh: Slovakia /sloʊˈvɑːkiə/ ; tiếng Slovak: , đầy đủ , Hán-Việt: 斯洛伐克共和国 / Tư Lạc Phạt Khắc Cộng hòa quốc) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu[2][3] với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà SécÁo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Thành phố lớn nhất đồng thời là thủ đô là Bratislava. Slovakia là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, NATO, UN, OECD, WTO, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác.
Người Slav đã tới lãnh thổ Slovakia hiện nay trong khoảng thế kỷ thứ 5thế kỷ thứ 6 sau AD trong Giai đoạn Di cư. Trong quá trình lịch sử, nhiều phần của Slovakia ngày nay thuộc Đế chế của Samo (đơn vị chính trị đầu tiên được biết của người Slavơ), Đại Moravia, Vương quốc Hungary,[4] Đế chế Áo-Hung hay Đế chế Habsburg và Tiệp Khắc. Một nhà nước Slovak độc lập đã được thành lập trong một giai đoạn ngắn trong Thế chiến II, trong đó Slovakia là một nhà nước phụ thuộc của Phát xít Đức 1939–1944. Từ năm 1945 Slovakia một lần nữa lại là một phần của Tiệp Khắc.
Slovakia hiện nay trở thành một nhà nước độc lập ngày 1 tháng 1 năm 1993 sau sự giải tán liên bang của nó với Cộng hoà Séc.
Slovakia có một nền kinh tế hiện đại có thu nhập cao[5][6] với các mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất EUOECD[cần dẫn nguồn]. Nước này gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004 và gia nhập Eurozone ngày 1 tháng 1 năm 2009.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Slovakia

Trước thế kỷ thứ 5

Một bản văn khắc bằng tiếng La Mã tại lâu đài đồi Trenčín (178–179 AD).
Xác định niên đại các bon cho thấy những đồ tạo tác khảo cổ lâu đời nhất còn tại Slovakia – được tìm thấy gần Nové Mesto nad Váhom – năm 270.000 trước Công Nguyên, thời kỳ Đầu Đồ đá cũ. Những công cụ cổ đó, được làm theo kỹ thuật Clactonian, là bằng chứng về dân cư cổ tại Slovakia.
Các dụng cụ đá khác từ thời kỳ Giữa Đồ đá cũ (200.000 – 80.000 trước Công Nguyên) có tại hang Prévôt gần Bojnice và những địa điểm lân cận. Khám phá quan trọng nhất từ thời kỳ này là một sọ người Neanderthal (khoảng năm 200.000 trước Công Nguyên), được phát hiện gần Gánovce, một làng ở phía bắc Slovakia.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bộ xương người thông minh tiền sử trong vùng, cũng như một số đồ vật và dấu tích của văn hoá Gravettian, chủ yếu tại các châu thổ sông Nitra, Hron, Ipeľ, Váh và cả ở tận thành phố Žilina, và gần chân Núi Vihorlat, Inovec, và Tribeč, cũng như tại núi Myjava. Những khám phá nổi tiếng nhất gồm tượng phụ nữ cổ nhất làm bằng xương voi mammoth (22 800 trước Công Nguyên), tượng Venus của Moravany. Bức tượng được tìm thấy trong thập niên 1940 tại Moravany nad Váhom gần Piešťany. Nhiều vòng tay làm bằng vỏ ốc từ Cypraca thermophile gastropods thuộc giai đoạn Tertiary có tại các địa điểm Zákovská, Podkovice, Hubina, và Radošinare. Những khám phá đó cung cấp bằng chứng sớm nhất về sự trao đổi thương mại được tiến hành giữa Địa Trung HảiTrung Âu.
Từ khoảng năm 500 trước Công Nguyên, lãnh thổ Slovakia ngày nay là nơi định cư của người Celt, họ đã xây dựng nên oppida trên các địa điểm tại BratislavaHavránok hiện nay. Các Biatec, đồng xu bạc với tên của các vị Vua người Celt, là bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng chữ viết tại Slovakia. Từ năm thứ 2 sau Công Nguyên, Đế chế La Mã đang mở rộng đã thiết lập và duy trì một loạt các tiền đồn xung quanh và ngay ở phía bắc Danube, tiền đồn lớn nhất là Carnuntum (những tàn tích lớn nhất của chúng nằm trên con đường chính giữa Vienna và Bratislava) và Brigetio (Szöny hiện nay tại biên giới Slovakia-Hungary). Gần đường cực bắc của các vùng nội địa La Mã, Limes Romanus, là nơi có trại mùa đông của Laugaricio (Trenčín hiện nay) nơi Đơn vị phụ trợ của Lữ đoàn II đã chiến đấu và giành chiến thắng trong một trận chiến quyết định trước bộ tộc Quadi Germanic năm 179 AD trong thời Những cuộc chiến tranh Marcomannic. Vương quốc Vannius, một vương quốc dã man được các bộ tộc Germanic Suebi QuadiMarcomanni thành lập, cũng như nhiều bộ tộc Celtic và Germanic, gồm OsiCotini, tồn tại ở phía Tây và Trung Slovakia từ năm 8–6 trước Công Nguyên tới năm 179 sau Công Nguyên.
Left: Đồng xu celt BiatecRight: đồng 5 slovak crown với Biatec ở mặt trước
Thời kỳ đồ đồng tại Slovakia kéo dài suốt ba thời kỳ phát triển, từ năm 2000 đến 800 trước Công Nguyên. Phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá lớn có thể gắn liền với sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất đồng, đặc biệt tại trung Slovakia (ví dụ tại Špania Dolina) và tây bắc Slovakia. Đồng trở thành một nguồn cung cấp tài sản ổn định cho dân cư địa phương. Sau sự biến mất của các nền văn hoá Čakany và Velatice, người Lusatian mở rộng và xây dựng các pháo đài mạnh và phức tạp, với những toà nhà và trung tâm hành chính lớn. việc khai quật các pháo đài Lusatian cung cấp bằng chứng về sự phát triển thương mại và nông nghiệp ổn định ở thời kỳ đó. Sự phong phú và đa dạng các đồ vật trong các ngôi mộ tăng đều. Những người dân trong khu vực này sản xuất vũ khí, khiên, đồ trang sức, đĩa và các bức tượng. Sự xuất hiện của các bộ tộc từ Thrace khiến nền văn hoá của người Calenderberg ngắt quãng. Người Calenderberg sống tại đồng bằng (Sereď), và cả tại các pháo đài đồi trên các đỉnh núi (Smolenice, Molpí). Quyền lực địa phương của các "Hoàng tử" của văn hoá Hallstatt biến mất tại Slovakia trong giai đoạn cuối cùng của Thời đồ sắt sau sự xung đột giữa người Scytho-Thracian và các bộ tộcCeltic tribes, tiến từ phía nam tới phía bắc, theo các con sông của Slovakia.

Những cuộc xâm lược lớn thế kỷ 4–7

Ở thế kỷ thứ hai và ba sau Công Nguyên người Huns bắt đầu rời các thảo nguyên Trung Á. Họ vượt sông Danube năm 377 và chiếm Pannonia, và sử dụng nó trong 75 năm làm căn cứ tung ra các cuộc tấn công cướp bóc vào Tây Âu. Tuy nhiên, cái chết của Attila năm 453 đã dẫn tới sự biến mất của bộ tộc Hun. Năm 568 một bộ tộc tiền Mông Cổ, người Avar, tiến hành cuộc xâm lược của họ vào vùng Trung Danube. Người Avar chiếm các vùng đất thấp thuộc Đồng bằng Pannonian, lập ra một đế chế thống trị Châu thổ Carpathian. Năm 623, dân cư Slavơ sống tại các vùng phía tây Pannonia rút khỏi đế chế của họ sau một cuộc cách mạng do Samo, một thương gia người Frankish lãnh đạo.[7] Sau năm 626 quyền lực của người Avar dần suy tàn.[8]

Các nhà nước Slavơ

Các bộ tộc Slavơ đã định cư ở lãnh thổ Slovakia hiện nay từ thế kỷ thứ 5. Vùng tây Slovakia từng là trung tâm của đế chế Samothế kỷ 7. Một nhà nước Slavơ được gọi là Công quốc Nitra nổi lên ở thế kỷ 8 và người cầm quyền ở đó Pribina đã cho xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo đầu tiên của Slovakia năm 828. Cùng với nước Moravia láng giềng, công quốc đã thành lập nên cốt lõi của Đế chế Đại Moravia từ năm 833. Đỉnh cao của đế chế Slavơ này diễn ra trùng với sự xuất hiện của Saints Cyril và Methodius năm 863, trong thời cai trị của Hoàng tử Rastislav, và lãnh thổ mở rộng dưới thời Vua Svätopluk I.

Thời kỳ Đại Moravia (830–896)

Bài chi tiết: Đại Moravia
Trung Âu thế kỷ 9. Đông Francia màu xanh dương, Bulgaria màu vàng, Đại Moravia thời Rastislav (870) xanh lá cây. Đường màu xanh là các biên giới của Đại Moravia thời Svatopluk I (894). Xin lưu ý rằng một số biên giới của Đại Moravia vẫn đang bị tranh cãi
Đại Moravia nổi lên khoảng năm 830 khi Moimír I thống nhất các bộ tộc Slavơ định cư ở phía bắc sông Danube và mở rộng sự cai trị của Moravia tới đó.[9] Khi Mojmír I cố thoát khỏi sự cai quản của vua Đông Francia năm 846, Vua Louis the German đã hạ bệ ông và ủng hộ cháu của Moimír, Rastislav (846–870) lên ngôi.[10] Triều đình mới theo đuổi một chính sách độc lập: sau khi ngăn chặn cuộc tấn công của người Frankish năm 855, ông cũng tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của các thầy tu Frankist đang truyền giáo trong lãnh thổ của mình. Rastislav đã yêu cầu Hoàng đế Byzantine Michael III gửi các giáo viên có khả năng dịch thánh kinh sang ngôn ngữ Slavơ. Theo yêu cầu của Rastislav, hai người anh em, các quan chức Byzantine và là các nhà truyền giáo Saints Cyril và Methodius tới đây năm 863. Cyril đã phát triển bảng chữ cái Slavơ đầu tiên và dịch Phúc âm sang ngôn ngữ Slavơ Nhà thờ Cổ. Rastislav cũng quan tâm tới việc đảm bảo an ninh và quản lý hành chính cho nhà nước của mình. Nhiều lâu đài có hệ thống phòng thủ mạnh được xây dựng khắp nước có niên đại từ thời cầm quyền của ông và một số chúng (ví dụ., Dowina, thỉnh thoảng được gọ là Devín Castle)[11][12] cũng được cho là có liên quan tới Rastislav theo những cuốn biên niên sử Frankish.[13][14]
Trong thời cầm quyền của Rastislav, Công quốc Nitra được trao cho cháu của ông Svatopluk như một thái ấp.[12] Vị hoàng tử nối loạn liên kết với người Frank và lật đổ người chú của mình năm 870. Tương tự với người tiền nhiệm của ông, Svatopluk I (871–894) đã lên giữ ngôi Vua (rex). Trong thời cai trị của ông, Đế chế Đại Moravia phát triển tới cực điểm về lãnh thổ, khi không chỉ Moravia và Slovakia hiện nay mà cả bắc và trung Hungary, Hạ Áo, Bohemia, Silesia, Lusatia, nam Ba Lan và bắc Serbia hiện nay đều thuộc đế chế, nhưng các biên giới chính xác của đế quốc của ông vẫn bị các học giả hiện đại tranh cãi.[9] [15] Svatopluk cũng chống lại các cuộc tấn công của các bộ tộc du mục MagyarĐế chế Bulgaria, dù thỉnh thoảng chính ông thuê người Magyar khi tổ chức các cuộc chiến tranh chống lại Đông Francia.[16]
Năm 880, Giáo hoàng John VIII lập ra một tỉnh đại hội độc lập tại Đại Moravia với Tổng Giám mục Methodius là người đứng đầu. Ông cũng chỉ định tu sĩ người German Wiching làm Giám mục Nitra.
Sau cái chết của Vua Svatopluk năm 894, các con trai của ông Mojmír II (894–906?) và Svatopluk II nối ngôi làm Vua Đại Moravia và Hoàng tử Nitra.[12] Tuy nhiên, họ bắt đầu tranh cãi về việc cai trị toàn bộ đế chế. Bị suy yếu bởi cuộc xung đột bên trong cũng như những cuộc chiến tranh thường xuyên với Đông Francia, Đại Moravia mất các lãnh thổ ngoại vi của mình.
Cùng lúc ấy, các bộ tộc Magyar, có thể vì sự thất bại trước một bộ tộc du mục khác là Pechenegs, rời lãnh thổ của họ ở phía đông Núi Carpathian, xâm lược Châu thổ Carpathian và bắt đầu chiếm dần lãnh thổ khoảng năm 896.[17] Quân đội của họ có thể đã được khuyến khích bởi những cuộc chiến tranh liên tục giữa các quốc gia trong vùng và thỉnh thoảng các vị vua cai trị những quốc gia đó vẫn thuê họ can thiệp vào các cuộc chiến tranh của mình.[18]
Có lẽ cả Mojmír IISvatopluk II đều chết trong các trận chiến với người Magyar trong khoảng từ năm 904 đến năm 907 bởi tên của họ không được đề cập tới trong các văn bản sau năm 906. Trong ba trận chiến (4–5 tháng 7 và 9 tháng 8 năm 907) gần Bratislava, người Magyar đánh bại quân đội Bavaria. Các nhà lịch sử thường coi đây là năm tan rã của Đế chế Đại Moravia.
Đại Moravia để lại phía sau một di sản vĩnh cửu tại Trung và Đông Âu. Ký tự Glagolitic và hậu duệ của nó ký tự Cyrillic đã đồng hoá vào trong các quốc gia Slavơ khác, lập ra một con đường mới trong sự phát triển văn hoá của họ. Hệ thống hành chính của Đại Moravia có thể có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống hành chính của Vương quốc Hungary.

Vương quốc Hungary (1000–1919)

Bài chi tiết: Vương quốc Hungary
Sau sự tan rã của Đế chế Đại Moravia đầu thế kỷ thứ 10, người Hungary dần sáp nhập lãnh thổ bao gồm Slovakia ngày nay. Cuối thế kỷ thứ 10, các vùng phía tây nam của Slovakia hiện nay trở thành một phần của công quốc Hungary đang nổi lên, trở thành Vương quốc Hungary sau năm 1000. Sau đó vùng này trở thành một phần không thể tách rời của nhà nước Hungary cho tới sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung năm 1918. Thành phần sắc tộc trở nên đa dạng hơn với sự xuất hiện của người German Carpathian ở thế kỷ 13, và người Do tháithế kỷ 14.
Một sự sụt giảm dân số mạnh là kết quả của cuộc xâm lược của người Mông Cổ năm 1241 và nạn đói sau đó. Tuy nhiên, trong thời trung cổ vùng Slovakia hiện nay có đặc điểm bởi các thị trấn đang phát triển, việc xây dựng nhiều lâu đài đá, và sự phát triển nghệ thuật.[19] Năm 1465, Vua Matthias Corvinus đã lập ra trường đại học thứ ba của Vương quốc Hungary, tại Bratislava (khi ấy là Pressburg hay Pozsony), nhưng nó bị đóng cửa năm 1490 sau khi ông qua đời.[20]
Sau khi Đế chế Ottoman mở rộng tới Hungary và sự chiếm đóng Buda đầu thế kỷ 16, trung tâm của Vương quốc Hungary (dưới cái tên Hoàng gia Hungary) chuyển tới Pozsony (trong tiếng Slovakia: Prespork ở thời điểm đó, hiện là Bratislava) trở thành thành phố thủ đô của Hoàng gia Hungary năm 1536. Nhưng các cuộc chiến tranh Ottoman và những cuộc nổi dậy sau đó chống lại Triều đình Habsburg cũng gây nên sự phá hoại rất lớn, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Khi người Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Hungary hồi cuối thế kỷ 17, tầm quan trọng của vùng đất gồm Slovakia hiện đại ngày nay giảm bớt, dù Bratislava vẫn giữ được vị thế thủ đô Hungary cho tới năm 1848, khi nó được chuyển cho Buda.
Trong cuộc cách mạng năm 1848–49 người Slovak ủng hộ Hoàng đế Áo, với hy vọng có được độc lập từ Hungary, một phần của Triều đình Kép, nhưng họ đã không đạt mục tiêu.[cần dẫn nguồn] Sau đó quan hệ giữa các quốc gia xấu đi (xem Hungary hoá), lên tới đỉnh điểm là sự ly khai của Slovakia khỏi Hungary sau Thế chiến I.[21]

Tiệp Khắc giữa hai cuộc chiến

Năm 1918, Slovakia và các vùng BohemiaMoravia thành lập một nhà nước chung, Tiệp Khắc, với các biên giới được xác nhận theo Hiệp ước Saint GermainHiệp ước Trianon. Năm 1919, trong thời gian hỗn loạn sau sự tan rã của Áo-Hung, Tiệp Khắc được thành lập với nhiều người Đức và người Hungary bên trong lãnh thổ mới được lập ra của họ. Một người Slovak yêu nước Milan Rastislav Štefánik (1880–1919), đã giúp tổ chức các trung đoàn Tiệp Khắc chống Áo-Hung trong Thế chiến I, thiệt mạng trong một vụ đâm máy bay trong cuộc chiến này. Trong thời kỳ hoà bình sau cuộc Thế chiến, Tiệp Khắc xuất hiện như một nhà nước châu Âu có chủ quyền.[cần dẫn nguồn]
Trong giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến, Tiệp Khắc dân chủ là đồng minh với Pháp, và với RomâniaNam Tư (Little Entente); tuy nhiên, Các hiệp ước Locarno năm 1925 khiến anh ninh Đông Âu còn để ngỏ. Cả người Séc và người Slovak đều có một giai đoạn khá thịnh vượng. Không chỉ ở quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, mà cả ở văn hoá và các cơ hội giáo dục. Cộng đồng Đức thiểu số chấp nhận vai trò của họ trong quốc gia mới và các quan hệ với Áo khá tốt. Tuy thế cuộc Đại giảm phát đã gây ra sự suy giảm kinh tế, tiếp theo là sự tan rã chính trị và mất an ninh ở châu Âu.[22]
Sau đó Tiệp Khắc ở dưới áp lực liên tục từ các chính phủ xét lại của Đức và Hungary. Cuối cùng việc này đã dẫn đến Thoả thuận Munich vào tháng 9 năm 1938, cho phép Đức Phát xít chia cắt một phần lãnh thổ đất nước bằng cách chiếm đóng cái gọi là Sudetenland, một vùng có đa số người nói tiếng Đức giáp với biên giới Đức và Áo. Phần còn lại của Tiệp Khắc được đổi tên thành Czecho-Slovakia và người Slovak có mức độ tự chủ chính trị lớn hơn. Tuy nhiên, vùng phía nam và phía đông Slovakia, bị Hungary tuyên bố chủ quyền tại Hội đồng trọng tài Vienna lần thứ nhất tháng 11 năm 1938.[cần dẫn nguồn]

Thế chiến II

Sau Thoả thuận Munich và Hội đồng trọng tài Vienna của họ, Phát xít Đức đe doạ sáp nhập một phần Slovakia và cho phép các vùng còn lại được phân chia bởi Hungary hay Ba Lan trừ khi họ tuyên bố độc lập. Vì thế, Slovakia ly khai khỏi Tiệp Khắc vào tháng 3 năm 1939 và liên kết, theo yêu cầu của Đức, với liên minh của Hitler.[23] Chính phủ Đệ nhất Cộng hoà Slovak, dưới sự lãnh đạo của Jozef TisoVojtech Tuka, bị ảnh hưởng mạnh từ Đức và dần trở thành một chế độ bù nhìn ở nhiều khía cạnh. Hầu hết người Do Thái bị trục xuất khỏi đất nước và bị đưa tới các trại lao động tại Đức, tuy nhiên hàng nghìn người Do Thái vẫn ở lại trong các trại lao động tại Slovak ở Sered, Vyhne, và Nováky.[24] Tiso, nhờ có thể trao quyền miễn trừ của tổng thống, được cho là đã cứu tới 40,000 người Do thái trong thời gian cuộc chiến, dù những ước tính khác cho rằng con số đó là khoảng 4,000 hay thậm chí chỉ 1,000.[25] Tuy nhiên, dưới chế độ chính phủ Tiso 83% người Do thái tại Slovakia, trong tổng cộng 75,000 người, đã bị giết hại.[26] Tiso trở thành lãnh đạo châu Âu duy nhất thực tế trả cho chính quyền Đức để trục xuất người Do Thái trong nước ông.[27][28] Sau khi rõ ràng rằng Hồng quân Nga đang đẩy lùi quân Phát xít khỏi đông và trung Âu, một phong trào kháng chiến xuất hiện với sự phản công vũ trang mạnh mẽ, được gọi là Khởi nghĩa Quốc gia Slovak, năm 1944. Một thời kỳ chiếm đóng đẫm máu của Đức và một cuộc chiến tranh du kích diễn ra sau đó.

Cầm quyền của Đảng Cộng sản

Sau Thế chiến II, Tiệp Khắc được tái lập và Jozef Tiso bị treo cổ năm 1947 vì tội hợp tác với Phát xít. Hơn 80,000 người Hungary[29] và 32,000 người Đức[30] bị buộc phải rời Slovakia, trong một loạt các cuộc di chuyển dân số theo sáng kiến của Đồng Minh tại Hội nghị Potsdam.[31] Sự trục xuất này vẫn là một nguồn gốc gây căng thẳng giữa Slovakia và Hungary.[32] Trong số khoảng 130,000 người Đức Carpathian tại Slovakia năm 1938, đến năm 1947 chỉ còn khoảng 20,000 người ở lại.[33]
Tiệp Khắc rơi vào tầm ảnh hưởng của Liên xôKhối hiệp ước Warszawa của họ sau một cuộc đảo chính năm 1948. Nước này bị chiếm đóng bởi các lực lượng Khối Warszawa (ngoại trừ România) năm 1968, chấm dứt một giai đoạn tự do hoá dưới sự lãnh đạo của Alexander Dubček. Năm 1969, Tiệp Khắc trở thành một liên bang gồm Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa SécCộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovak.

Thành lập Cộng hoà Slovak

Chế độ cộng sản cầm quyền tại Tiệp Khắc chấm dứt năm 1989, sau cuộc Cách mạng Nhung hoà bình, một lần nữa quốc gia lại bị giải tán, lần này thành hai nhà nước kế tục. Tháng 7 năm 1992 Slovakia, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Vladimír Mečiar, tuyên bố mình là một nhà nước có chủ quyền, có nghĩa luật pháp của họ được ưu tiên hơn luật pháp của chính phủ liên bang. Trong mùa thu năm 1992, Mečiar và Thủ tướng Séc Václav Klaus đã đàm phán các chi tiết về việc giải tán liên bang. Tháng 11 nghị viện liên bang bỏ phiếu chính thức giải tán đất nước vào ngày 31 tháng 12 năm 1992. Slovakia và Cộng hoà Séc trở thành hai quốc gia độc lập kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1993, một sự kiện thỉnh thoảng được gọi là sự Ly hôn Nhung. Slovakia vẫn là một đối tác chặt chẽ với Cộng hoà Séc, cả hai nước hợp tác với Hungary và Ba Lan trong Nhóm Visegrád. Slovakia trở thành một thành viên của NATO ngày 29 tháng 3 năm 2004 và của Liên minh châu Âu ngày 1 tháng 5 năm 2004. Ngày 1 tháng 1 năm 2009, Slovakia chấp nhận đồng Euro trở thành đồng tiền tệ quốc gia.

Địa lý

Một bản đồ địa hình Slovakia
Bài chi tiết: Địa lý Slovakia
Phong cảnh Slovak chủ yếu là núi non, với dãy Núi Carpathian chạy suốt hầu hết nửa phía bắc đất nước. Trong số những rặng núi đó có những đỉnh của Núi Tatra.[34] Ở phía bắc, gần biên giới Ba Lan, là High Tatras địa điểm trượt tuyết nổi tiếng và là nơi có nhiều hồ cùng thung lũng đẹp cũng như các điểm cao nhất Slovakia, Gerlachovský štít ở độ cao 2,655 mét (8,711 ft), và ngọn núi mang tính biểu tượng quốc gia Kriváň.
Các con sông chính của Slovakia là Danube, VáhHron. Sông Tisa là biên giới Slovak-Hungary với đoạn chỉ kéo dài 5 km.
Khí hậu Slovak ở giữa các vùng khí hậu ôn hoà và khí hậu lục địa với mùa hè khá ấm và mùa đông lạnh, ẩm, nhiều mây. Lãnh thổ Slovakia có thể chia thành ba vùng khí hậu và vùng thứ nhất lại có thể được chia thành hai vùng nhỏ.

Khí hậu những vùng đất thấp

Gerlachovský štít (2655 m), highest peak in Slovakia
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 9–10 °C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 20 °C và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất lớn hơn −3 °C. Kiểu thời tiết này xảy ra tại Záhorská nížinaPodunajská nížina. Đây là khí hậu đặc trưng của thành phố thủ đô Bratislava.[35]

Khí hậu các vùng châu thổ

Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 5 °C đến 8.5 °C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất trong khoảng 15 °C và 18.5 °C và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong khoảng −3 °C và −6 °C. Kiểu khí hậu này có thể tháy ở hầu hết mọi vùng châu thổ tại Slovakia. Ví dụ Podtatranská kotlina, Žilinská kotlina, Turčianska kotlina, Zvolenská kotlina. Đây là khí hậu đặc trưng của các thị trấn Poprad[36]Sliač.[37]

Khí hậu vùng núi

Nhiệt độ trung bình năm chưa tới 5 °C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất chưa tới 15 °C và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chưa tới −5 °C. Kiểu khí hậu này diễn ra tại các vùng núi và một số làng trong thung lũng OravaSpiš.

Nhân khẩu

Bài chi tiết: Nhân khẩu Slovakia
Hlavná ulica (Phố chính) tại Košice
Đa số dân sống tại Slovakia là người Slovak (85.8%). người Hungarysắc tộc thiểu số lớn nhất (9.5%). Các nhóm sắc tộc khác, theo cuộc điều tra dân số năm 2001, gồm Roma 1.7%,[38] Người Ruthenian hay người Ukraina 1%, và các nhóm khác hay không xác định 1.8%.[34] Những ước tính không chính thức về số người Roma lớn hơn, khoảng 9%.[39]
Ngôn ngữ chính thứctiếng Slovak, một thành viên của hệ ngôn ngữ Slavơ. Tiếng Hungary được sử dụng rộng rãi tại các vùng phía nam và tiếng Ruthenian được dùng tại một số vùng đông bắc. Các ngôn ngữ thiểu số cũng có vị thế đồng chính thức tại các khu đô thị nơi cộng đồng dân cư thiểu số đạt mức quy định 20%.[40]
Năm 2007, Slovakia ước tính có tổng tỷ suất sinh 1.33.[34] (ví dụ, một phụ nữ trung bình sẽ có 1.33 con trong đời), khá thấp dưới ngưỡng thay thế và là một trong những tỷ lệ thấp nhất trong số các quốc gia EU.
Năm 1990, theo cuộc Điều tra dân số Hoa Kỳ người Mỹ gốc Slovak chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong các nhóm sắc tộc Slavơ. Cũng theo cuộc điều tra này khoảng 1.8 triệu người Mỹ có tổ tiên là người Slovak.[41]

Tôn giáo

Bài chi tiết: Tôn giáo Slovakia
Hiến pháp Slovakia đảm bảo quyền tự do tôn giáo. Đa số công dân Slovak (68.9%) tự coi mình là tín đồ Công giáo Rôma, hay có tổ tiên Công giáo Rôma. Dù số lượng người tới nhà thờ thấp hơn con số này. Đất nước này có tỷ lệ người vô thần ở mức trung bình của châu Âu, khoảng 40% hiện tại là vô thần hay bất khả tri theo 2004 Eurobarometer do phái bộ châu Âu xuất bản. Khoảng 6.93% tự nhận là người theo Giáo hội Luther, 4.1% Chính Thống giáo Hy Lạp, và 2.0% tin vào Thần học Calvin. Khoảng 0.9% dân số là tín đồ Chính Thống giáo Đông phương, và các thành viên của các nhà thờ khác, gồm cả những người không đăng ký, chiếm khoảng 1.1% dân số. Tuy trước Thế chiến II nước này có số người Do Thái khoảng 90,000, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 2,300 người.[42]

Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Slovakia
Slovakia là một nền cộng hoà dân chủ nghị viện với một hệ thống đa đảng. Cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức ngày 17 tháng 6 năm 2006 và hai vòng của cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 3 tháng 4 và 17 tháng 4 năm 2004.
Nguyên thủ quốc gia Slovak là tổng thống (Ivan Gašparovič, 2004 – 2009), được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người lãnh đạo chính thức của nhánh hành pháp, dù với quyền lực rất hạn chế. Hầu hết quyền hành pháp thuộc lãnh đạo chính phủ, thủ tướng (Robert Fico, 2006 – 2010), thường là lãnh đạo đảng thắng cử, nhưng ông/bà ta cần hình thành một liên minh đa số trong nghị viện. Thủ tướng được tổng thống chỉ định. Tất cả thành viên khác trong nội các cũng được tổng thống chỉ định theo giới thiệu của thủ tướng.
Cơ quan lập pháp cấp cao nhất của Slovakia là Hội đồng Cộng hoà Slovak (Národná rada Slovenskej republiky) đơn viện. Các đại biểu được bầu với nhiệm kỳ bốn năm trên cơ sở đại diện tỷ lệ. Cơ quan hành pháp cấp cao nhất của Slovakia là Toà án Hiến pháp Slovakia (Ústavný súd), xét xử các vấn đề về hiến pháp. 13 thành viên của Toà án này do Tổng thống chỉ định từ một danh sách ứng cử viên do nghị viện đề nghị.
Slovakia là một quốc gia thành viên Liên minh châu ÂuNATO từ năm 2004. Là một thành viên của Liên hiệp quốc (từ năm 1993), ngày 10 tháng 10 năm 2005, Slovakia được bầu làm thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với nhiệm kỳ hai năm từ 2006 đến 2007. Slovakia cũng là một thành viên của WTO, OECD, OSCE, và các tổ chức quốc tế khác.
Một việc gây tranh cãi, Các nghị định Beneš, theo đó, sau Thế chiến II, dân cư người Đức và Hungary tại Tiệp Khắc bị quy trách nhiệm có tội trong Thế chiến II, bị tước bỏ quyền công dân, và nhiều người bị trục xuất, vẫn chưa được phục hồi.
Hiến pháp Cộng hoà Slovak được phê chuẩn ngày 1 tháng 9 năm 1992, và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993). Nó được sửa đổi vào tháng 9 năm 1998 để cho phép bầu cử trực tiếp tổng thống và một lần nữa vào tháng 2 năm 2001 vì các yêu cầu chấp nhận gia nhập của EU. Hệ thống luật dân sự dựa trên các điều luật của Áo-Hung. Luật pháp đã được sửa đổi để tương tích với các quy định của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và để xoá bỏ lý thuyết pháp luật Marxist-Leninist. Slovakia chấp nhận tính pháp lý của Toà án Công lý Quốc tế với sự bảo lưu.
Liên minh chính phủ ở thời điểm tháng 7 năm 2006 gồm Smer, SNS (nổi tiếng về khuynh hướng phát xít công khai và một lập trường chống các sắc tộc thiểu số)[43] and HZDS.
Những viên chức chủ chốt
Chức vụ Tên Đảng Từ
Tổng thống Ivan Gašparovič Phong trào vì Dân chủ 15 tháng 6 2004
Thủ tướng Robert Fico Direction - Social Democracy 4 tháng 7 năm 2006
Các phó thủ tướng Dušan Čaplovič
Štefan Harabin
Direction - Social Democracy
HZDS
4 tháng 7 năm 2006
4 tháng 7 năm 2006

Các hạt và quận

Để phân chia hành chính, Slovakia được chia thành 8 krajov (số ít – kraj, thường được dịch thành "vùng", nhưng thực tế có nghĩa "hạt"), mỗi vùng được đặt tên theo thành phố thủ phủ. Các vùng có một số mức độ tự chủ từ năm 2002. Các cơ quan tự quản của họ được gọi là các Vùng Tự quản (hay tự trị) (số ít samosprávny kraj, số nhiều samosprávne kraje) hay Các đơn vị Lãnh thổ Ba cấp trên cùng (số ít vyšší územný celok, số nhiều vyššie územné celky, viết tắt VÚC).
  1. Vùng Bratislava (Bratislavský kraj) (thủ phủ Bratislava)
  2. Vùng Trnava (Trnavský kraj) (thủ phủ Trnava)
  3. Vùng Trenčín (Trenčiansky kraj) (thủ phủ Trenčín)
  4. Vùng Nitra (Nitriansky kraj) (thủ phủ Nitra)
  5. Vùng Žilina (Žilinský kraj) (thủ phủ Žilina)
  6. Vùng Banská Bystrica (Banskobystrický kraj) (thủ phủ Banská Bystrica)
  7. Vùng Prešov (Prešovský kraj) (thủ phủ Prešov)
  8. Vùng Košice (Košický kraj) (thủ phủ Košice)
(từ kraj có thể được thay thế bằng samosprávny kraj hay VÚC ở mỗi trường hợp)
"kraje" được chia nhỏ tiếp thành nhiều okresy (số ít okres, thường được dịch thành quận). Slovakia hiện có 79 quận.
Về kinh tếtỷ lệ thất nghiệp, các vùng phía tây giàu có hơn các vùng phía đông; tuy nhiên sự khác biệt tương đối không lớn hơn hầu hết các quốc gia EU cũng có các vùng khác biệt.

Kinh tế

Trụ sởNgân hàng Quốc gia Slovakia tại Bratislava
Quận hành chính
Bài chi tiết: Kinh tế Slovakia
Kinh tế Slovak economy được coi là một nền kinh tế tiên tiến, và nước này được gọi là một con Hổ Tatra. Slovakia đã chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế thị trường. Các chương trình tư nhân hoá lớn hầu như đã hoàn tất, lĩnh vực ngân hàng hầu như nằm trong tay tư nhân, và khoản đầu tư nước ngoài đã tăng lên.
Gần đây Slovakia nổi bật nhờ có mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Năm 2006, Slovakia có mức tăng trưởng GDP (8.9%) cao nhất trong số các thành viên OECD. Tăng trưởng GDP năm 2007 được ước tính ở mức 10.4% với một mức kỷ lục 14.3% đạt được ở quý bốn.[44] Theo dữ liệu của Eurostat, GDP theo sức mua tương đương trên đầu người của Slovakia đứng ở mức 72% so với mức trung bình của EU năm 2008.[45]
Thất nghiệp, lên tới đỉnh điểm ở mức 19.2% cuối năm 1999, đã giảm xuống 7.51% vào tháng 10 năm 2008 theô Văn phòng Thống kê của Cộng hoà Slovak.[46] Ngoài tăng trưởng kinh tế, di cư công nhân tới các quốc gia EU khác cũng góp phần vào sự sụt giảm này. Theo Eurostat, vốn sử dụng cách tính khác biệt so với cách tính của Văn phòng Thống kê Cộng hoà Slovak, tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao thứ hai sau Tây Ban Nha trong nhóm EU-15, với 9.9%.[47]
Lạm phát đã giảm từ mức trung bình năm 12.0% năm 2000 xuống chỉ còn 3.3% trong năm bầu cử 2002, nhưng tăng lại vào năm 2003–2004 vì chi phí nhân công tăng và thuế cao. Đạt mức 3.7% năm 2005.
Slovakia đã chấp nhận đồng euro vào ngày 1 tháng 1 năm 2009 và là thành viên thứ 16 của Eurozone. Đồng euro tại Slovakia đã được Hội đồng châu Âu thông qua ngày 7 tháng 5 năm 2008. Đồng Slovenská koruna được định giá lại ngày 28 tháng 5 năm 2008 ở mức 30.126 cho 1 euro,[48] đây cũng là tỷ giá trao đổi với đồng euro.[49]
Slovakia là một đất nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài chủ yếu bởi mức lương thấp, thuế thấp và lực lượng lao động có đào tạo. Những năm gần đây, Slovakia đã theo đuổi một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. FDI đã tăng hơn 600% từ năm 2000 và lên tới đỉnh điểm ở mức $17.3 tỷ USD năm 2006, hay khoảng $22,000 trên đầu người cuối năm 2008.
Dù có đủ số lượng các nhà nghiên cứuSeptember 2009[cần dẫn nguồn] và một hệ thống giáo dục tốtSeptember 2009[cần dẫn nguồn], Slovakia, cùng với các quốc gia hậu Cộng sản khác, vẫn phải đối mặt với các thách thức trong lĩnh vực kinh tế trí thức. Chi phí nghiên cứu và phát triển kinh doanh và công cộng ở mức thấp hơn mức trung bình của EU. Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế, được điều phối bởi OECD, hiện xếp giáo dục cấp hai của Slovakia ở hạng 30 trong bảng xếp hạng (ngay dưới Hoa Kỳ và trên Tây Ban Nha).[50]
Tháng 3 năm 2008, Bộ Tài chính thông báo rằng kinh tế Slovakia đã phát triển đủ để ngừng nhận viện trợ từ Ngân hàng Thế giới. Slovakia đã trở thành một nước cung cấp viện trợ từ cuối năm 2008.[51]

Công nghiệp

Kia cee'd, sản xuất tại Žilina
Dù GDP của Slovakia chủ yếu từ lĩnh vực dịch vụ, ngành công nghiệp của nước này cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các lĩnh vực công nghiệp chính là sản xuất ô tôkỹ thuật điện. Từ năm 2007, Slovakia đã trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới tính theo đầu người,[52] với tổng số 571,071 chiếc xe được sản xuất trong nước riêng trong năm 2007.[52] Hiện có ba nhà sản xuất chính: Volkswagen tại Bratislava, PSA Peugeot Citroen tại TrnavaKia Motors tại Žilina.
Về các công ty điện tử, Sony có một nhà máy tại Nitra sản xuất LCD TV, Samsung tại Galanta sản xuất màn hình máy tính và các bộ linh kiện TV.
Vị trí địa lý của Bratislava ở Trung Âu từ lâu đã khiến Bratislava trở thành ngã tư trên các con đường thương mại quốc tế.[53][54] Nhiều tuyến đường thương mại cổ, như Đường Amber và tuyến đường thuỷ Danube đã đi qua vùng Bratislava hiện nay. Bratislava ngày nay là một đầu mối đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không.[55]

Cơ sở hạ tầng

Đường bộ

Các đường cao tốc trên New Bridge
Bratislava là một điểm nút đường cao tốc quốc tế lớn: Đường cao tốc D1 nối Bratislava với Trnava, Nitra, Trenčín, Žilina và các địa điểm ở xa hơn, trong khi Đường cao tốc D2, chạy theo hướng bắc nam, nối thành phố này với Praha, BrnoBudapest. Đường cao tốc D4 (đường vòng phía ngoài), sẽ làm giảm áp lực trên hệ thống đường cao tốc của thành phố, hầu như mới ở giai đoạn lập kế hoạch.
Đường cao tốc A6 tới Viên nối trực tiếp Slovakia với hệ thống đường cao tốc Áo và mở cửa ngày 19 tháng 11 năm 2007.[56]
Cầu Apollo
Hiện tại, có năm cây cầu bắc qua sông Danube (thứ tự theo dòng chảy): Lafranconi Bridge, Nový Most (Cầu Mới), Starý most (Cầu Cũ), Most ApolloPrístavný most (Cầu Cảng).
Mạng lưới đường bộ bên trong thành phố được làm theo hình tròn xuyên tâm. Hiện nay, giao thông đường bộ tại Bratislava đang phát triển nhanh chóng, tăng áp lực lên mạng lưới đường. Có khoảng 200,000 xe đăng ký tại Bratislava, (xấp xỉ 2 người trên mỗi chiếc xe).[55]
Ga đường sắt Ružomberok

Hàng không

Sân bay M. R. Štefánik tại Bratislava là sân bay quốc tế chính tại Slovakia. Nó nằm cách trung tâm thành phố 9 kilômét (5.59 dặm). Đây là nơi đón tiếp các chuyến bay dân sự và chính phủ, các chuyến bay nội địa và quốc tế định kỳ và không định kỳ. Các đường băng hiện thích hợp cho mọi loại máy bay đang được sử dụng. Sân bay có lượng hành khách gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây; năm 2000 sân bay phục vụ 279,028 hành khách, 1,937,642 hành khách năm 2006 và 2,024,142 năm 2007.[57] Smaller airports served by passenger airlines include those in Košice and Poprad.

Đường sông

Cảng Bratislava là một trong hai cảng đường sông quốc tế tại Slovakia. Cảng nối Bratislava với các tuyến đường biển quốc tế, đặc biệt là nối từ Biển Bắc đến Biển Đen qua Kênh Rhine–Main–Danube. Ngoài ra, các tuyến đường du lịch cũng hoạt động từ cảng hành khách Bratislava, gồm các tuyến đường tới Devín, Viên và những nơi khác.

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Slovakia
Slovakia có nhiều địa điểm tự nhiên, các dãy núi, hang động, các lâu đài trung cổ, các thị trấn, kiến trúc dân gian, các khu spa và các khu trượt tuyết. Hơn 1.6 triệu du khách tới thăm Slovakia năm 2006, và các địa điểm thu hút nhiều du khách nhất là thành phố BratislavaHigh Tatras.[58] Hầu hết khách du lịch tới từ Cộng hoà Séc (khoảng 26%), Ba Lan (15%) và Đức (11%).[59] Các món quà tặng đặc trưng từ Slovakia là những con búp bê mặt trang phục truyền thống, các đồ sành sứ, pha lê, tượng gỗ khắc, črpák (bình đựng nước bằng gỗ), fujara (một nhạc cụ truyền thống trong danh sách của UNESCO) và valaška (một loại rìu dân gian khắc) và hơn hết là các sản phẩm làm từ vỏ ngô và dây, đáng chú ý nhất là các hình người. Những đồ quà tặng có thể được mua tại các cửa hàng của tổ chức nhà nước ÚĽUV (Ústredie ľudovej umeleckej výroby – Trung tâm sản xuất nghệ thuật dân gian). Dãy cửa hàng Dielo bán các đồ chế tạo của các nghệ sĩ và thợ thủ công Slovak. Những cửa hàng này hầu hết có mặt tại các thị trấn và các thành phố. Giá cả các mặt hàng nhập khẩu nói chung tương đương với các nước láng giềng, trong khi giá các mặt hàng địa phương và các loại dịch vụ, đặc biệt là thực phẩm, thường thấp hơn.

Khoa học

Một số người Slovak đã có những đóng góp đáng chú ý về kỹ thuật. Jozef Murgaš góp phần vào sự phát triển điện báo không dây[cần dẫn nguồn]; Ján Bahýľ đã chế tạo một trong những chiếc trực thăng hoạt động bằng động cơ đầu tiên[cần dẫn nguồn]; Štefan Banič chế tạo chiếc dù được sử dụng nhiều trong thực tế đầu tiên;[60] Aurel Stodola đã chế tạo một vũ khí sinh học năm 1916 và là người tiên phong trong lĩnh vực turbine hơn nước và gas.[61] Gần đây hơn, John Dopyera đã chế tạo một chiếc đàn guitar cộng hưởng, một đóng góp quan trọng vào việc phát triển nhạc cụ dây[cần dẫn nguồn].
Nhà du hành vũ trụ Mỹ Eugene Cernan (Čerňan), người cuối cùng tới Mặt Trăng, có nguồn gốc Slovak. Ivan Bella là công dân Slovak đầu tiên vào vũ trụ[cần dẫn nguồn], đã tham gia vào phi vụ hỗn hợp Nga-Pháp-Slovak kéo dài 9 ngày trên trạm vũ trụ Mir năm 1999[cần dẫn nguồn].
Những người đoạt Giải Nobel Daniel GajdusekDavid Politzer cũng có tổ tiên Slovak[cần dẫn nguồn].

Mã số bưu điện Slovakia

Mã số bưu điện tại Slovakia, được bắt đầu sử dụng từ năm 1973 trong phạm vi quốc gia Tiệp Khắc cũ, nay do công ty cổ phần nhà nước, Bưu điện Slovakia, quản lý. Mã số bưu điện được viết trước tên thành phố (hay nói rộng là địa phận bưu điện), ba số đầu và hai số cuối được viết tách ra.
Ví dụ: Gửi đến ông ABC, đường CBA số 1, 949 11 thành phố XYZ, trong đó 949 11 là mã số bưu điện của thành phố XYZ.
Ba số đầu không theo thứ tự số vì mang nhiều các ý nghĩa lịch sử của ngành bưu điện Tiệp Khắc cũ và việc phân chia quốc gia Tiệp Khắc thành hai nước Séc và Slovakia. Các số bắt đầu từ 1 đến 7 thuộc Séc, các số bắt đầu bằng 8,9,0 thuộc Slovakia. Sau khi phân chia quốc gia, Séc và Slovakia dùng tiếp các mã số bưu điện này. Hai số cuối chỉ số thứ tự của các sở bưu điện trong một thành phố, số 01 thuộc sở bưu điện chính. Mã số bưu điện là thông tin bắt buộc phải có trong địa chỉ người nhận của thư từ, phiếu chuyển tiền hay các bưu phẩm khác.
Nhờ việc dùng mã số bưu điện, thư từ được phân chia tự hóa bằng các dây chuyền phân loại thư ILV, hiện nay chúng dần được thay thế bằng các dây chuyền mới CRS 1000, do công ty Siemens cung cấp.
Hiện nay (2007), Slovakia có dự kiến lập lại hệ thống mã số bưu điện để sử dụng tất cả các số còn lại mà trước kia thuộc các vùng của Séc. Thay đổi này còn liên quan đến các dự kiến thay đổi công nghệ và thiết bị của ngành bưu điện Slovakia, nhằm tăng số lượng thư bảo đảm, chuyển được đến người nhận trong ngày làm việc kế tiếp, từ 43% lên 90%.

Văn hoá

Xem thêm Danh sách nhân vật Slovak
Nhà hát quốc gia
Nghệ thuật Slovakia có thể truy nguồn gốc từ thời Trung Cổ, khi một số trong những tuyệt tác lớn nhất trong lịch sử quốc gia được sáng tác. Các nhân vật đáng chú ý của thời kỳ này gồm nhiều bậc thầy, trong số đó có Master Paul of LevočaMaster MS. Nghệ thuật đương đại gần đây hơn có các nhân vật Koloman Sokol, Albín Brunovský, Martin Benka, Mikuláš Galanda, và Ľudovít Fulla. Những nhà soạn nhạc quan trọng nhất Slovakia là Eugen Suchoň, Ján Cikker, và Alexander Moyzes, ở thế kỷ 21 là Vladimir GodarPeter Machajdik.
Slovakia cũng nổi tiếng về các học giả của mình, trong đó có Pavol Jozef Šafárik, Matej Bel, Ján Kollár, và các nhà cách mạng và cải cách chính trị như Milan Rastislav ŠtefánikAlexander Dubček.
Có hai nhân vật hàng đầu đã hệ thống hoá ngôn ngữ Slovak. Người đầu tiên là Anton Bernolák với ý tưởng của ông dựa trên phương ngữ tây Slovak năm 1787. Đây là sự hệ thống hoá của ngôn ngữ văn học đầu tiên của người Slovak. Người thứ hai là Ľudovít Štúr, ông đã lập ra ngôn ngữ Slovak dựa trên các nguyên tắc từ phương ngữ trung Slovak năm 1843.
Anh hùng nổi tiếng nhất Slovakia là Juraj Jánošík (một người hùng kiểu Robin Hood của Slovakia). Nhà thám hiểm nổi tiếng Móric Benyovszky cũng có tổ tiên là người Slovak.
Về thể thao, những người Slovak có lẽ nổi tiếng nhất (tại Bắc Mỹ) nhờ các ngôi sao môn hockey của họ, đặc biệt là Stan Mikita, Peter Šťastný, Peter Bondra, Žigmund PálffyMarián Hossa. Để có một danh sách xem Danh sách nhân vật Slovak.
Về một danh sách các tác gia và nhà thơ Slovak, xem Danh sách các tác gia Slovak.

Văn học

Các chủ đề Thiên chúa giáo gồm: bài thơ Proglas như là một lời mở đầu cho bốn Phúc âm, những bản dịch một phần của Kinh thánh sang ngôn ngữ Nhà thờ Slavơ Cổ, Zakon sudnyj ljudem, vân vân.
Văn học trung cổ, ở giai đoạn từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15, được viết bằng tiếng Latin, các ngôn ngữ Séc và Séc slovakia hoá. Lời (lời cầu nguyện, những bài hát và các cách thức) vẫn thuộc kiểm soát của nhà thờ, trong khi chủ đề tập trung trên các huyền thoại. Các tác gia của thời kỳ này gồm Johannes de Thurocz, tác giả của Chronica HungarorumMaurus, cả hai đều là người Hungary.[62] Văn học trần tục cũng xuất hiện và các cuốn biên niên sử cũng được viết trong giai đoạn này.

Ẩm thực

Bài chi tiết: Ẩm thực Slovakia
Bryndzové halušky, đặc sản quốc gia Slovak
Thịt lợn, thịt bòthịt gà là ba loại thịt chính được tiêu thụ ở Slovakia, và thịt lợn là phổ biến nhất. Gà là loại gia cầm được tiêu thụ nhiều nhất, tiếp đó là vịt, ngỗng và gà tây. Một dồi lợn được gọi là jaternice, được làm từ mọi phần của lợn, cũng được tiêu thụ nhiều. Thịt săn, đặc biệt là lợn lòi, thỏ và thịt nai, cũng có trong cả năm. Thịt cừu và dê cũng được tiêu thụ, nhưng không rộng rãi.
Rượu được tiêu thụ trên khắp Slovakia. Rượu Slovak chủ yếu tới từ các vùng phía nam dọc sông Danube và các phụ lưu; nửa phía bắc đất nước quá lạnh và nhiều đồi núi để trồng nho. Theo truyền thống, rượu trắng được dùng nhiều hơn rượu đỏ hay rosé (ngoại trừ ở một số vùng), và rượu ngọt phổ biến hơn rượu nặng, nhưng những năm gần đây thị hiếu dường như đang thay đổi.[63] Beer (chủ yếu theo kiểu pilsener, dù bia đen cũng được tiêu thụ) cũng phổ biến trên cả nước.

Âm nhạc

Bài chi tiết: Âm nhạc Slovakia
Âm nhạc đại chúng bắt đầu thay thế âm nhạc dân gian từ những năm 1950, khi Slovakia vẫn còn là một phần của Tiệp Khắc; nhạc jazz, R&B, và rock and roll Mỹ cũng phổ biến, bên cạnh đó là waltz, polka, và czardas, cùng với các hình thức nhạc dân gian khác. Cuối những năm '50, radio là vật thường thấy trong các gia đình, dù chỉ có các đài phát thanh nhà nước. Âm nhạc đại chúng Slovak bắt đầu như một sự tổng hợp bossa nova, cool jazz, và rock, với lời mang tính tuyên truyền. Những người bất mãn nghe ORF (Austrian Radio), Radio Luxembourg, hay Slobodna Europa (Radio Free Europe), với nhiều bản nhạc rock hơn. Vì sự cách biệt của Tiệp Khắc, thị trường trong nước sôi động và nhiều ban nhạc trong nước xuất hiện. Slovakia có một nền văn hoá pop mạnh trong thập niên 70 và 80. Chất lượng âm nhạc xã hội rất cao. Các ngôi sao như Karel Gott, Olympic, Elan, Modus, Prazsky Vyber, Tublatanka, Team và nhiều người khác rất được ca ngợi và nhiều người ghi các LP của họ bằng tiếng nước ngoài.
Sau Cách mạng Nhung và tuyên bố thành lập nhà nước Slovak, thị trường âm nhạc trong nước phát triển mạnh khi các doanh nghiệp tự do khuyến khích việc thành lập các ban nhạc mới và sự phát triển của các loại âm nhạc mới. Tuy nhiên, ngay lập tức nhiều nhãn hiệu lớn đã đưa nhạc pop tới Slovakia và khiến nhiều công ty nhỏ phá sản. Thập niên 1990, American grungealternative rock, và Britpop có rất nhiều người hâm mộ, cũng như một sự nhiệt tình mới với nhạc kịch.

Xếp hạng quốc tế

Xem thêm

Bài chi tiết: Đề cương Slovakia

Văn hoá

Ngày nghỉ lễ

Các chủ đề linh tinh

Tham khảo

  1. ^ http://www.vietnamembassy-slovakia.vn/vi/
  2. ^ “United Nations Statistics Division- Standard Country and Area Codes Classifications (M49)”. Unstats.un.org. 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ “World Population Prospects Population Database”. Esa.un.org. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ Mike Dixon-Kennedy (1998). Encyclopedia of Russian & Slavic myth and legend. ABC-CLIO. tr. 375. ISBN 1576071308, 9781576071304 Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp). Truy cập 2009.04.23..
  5. ^ World Bank Country Classification, 2007
  6. ^ Advanced economies - IMF
  7. ^ Benda, Kálmán (editor) (1981). Magyarország történeti kronológiája ("The Historical Chronology of Hungary"). Budapest: Akadémiai Kiadó. tr. 44. ISBN 963 05 2661 1.
  8. ^ . tr. 30–31. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  9. ^ a ă . tr. 360. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  10. ^ Kristó, Gyula (editor) (1994). Korai Magyar Történeti Lexikon (9-14. század) (Encyclopedia of the Early Hungarian History - 9-14th centuries). Budapest: Akadémiai Kiadó. tr. 467. ISBN 963 05 6722 9.
  11. ^ Poulik, Josef (1978). “The Origins of Christianity in Slavonic Countries North of the Middle Danube Basin”. World Archaeology 10 (2): 158–171.
  12. ^ a ă â Čaplovič, Dušan; Viliam Čičaj, Dušan Kováč, Ľubomír Lipták, Ján Lukačka (2000). Dejiny Slovenska. Bratislava: AEP.
  13. ^ . tr. 167, 566. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  14. ^ Annales Fuldenses, sive, Annales regni Francorum orientalis ab Einhardo, Ruodolfo, Meginhardo Fuldensibus, Seligenstadi, Fuldae, Mogontiaci conscripti cum continuationibus Ratisbonensi et Altahensibus / post editionem G.H. Pertzii recognovit Friderious Kurze; Accedunt Annales Fuldenses antiquissimi. Hannover: Imprensis Bibliopolii Hahniani. 1978. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.."
  15. ^ Tóth, Sándor László (1998). Levediától a Kárpát-medencéig ("From Levedia to the Carpathian Basin"). Szeged: Szegedi Középkorász Műhely. tr. 199. ISBN 963 482 175 8.
  16. ^ . tr. 51. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  17. ^ . tr. 189–211. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  18. ^ Kristó, Gyula (1996). Magyar honfoglalás - honfoglaló magyarok ("The Hungarians' Occupation of their Country - The Hungarians occupying their Country"). Kossuth Könyvkiadó. tr. 84–85. ISBN 963 09 3836 7.
  19. ^ Tibenský, Ján et al. (1971). Slovensko: Dejiny. Bratislava: Obzor.
  20. ^ “Academia Istropolitana”. City of Bratislava. 14 tháng 2 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |dateformat= (trợ giúp)
  21. ^ Divided Memories: The Image of the First World War in the Historical Memory of Slovaks, Slovak Sociological Review, Issue 3 /2003 [1]
  22. ^ J. V. Polisencky, History of Czechoslovakia in Outline (Prague: Bohemia International 1947) at 113–114.
  23. ^ Gerhard L. Weinberg, The Foreign Policy of Hitler's Germany: Starting World War II, 1937-1939 (Chicago, 1980), pp. 470–481.
  24. ^ Leni Yahil, The Holocaust: The Fate of European Jewry, 1932-1945 (Oxford, 1990), pp. 402–403.
  25. ^ For the higher figure, see Milan S. Durica, The Slovak Involvement in the Tragedy of the European Jews (Abano Terme: Piovan Editore, 1989), p. 12; for the lower figure, see Gila Fatran, "The Struggle for Jewish Survival During the Holocaust" in The Tragedy of the Jews of Slovakia (Banská Bystrica, 2002), p. 148.
  26. ^ Dawidowicz, Lucy. The War Against the Jews, Bantam, 1986. p. 403
  27. ^ “Slovak bishop praises Nazi regime – BBC News”.
  28. ^ “Antisemitism and Xenophobia Today - Slovakia”.
  29. ^ Management of the Hungarian Issue in Slovak Politics
  30. ^ German minority in Slovakia after 1918 (Nemecká menšina na Slovensku po roku 1918) (in Slovak)
  31. ^ Rock, David; Stefan Wolff (2002). Coming home to Germany?: the integration of ethnic Germans from central and eastern Europe in the Federal Republic. New York; Oxford: Berghahn.
  32. ^ benes-decrees-implications-eu-enlargement
  33. ^ Dr. Thomas Reimer, Carpathian Germans history
  34. ^ a ă â “Slovakia”. The World Factbook. CIA. 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |dateformat= (trợ giúp)
  35. ^ Bratislava at euroWEATHER
  36. ^ Poprad at euroWEATHER
  37. ^ Sliač at euroWEATHER
  38. ^ Các nhà hoạt động chính trị và văn hoá Roma ước tính con số người Roma tại Slovakia lớn hơn, đưa ra con số từ 350,000 đến 400,000 người [2]
  39. ^ M. Vašečka, "A Global Report on Roma in Slovakia", (Institute of Public Affairs: Bratislava, 2002) + Minority Rights Group. See: Equality, Diversity and Enlargement. European Commission: Brussels, 2003[[]][liên kết hỏng], p. 104
  40. ^ Slovenskej Republiky, Národná Rada (1999). “Zákon 184/1999 Z. z. o používaní jazykov národnostných menšín” (bằng Slovak). Zbierka zákonov. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2009.
  41. ^ The Slovaks in America. European Reading Room, Library of Congress.
  42. ^ Vogelsang, Peter; Brian B. M. Larsen (2002). “Deportations”. The Danish Center for Holocaust and Genocide Studies. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |dateformat= (trợ giúp)
  43. ^ “Slovak-Hungarian Relations Worsen as Hungary's President Barred”. Digitaljournal.com. 22 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.
  44. ^ “Gross domestic product in the 4th quarter of 2007”. Statistical Office of the Slovak Republic. 3 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |dateformat= (trợ giúp)
  45. ^ “GDP per capita in PPS”. Eurostat. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
  46. ^ Slovak unemployment falls to 7.84 pct in Feb from Jan from Thomson Financial News Limited
  47. ^ Eurozone unemployment up to 7.5%
  48. ^ Slovakia revalues currency ahead of euro entry at Guardian.co.uk
  49. ^ 'Slovak euro exchange rate is set' at BBC
  50. ^ Range of rank on the PISA 2006 science scale at OECD
  51. ^ Slovakia Is Sufficiently Developled to Offer Aid Within World Bank at TASR
  52. ^ a ă Slovak Car Industry Production Almost Doubled in 2007
  53. ^ “Bratislava in Encyclopædia Britannica”. Encyclopædia Britannica. 2007. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2007.
  54. ^ “MIPIM 2007 - Other Segments”. City of Bratislava. 2007. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2007.
  55. ^ a ă “Transport and Infrastructure”. City of Bratislava. 2007. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2007.
  56. ^ “Do Viedne už netreba ísť po okresnej ceste” (bằng Slovak). Pravda. 2007. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2007.
  57. ^ “Letisko Bratislava - O letisku - Štatistické údaje (Airport Bratislava - About airport - Statistical data)”. Letisko M.R. Štefánika - Airport Bratislava. 2008. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2008.
  58. ^ “The number of tourists in Slovakia is increasing (Turistov na Slovensku pribúda)” (bằng Slovak). Aktualne.sk. 30 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  59. ^ “Most tourists in Slovakia still come from the Czech Republic (Na Slovensko chodí stále najviac turistov z ČR)” (bằng Slovak). Monika Martišková, Joj.sk. 20 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2007.
  60. ^ European countries (Slovakia) at europa.eu.int
  61. ^ Fund of A.Stodola
  62. ^ Lawrence Barnett Phillips (1871). The dictionary of biographical reference: containing one hundred thousand names, together with a classed index of the biographical literature of Europe and America. S. Low, Son, & Marston. tr. 1020.
  63. ^ Slovak Cuisine

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Chính phủ
Thông tin chung

Biểu đồ gió
Cờ của Ba LanBa Lan
Biểu đồ gió
Cờ của Cộng hòa SécCộng hòa Séc B Cờ của UkrainaUkraina
T     Slovakia    Đ
N
Cờ của ÁoÁo  Hungary

Michael Faraday

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Michael Faraday

Chân dung của Michael Faraday, phác họa bởi họa sĩ Thomas Phillips (1841-1842)[1]
Sinh 22 tháng 9, 1791
Newington Butts, Surrey, Anh
Mất 25 tháng 8, 1867 (75 tuổi)
Hampton Court, Surrey, Anh
Nơi cư trú Anh
Quốc tịch Anh
Tôn giáo Sandemanian
Ngành Vật lý, Hóa học
Nơi công tác Học viện Hoàng Gia
Nổi tiếng vì Định luật cảm ứng Faraday
Điện hóa học
Hiệu ứng Faraday
Faraday cage
Hằng số Faraday
Faraday cup
định luật điện phân Faraday
Faraday paradox
Faraday rotator
Faraday-efficiency effect
Faraday wave
Bánh xe Faraday
Lines of force
Ảnh hưởng bởi Humphry Davy
William Thomas Brande
Giải thưởng Royal Medal (1835 & 1846)
Copley Medal (1832 & 1838)
Rumford Medal (1846)
Chữ ký
Michael Faraday, FRS (22/9/1791 – 25/8/1867) là một nhà hóa học và vật lý học người Anh (hoặc là nhà triết học tự nhiên, theo thuật ngữ của thời đó) đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ họcĐiện hóa học.
Faraday nghiên cứu về trường điện từ xung quanh một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua. Khi nghiên cứu những vấn đề này, Faraday đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Ông ta cũng khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ, và định luật điện phân. Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng.[2][3] Những sáng chế của ông ta về những thiết bị có điện trường quay đã đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện, và ông có công lớn khi làm cho điện có thể sử dụng trong ngành công nghệ.
Về mặt hóa học, Michael Faraday phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxi hóa, và công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode, và ion.
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, như phép giải tích, nhưng ông ta là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu về lịch sử[4] của khoa học cho rằng ông là người chủ nghĩa thực nghiệm tốt nhất trong lịch sử khoa học.[5] Đơn vị SI của tụ điện, farad, được đặt theo tên của ông, cũng như hằng số Faraday, điện tích trong một đơn vị mole của electron (khoảng 96,485 coulomb). Định luật cảm ứng Faraday nói rằng luồng điện từ thay đổi trong thời gian nhất định tạo ra một lực điện động tỷ lệ.
Faraday là vị giáo sư hóa học Fullerian đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, đã giữ vị trí trong suốt cuộc đời.
Albert Einstein đã dán tấm hình của Faraday lên phòng học của mình cùng với những tấm hình của Isaac NewtonJames Clerk Maxwell.[6]
Faraday là người sùng đạo; ông là thành viên của nhà thờ Sandemanian, một giáo phái cơ đốc được thành lập vào năm 1730 đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối. Người viết tiểu sử về ông đã kết luận rằng "một cảm giác mãnh liệt về Chúa và tự nhiên đã tràn ngập khắp cuộc đời và công việc của Faraday."[7]

Những năm đầu

Faraday được sinh ra ở Newington Butts,[8] bây giờ là một phần của khu phố Southwark ở Luân Đôn; nhưng sau đó là phần ngoại ô của Surrey, một dặm về phía nam của cầu Luân Đôn.[9] Gia đình ông không được sung túc. Bố của ông, James, là thành viên của giáo phái cơ đốc Glassite. James Faraday chuyển vợ và hai con rời khỏi Outhgill, Westmorland (nơi ông đã học việc ở làng rèn) đến Luân Đôn trong suốt mùa đông của năm 1790-1791.[10] Michael được sinh ra trong mùa thu năm đó. Cậu nhóc Michael Faraday, là người con thứ ba trong bốn người con, chỉ có được những kiến thức cơ bản nhất từ nhà trường, phải tự nỗ lực giáo dục mình.[11] Lúc 14 tuổi, ông học việc ở cửa hiệu đóng sách và bán sách George Riebau ở Blandford St[12] và, trong suốt 7 năm học việc, ông đã đọc được rất nhiều sách, trong đó có sách của Isaac Watts, quyển Mở mang trí tuệ, và ông say mê tiến hành các nguyên lý và quan điểm trong quyển sách. Ông đã biểu lộ niềm đam mê với khoa học, nhất là lĩnh vực điện năng. Đặc biệt, ông được truyềnn cảm hứng bởi quyển sách Đàm thoại với Hóa Học viết bởi Jane Marcet.[13]
Ở tuổi 20, vào năm 1812, khi kết thúc học việc, Faraday đã tham dự các buổi thuyết giảng của nhà hoác học nổi tiếng người Anh Humphry Davy của Học Viện Hoàng Gia và Hội hoàng gia Luân Đôn, và của John Tatum, người sáng lập Hội triết học Thành Phố. Các vé của những buổi thuyết giảng này được trao cho Faraday bởi William Dance (một trong những người sáng lập Hội yêu nhạc của Hoàng Gia). Sau đó, Faraday gửi cho Davy một quyển sách dày 300 trang mà ông đã ghi chép những điều trong buổi thuyết giảng. Davy trả lời ngay lập tức, một cách ân cần và hào hứng. Khi Davy bị giảm thị lực trong tai nạn với nitrogen trichloride, ông quyết định thuê Faraday làm thư ký. Khi John Payne, một trong những phụ tá trong Học Viện Hoàng Gia, bị sa thải, Sir Humphry Davy được yêu cầu tìm người thay thế. Ông đã chỉ định Faraday làm người phụ tá hóa học tại Học Viện Hoàng Gia vào ngày 1 tháng 3 năm 1813.[2]
Trong tầng lớp người Anh thời đó, Faraday không được xem là giới thượng lưu. Khi Davy đi thuyết giảng ở toàn châu lục trong các năm 1813–15, người giúp việc của ông không muốn đi cùng. Faraday được gọi làm phụ tá khoa học cho Davy, và được yêu cầu làm công việc như người giúp việc của Davy cho tới khi vị trí này có thể được tìm thấy ở Paris. Faraday buộc phải làm tròn bổn phận là người giúp việc cũng như phụ tá trong suốt hành trình. Vợ của Davy, Jane Apreece, từ chối đối xử với Faraday như tầng lớp ngang hàng (đưa ông đi cùng ra ngoài bãi biển, ăn với các người hầu, v.v..) và nói chung làm cho Faraday cảm thấy quá khổ sở đến nỗi ông lẳng lặng bỏ về Anh Quốc một mình và từ bỏ tất cả khoa học. Dù sao, chuyến đi đã cho ông đường đến với khoa học ưu tú của Âu Châu và làm chủ nguồn cảm hứng sáng tạo.[2]
Faraday là một người sùng đạo Cơ đốc giáo. Chi nhánh Sandemanian của ông là một chi nhánh của hệ thống nhà thờ Scotland. Sau khi kết hôn, ông ta phụng sự nhà thờ trong nhà hội nghị. Nhà thờ của ông nằm ở Paul's Alley tại Barbican. Nhà hội nghị này lại chuyển đến Barnsbury Grove, Islington vào năm 1862. Chỗ Bắc Luân Đôn này là nơi mà Faraday phụng sự 2 năm cuối cùng của mình trước khi xin trao lại chức vụ.[14][15]
Faraday cưới Sarah Barnard (1800–1879) vào ngày 12 tháng 6 năm 1821,[16] Họ không có con.[8] Họ gặp toàn thể gia đình tại nhà thờ Sandemanian. Ông đã xưng tội với giáo đoàn Sandemanian một tháng sau khi kết hôn.

Thành tựu khoa học

Hóa học

Michael Faraday trong phòng thí nghiệm. Những năm 1850 họa sĩ Harriet Jane Moore đã ghi chép cuộc đời Faraday bằng những bức tranh màu nước.
Công việc hóa học đầu tiên của Faraday là làm phụ tá cho Humphry Davy. Faraday nghiên cứu riêng biệt về clo, ông đã phát hiện ra hai clorua của cacbon. Ông cũng làm thí nghiệm gian khổ đầu tiên về sự khuếch tán khí, một hiện tượng đã được biết đến bởi John Dalton, tầm quan trọng của hiện tượng vật lý này đã được Thomas Graham và Joseph Loschmidt đưa ra ngoài ánh sáng. Ông đã thành công trong việc hóa lỏng một vài loại khí; nghiên cứu về hợp chất của thép, và tạo ra những loại thủy tinh mới dùng cho mục đích quang học. Một mẫu vật trong những miếng thủy tinh nặng nề này sau đó đã làm nên lịch sử khi mà Faraday đã phát hiện ra hiện tượng xoay mặt phẳng ánh sáng phân cực khi đưa miếng thủy tinh này vào trường điện từ, và nó cũng là vật liệu đầu tiên bị đẩy bởi các cực của từ trường.
Ông đã sáng chế ra thứ mà sau này gọi là đèn Bunsen, loại đèn này đã được sử dụng hầu hết trong các phòng thí nghiệm vì tính tiện lợi của nguồn nhiệt.[17][18] Faraday nghiên cứu bao trùm trong lĩnh vực hóa học, khám phá ra các chất hóa học như benzene, và hóa lỏng các khí ví dụ như clo. Sự hóa lỏng khí chứng minh rằng khí chỉ là dạng hơi của chất lỏng có điểm sôi rất thấp, và đưa ra quan điểm chắc chắn về sự kết hợp phân tử. Vào năm 1820 Faraday công bố hợp chất tổng hợp đầu tiên làm từ cacbon và clo, C2Cl6C2Cl4, và xuất bản các kết quả nghiên cứu trong các năm tiếp theo.[19][20][21] Faraday cũng xác định được cấu tạo của chlorine clathrate hydrate, chất đã được khám phá bởi Humphry Davy vào năm 1810.[22][23]
Faraday cũng đã khám phá ra các định luật điện phân và đưa ra công chúng các thuật ngữ như anode, cathode, electrode, và ion, các thuật ngữ này phần lớn xuất phát bởi William Whewell.
Faraday là người đầu tiên công bố cái mà sau này được gọi là metallic nanoparticles. Vào năm 1847 ông khám phá ra rằng quang tính của nước vàng (gold colloid) khác với quang tính của các kim loại thông thường khác. Đây có thể là xuất bản đầu tiên về sự khảo sát tác động ở mức lượng tử, và có thể được xem là đã khai sinh ra ngành công nghệ nano.[24]

Điện và Từ

Faraday được biết đến nhiều nhất vì những thành quả trong lĩnh vực Điện và Từ học. Thí nghiệm được ghi chép đầu tiên của ông là làm nên pin volta bằng 7 đồng xu, xếp chồng lên 7 tấm kẽm và 7 miếng giấy được tẩm nước muối. Với cái pin này, ông đã phân tích hợp chất Magie sulphat.
Thí nghiệm điện trường xoay của Faraday, ca. 1821[25]
A solenoid
Vào năm 1821, ngay sau khi nhà hóa học, vật lý học người Đan Mạch, Hans Christian Ørsted khám phá ra hiện tượng điện từ trường, Davy và một nhà khoa học người Anh William Hyde Wollaston cố gắng làm ra một động cơ điện nhưng bất thành.[3] Faraday, đã thảo luận vấn đề động cơ điện với hai ông này, tiến hành chế tạo hai thiết bị phát ra điện từ trường xoay: chuyển động xoay liên tục xuất phát từ lực từ xoay xung quanh dây điện và dây điện được nhúng vào cốc nước thủy ngân có thỏi nam châm bên trong sẽ xoay xung quanh thỏi nam châm nếu được cấp dòng điện từ nguồn pin hóa học. Thiết bị sau này được biết đến với cái tên homopolar motor. Những thí nghiệm và phát minh này hình thành ra nền tảng của công nghệ điện từ hiện đại. Quá hứng thú, Faraday đã công bố các kết quả này mà không đề cập đến phần việc làm với Wollaston và Davy. Từ đó dẫn đến cuộc tranh cãi trong Hội hoàng gia Luân Đôn, nó làm căng thẳng mối quan hệ thâm niên của ông với Davy và có thể đã góp phần bổ nhiệm ông sang lĩnh vực khác, vì thế ông đã bị đưa ra khỏi hoạt động nghiên cứu điện từ trường trong vài năm.[26][27]
Từ phát hiện đầu tiên về điện từ vào năm 1821, Faraday tiếp tục công việc ở phòng thí nghiệm để khám phá tính chất của vật liệu và tiến hành các thí nghiệm cần thiết. Vào năm 1824, Faraday làm một mạch điện để tìm hiểu liệu một từ trường có thể tác động lên dòng điện của dây điện đặt gần nhau, nhưng không tìm ra kết quả nào.[28] Ông theo đuổi các nghiên cứu với ánh sáng và điện từ trong ba năm mà không có kết quả nào mới.[29][30] Trong suốt bảy năm tiếp theo, Faraday dành phần lớn thời gian vào việc hoàn thiện công thức cho chất lượng kính quang học, hợp chất chì boro-silicate,[31] thứ mà ông đã sử dụng cho nghiên cứu sau này về việc kết hợp giữa ánh sáng và điện từ.[32] Trong khi nhàn rỗi, Faraday tiếp tục xuất bản các kết quả thí nghiệm (một số liên quan tới điện từ) và đã trao đổi thư từ với các nhà khoa học nước ngoài (cũng làm việc với điện từ) mà ông đã gặp trước đây ở các chuyến đi Châu Âu với Davy.[33] Sau khi Davy mất được 2 năm, vào năm 1831, ông bắt đầu công bố một loạt các thí nghiệm mà ông đã khám phá về cảm ứng điện từ. Joseph Henry dường như đã khám phá ra hiện tượng tự cảm ứng sớm hơn vài tháng và kết quả của cả hai muộn hơn của Francesco Zantedeschi ở Ý đã được công bố vào năm 1829 và 1830.[34]
Nhà hóa học người Anh John Daniell (bên trái) và Michael Faraday (bên phải), được tin là sáng lập ra ngành điện hóa ngày nay.
Thành quả lớn nhất của Faraday đến khi ông quấn hai cuộn dây cách điện xung quanh một vòng kim loại, và phát hiện rằng, mỗi khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây này thì lập tức có một dòng điện được sinh trong cuộn dây kia.[3] Hiện tượng này được gọi là hỗ cảm. Dụng cụ cuộn dây - vòng kim loại này vẫn còn được trưng bày tại Học Viện Hoàng Gia. Trong các thí nghiệm tiếp theo, ông thấy rằng, nếu ông di chuyển thanh nam châm qua cuộn dây, một dòng điện sẽ chạy trong cuộn dây. Dòng điện cũng sẽ xuất hiện nếu cuộn dây di chuyển qua thanh nam châm đứng yên. Thí nghiệm của ông cho thấy rằng sự thay đổi từ trường tạo ra dòng điện. Mối quan hệ này được toán học hóa bởi James Clerk Maxwell với tên Định luật cảm ứng Faraday, một trong bốn Phương trình Maxwell. Những phương trình này ngày nay được biết đến với tên gọi lý thuyết trường.
Sau này Faraday sử dụng nguyên lý này để tạo ra dynamo, nguồn gốc của máy phát điện ngày nay.
Vào năm 1839, ông hoàn thành loạt sách về các thí nghiệm nghiên cứu bản chất cơ bản của điện học. Faraday đã sử dụng tĩnh điện, pin, và điện sinh học để tạo ra lực hút tĩnh điện, điện phân, điện từ trường, v.v.. Ông kết luận rằng, trái ngược với quan điểm khoa học thời đó, ranh giới giữa "các loại" điện là hư cấu. Faraday thay vì kết luận rằng chỉ có một loại điện tồn tại, thì ông nói sự thay đổi về số lượng và cường độ (dòng và thế) sẽ tạo ra nhiều hiện tượng khác nhau.[3]
Khi gần kết thúc sự nghiệp của mình, Faraday cho rằng lực điện từ trường tồn tại ở khoảng không gian trống xung quanh cuộn dây. Ý tưởng này đã bị phản đối bởi những nhà khoa học sau ông, và Faraday đã không sống đến lúc nhìn thấy ý tưởng được chứng minh là đúng. Những khái niệm của Faraday về đường từ phát ra từ nam châm đã chỉ ra cách quan sát dòng điện và từ trường. Kiến thức này đã góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển thành công của các thiết bị điện cơ mà nó đã chiếm lĩnh trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp trong những năm còn lại thế kỷ 19.

Nghịch từ

Michael Faraday đang cầm thanh thủy tinh mà ông sử dụng vào năm 1845 để chứng minh rằng từ trường có thể tác động đến ánh sáng trong điện môi.[35]
Vào năm 1845, Faraday khám phá ra rằng nhiều vật liệu tồn tại một lực đẩy nhỏ bởi từ trường, một hiện tượng ông gọi là nghịch từ.
Faraday cũng phát hiện ra rằng mặt phân cực của ánh sáng phân cực tuyến tính có thể bị đảo bởi một từ trường ngoài tác động lên đường đi của ánh sáng. Ngày nay cái này được biết đến với thuật ngữ Hiệu ứng Faraday. Ông viết rằng, "I have at last succeeded in illuminating a magnetic curve or line of force and in magnetising a ray of light". ("Cuối cùng tôi đã thành công trong việc chiếu sáng đường cong của điện từ hoặc đường lực và trong việc từ hóa các tia sáng")
Lúc cuối đời (năm 1862), Faraday sử dụng kính quang phổ để tìm sự biến đổi khác nhau của ánh sáng, sự thay đổi quang phổ ánh sáng vì từ trường. Tuy nhiên, những thiết bị ông dùng không đủ tốt để phát hiện ra sự thay đổi quang phổ. Pieter Zeeman sau này đã sử dụng thiết bị cải tiến hơn để nghiên cứu hiện tượng này, công bố kết quả vào năm 1897 và nhận giải Nobel vật lý vào năm 1902 vì thành công này. Trong cả bản nghiên cứu năm 1897[36] và bản thuyết trình nhận giải Nobel,[37] Zeeman đều đề cập tới thí nghiệm của Faraday.

Lồng Faraday

Điện trường bên ngoài tạo ra dòng điện trong lồng Faraday, làm cho bên trong lồng không có điện trường.

Thư mục

Faraday's books, with the exception of Chemical Manipulation, were collections of scientific papers or transcriptions of lectures.[38] Since his death, Faraday's diary has been published, as have several large volumes of his letters and Faraday's journal from his travels with Davy in 1813–1815.

Xem thêm

Mộ của Michael Faraday tại nghĩa trang Highgate

Chú thích

  1. ^ See National Portrait gallery NPG 269
  2. ^ a ă â Michael Faraday entry at the 1911 Encyclopaedia Britannica hosted by LovetoKnow Retrieved January 2007.
  3. ^ a ă â b "Archives Biographies: Michael Faraday", The Institution of Engineering and Technology.
  4. ^ Russell, Colin (2000). Michael Faraday: Physics and Faith. New York: Oxford University Press. ISBN 0195117638.
  5. ^ "best experimentalist in the history of science." Quoting Dr Peter Ford, from the University of Bath’s Department of Physics. Accessed January 2007.
  6. ^ "Einstein's Heroes: Imagining the World through the Language of Mathematics", by Robyn Arianrhod UQP, reviewed by Jane Gleeson-White, 10 November 2003, The Sydney Morning Herald.
  7. ^ Baggott, Jim (2 tháng 9 năm 1991). “The myth of Michael Faraday: Michael Faraday was not just one of Britain's greatest experimenters. A closer look at the man and his work reveals that he was also a clever theoretician”. New Scientist. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2008.
  8. ^ a ă Frank A. J. L. James, ‘Faraday, Michael (1791–1867)’, Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, Sept 2004; online edn, Jan 2008 accessed 3 March 2009
  9. ^ For a concise account of Faraday’s life including his childhood, see pages 175-83 of EVERY SATURDAY: A JOURNAL OF CHOICE READING, Vol III published at Cambridge in 1873 by Osgood & Co.
  10. ^ The implication was that James discovered job opportunities elsewhere through membership of this sect. James joined the London meeting house on 20 February 1791, and moved his family shortly thereafter. See pages 57-8 of Cantor's (1991) Michael Faraday, Sandemanian and Scientist.
  11. ^ "Michael Faraday." History of Science and Technology. Houghton Mifflin Company, 2004. Answers.com 4 June 2007
  12. ^ Bản mẫu:Openplaque
  13. ^ John H. Lienhard (1992). "Jane Marcet's Books" (bằng). The Engines of Our Ingenuity. Tập 744. NPR. KUHF-FM Houston.
  14. ^ See pages 41-43, 60-4, and 277-80 of Geoffrey Cantor's (1991) Michael Faraday, Sandemanian and Scientist.
  15. ^ Paul's Alley was located 10 houses south of the Barbican. See page 330 Elmes's (1831) Topographical Dictionary of the British Metropolis.
  16. ^ The register at St. Faith-in-the-Virgin near St. Paul's Cathedral, records 12 June as the date their licence was issued. The witness was Sarah's father, Edward. Their marriage was 16 years prior to the Marriage and Registration Act of 1837. See page 59 of Cantor's (1991) Michael Faraday, Sandemanian and Scientist.
  17. ^ Jensen, William B. (2005). “The Origin of the Bunsen Burner” (PDF). Journal of Chemical Education 82 (4).
  18. ^ See page 127 of Faraday's Chemical Manipulation, Being Instructions to Students in Chemistry (1827)
  19. ^ Faraday, Michael (1821). “On two new Compounds of Chlorine and Carbon, and on a new Compound of Iodine, Carbon, and Hydrogen”. Philosophical Transactions 111: 47. doi:10.1098/rstl.1821.0007.
  20. ^ Faraday, Michael (1859). Experimental Researches in Chemistry and Physics. London: Richard Taylor and William Francis. tr. 33–53. ISBN 0850668417.
  21. ^ Williams, L. Pearce (1965). Michael Faraday: A Biography. New York: Basic Books. tr. 122–123. ISBN 0306802996.
  22. ^ Faraday, Michael (1823). “On Hydrate of Chlorine”. Quartly Journal of Science 15: 71.
  23. ^ Faraday, Michael (1859). Experimental Researches in Chemistry and Physics. London: Richard Taylor and William Francis. tr. 81–84. ISBN 0850668417.
  24. ^ “The Birth of Nanotechnology”. Nanogallery.info. 2006. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2007. “Faraday made some attempt to explain what was causing the vivid coloration in his gold mixtures, saying that known phenomena seemed to indicate that a mere variation in the size of gold particles gave rise to a variety of resultant colors.”
  25. ^ Faraday, Michael (1844). Experimental Researches in Electricity 2. ISBN 0486435059. See plate 4.
  26. ^ Hamilton's A Life of Discovery: Michael Faraday, Giant of the Scientific Revolution (2004) pp. 165-71, 183, 187-90.
  27. ^ Cantor's Michael Faraday, Sandemanian and Scientist (1991) pp. 231-3.
  28. ^ Thompson’s Michael Faraday, his life and work (1901) p.95.
  29. ^ Thompson (1901) p. 91. This lab entry illustrates Faraday’s quest for the connection between light and electromagnetic phenomenon 10 September 1821.
  30. ^ Cantor's Michael Faraday, Sandemanian and Scientist (1991) p. 233.
  31. ^ pp. 95-98 of Thompson (1901).
  32. ^ Thompson (1901) p 100.
  33. ^ Faraday’s initial induction lab work occurred in late November 1825. His work was heavily influenced by the ongoing research of fellow European scientists Ampere, Arago, and Oersted as indicated by his diary entries. Cantor’s Michael Faraday: Sandemanian and Scientist (1991) pp. 235-44.
  34. ^ Brother Potamian (1913). “Francesco Zantedeschi article at the Catholic Encyclopedia”. Wikisource. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2007.
  35. ^ Detail of an engraving by Henry Adlard, based on an earlier photograph by Maull & Polyblank ca. 1857. See National Portrait Gallery, UK
  36. ^ Zeeman, Pieter (1897). “The Effect of Magnetisation on the Nature of Light Emitted by a Substance”. Nature 55: 347. doi:10.1038/055347a0.
  37. ^ “Pieter Zeeman, Nobel Lecture”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  38. ^ See page 220 of Hamilton's A Life of Discovery: Michael Faraday, Giant of the Scientific Revolution (2002)

Đọc thêm

Biographies

Liên kết ngoài

Biographies

Others

(downloads)
Bản mẫu:Scientists whose names are used as SI units Bản mẫu:Scientists whose names are used in physical constants Bản mẫu:Copley Medallists 1801-1850

Meitneri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
meitneri
hassimeitneridarmstadti
Ir
 
 

109
Mt

 
               
               
                                   
                                   
                                                               
                                                               
                                                               



                                   
Mt
(Upe)
Bảng tiêu chuẩn
Hình dạng
không rõ
Tính chất chung
Tên, Ký hiệu, Số meitneri (meitnerium), Mt, 109
Phiên âm may-nơ-ri
Phân loại không rõ
Nhóm, Chu kỳ, Phân lớp 97, d
Khối lượng nguyên tử [278]
Cấu hình electron [Rn] 7s2 5f14 6d7
(tính toán)[2]
Số electron trên vỏ điện tử 2, 8, 18, 32, 32, 15, 2
(dự đoán)
Electron shell 109 Meitnerium.svg
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất rắn (dự đoán[1])
Tính chất nguyên tử
Trạng thái ôxi hóa 3, 4, 6[3]
(dự đoán theo iridi)
Độ dài liên kết cộng hóa trị 129 (ước lượng)[4] pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thể lập phương tâm mặt (dự đoán)[1]
Trạng thái trật tự từ thuận từ (dự đoán)[5]
Số đăng ký CAS 54038-01-6
Đồng vị ổn định nhất
iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
278Mt syn 7,6 s α 9,6 274Bh
276Mt syn 0,72 s α 9,71 272Bh
274Mt syn 0,44 s α 9,76 270Bh
270mMt ? syn 1,1 s α
266Bh
Meitneri (phát âm như "may-nơ-ri"; tên quốc tế: meitnerium) là nguyên tố hóa học tổng hợp có kí hiệu Mtsố nguyên tử 109. Nó nằm ở vị trí nguyên tố nặng nhất trong nhóm 9 (VIII) trong bảng tuần hoàn, nhưng đồng vị đủ bền chưa được biết đến thời điểm này, khi đó sẽ cho phép các thí nghiệm hóa học xác định vị trí của nó, không giống với các nguyên tố nhẹ hơn cạnh nó. Nó được tổng hợp đầu tiên năm 1982 và hiện nay đã biết được một số đồng vị của nó. Đồng vị nặng và ổn định nhất được cho là Mt-278 có chu kỳ bán rã ~8 giây.

Lịch sử

Phát hiện

Meitneri được nhóm nghiên cứu người Đức dẫn đầu là Peter ArmbrusterGottfried Münzenberg phát hiện ngày 29 tháng 8 năm 1982 tại Viện nghiên cứu hạt ion nặng (Gesellschaft für Schwerionenforschung) ở Darmstadt.[6] Nhóm này đã bắn phát hạt nhân bitmut-209 bằng hạt nhân sắt-58 được gia tốc và phát hiện một nguyên tử riêng biệt của đồng vị meitneri-266:
20983Bi + 5826Fe266109Mt + n

Đặt tên

Nguyên tố 109 trước đây được gọi là Unnilennium, với kí hiệu Une.
Về mặt lịch sử, nguyên tố 109 được đề cập là eka-iridi.
Tên meitnerium (Mt) được đề xuất đặt theo tên nhà vật lý Úc Lise Meitner. Năm 1997, tên gọi chính thức được IUPAC chấp thuận.

Các thí nghiệm trong tương lai

Nhóm nghiên cứu ở RIKEN, Nhật Bản đã chỉ ra rằng một phần nghiên cứu đang thực hiện của họ sử dụng hạt nhân bị bắn phát là 248Cm, họ có thể nghiên cứu phản ứng mới 248Cm(27Al,xn) trong tương lai.

Tính chất

Tính chất ngoại suy

Tính chất vật lý

Mt có thể là một kim loại rất nặng với mật độ khoảng 30 g/cm3 (Co: 8,9, Rh: 12,5, Ir: 22,5) và điểm nóng chảy cao khoảng 2600-2900°C (Co: 1480, Rh: 1966, Ir: 2454). Nó có thể có khả năng chống ăn mòn cao; thậm chí cao hơn Ir, là kim loại có độ chống ăn mòn cao nhất hiện nay.

Các trạng thái ôxy hoá

Meitneri được dự đoán là thành viên thứ 6 của nhóm 6d của các kim loại chuyển tiếp và là nguyên tố nặng nhất trong nhóm 9 của bảng tuần hoàn, nằm dưới coban, rhodiiridi. Nhóm các kim loại chuyển tiếp này là nhóm đầu tiên thể hiện các trạng thái ôxy hoá thấp nhất và trạng thái +9 chưa được biết đến. Hai thành viên tiếp sau của nhóm thể hiện trạng thái ôxy hoá cao nhất +6, trong khi đó các trạng thái bền nhất là +4 và +3 đối với iridi và +3 đối với rhodi. Tuy vậy, meitneri được trông đợi là có trạng thái bền +3 nhưng cũng có thể thể hiện trạng thái bền +4 và +6.

Tính chất hoá học

Trạng thái +6 trong nhóm 9 chỉ được biết đến đối với florua, chúng được tạo ra bằng phản ứng trực tiếp. Do đó, meitneri có thể tạo thành hexaflorua, MtF6. Muối này được cho là bền hơn iridi(VI) florua, vì trạng thái +6 trở nên bền hơn trong nhóm này.
Khi kết hợp với ôxy, rhodi tạo ra Rh2O3 trong khi đó iridi bị ôxy hoá thành trạng thái +4 trong IrO2. Meitneri có thể tạo thành dạng ôxít, MtO2, nếu tính chất phản ứng eka-iridi được thể hiện.
Trạng thái +3 trong nhóm 9 là phổ biến ở dạng trihalua (trừ florua) tạo thành từ phản ứng trực tiếp với các halogen. Do đó, meitneri có thể tạo thành MtCl3, MtBr3 và MtI3 theo cách tương tự với iridi.

Tham khảo

  1. ^ a ă Östlin, A.; Vitos, L. (2011). “First-principles calculation of the structural stability of 6d transition metals”. Physical Review B 84 (11). Bibcode:2011PhRvB..84k3104O. doi:10.1103/PhysRevB.84.113104.
  2. ^ Thierfelder, C.; Schwerdtfeger, P.; Heßberger, F. P.; Hofmann, S. (2008). “Dirac-Hartree-Fock studies of X-ray transitions in meitnerium”. The European Physical Journal A 36 (2): 227. Bibcode:2008EPJA...36..227T. doi:10.1140/epja/i2008-10584-7.
  3. ^ Haire, Richard G. (2006). “Transactinides and the future elements”. Trong Morss; Edelstein, Norman M.; Fuger, Jean. The Chemistry of the Actinide and Transactinide Elements (ấn bản 3). Dordrecht, Hà Lan: Springer Science+Business Media. tr. 1674. ISBN 1-4020-3555-1.
  4. ^ Chemical Data. Meitnerium - Mt, Hội Hóa học Hoàng gia
  5. ^ Saito, Shiro L. (2009). “Hartree–Fock–Roothaan energies and expectation values for the neutral atoms He to Uuo: The B-spline expansion method”. Atomic Data and Nuclear Data Tables 95 (6): 836. Bibcode:2009ADNDT..95..836S. doi:10.1016/j.adt.2009.06.001.
  6. ^ Münzenberg, G.; Armbruster, P.; Heßberger, F. P.; Hofmann, S.; Poppensieker, K.; Reisdorf, W.; Schneider, J. H. R.; Schneider, W. F. W. và đồng nghiệp (1982). “Observation of one correlated α-decay in the reaction 58Fe on 209Bi→267109”. Zeitschrift für Physik a Atoms and Nuclei 309: 89. doi:10.1007/BF01420157.

Đảng Cộng sản Liên Xô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đảng Cộng sản Liên Xô

PCUS Emblema.svg
Đảng huy.

Lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin
Iosif Vissarionovich Stalin
Nikita Sergeyevich Khrushchyov
Leonid Ilyich Brezhnev
Yuri Vladimirovich Andropov
Konstantin Ustinovich Chernenko
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov
Tổng bí thư Vladimir Antonovich Ivashko (cuối cùng)

Thành lập 1 tháng 1, 1912
Giải tán 29 tháng 8, 1991
Trụ sở Điện Kremlin, Moskva
Báo chính thức Pravda
Tổ chức thanh niên Komsomol
Đội Thiếu niên Tiền phong Lenin
Thành viên (1990) 20 triệu (1990)

Hệ tư tưởng/
vị thế chính trị
Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Stalin

Khẩu hiệu Пролетарии всех стран, соединяйтесь ! (Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại !)
Thuộc quốc gia Flag of the Soviet Union.svg Liên Xô
Thuộc tổ chức quốc tế Quốc tế Cộng sản
Màu sắc chính thức Đỏ, vàng
Đảng Cộng sản Liên Xô (tiếng Nga: Коммунистическая партия Советского Союза, Kommunisticheskaya partiya Sovetskogo Soyuza; viết tắt: КПСС, KPSS) là tổ chức chính trị cầm quyền và chính đảng hợp pháp duy nhất tại Liên Xô (cho tới khi nó bị cấm sau Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991) và là một trong những tổ chức cộng sản lớn nhất thế giới.

Tên gọi

Ban đầu đảng được tách ra từ Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (thành lập từ tháng 3, năm 1898) vào năm 1912 với tên gọi Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (bolshevik). Tại Đại hội VII (1918) sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, theo đề nghị của Lenin, Đảng mang tên Đảng Cộng sản Nga (bolshevik). Tại đại hội khóa XIV năm 1925, đảng có tên là Đảng Cộng sản (bolshevik) toàn Liên bang. Từ Đại hội khóa XIX năm 1952 trở đi, đảng có tên là Đảng Cộng sản Liên Xô.

Lịch sử

Đảng xuất hiện từ phái Bolshevik [cần dẫn nguồn] của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin. Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 dẫn tới sự lật đổ Chính phủ Lâm thời Nga và thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên của thế giới. Với vai trò trung tâm do Hiến pháp Liên xô quy định, đảng kiểm soát toàn bộ cấp bậc chính phủ tại Liên Xô. Cách tổ chức của đảng được chia thành các đảng cộng sản của các nhà nước cộng hoà Xô viết cấu thành cũng như tổ chức đoàn thanh niên, Komsomol.
Tháng 12 năm 1905, Hội nghị thứ nhất Đảng Bolshevik đã lần đầu áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nêu rõ trong nghị quyết: Nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ không có gì phải tranh cãi. Tháng 4 năm 1906, theo đề nghị của Lenin, Đại hội đại biểu thống nhất lần thứ 4 Đảng Bolshevik thông qua điều lệ tổ chức, trong đó điều hai quy định: Mọi tổ chức của Đảng đều được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là lần đầu tiên nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định trong điều lệ Đảng. Tháng 7 năm 1920, điều lệ gia nhập Quốc tế Cộng sản do Lenin quy định: Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản cần được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Kể từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành nguyên tắc phổ biến mà đảng cộng sản các nước trên thế giới đều tuân thủ. [cần dẫn nguồn]
Đảng Cộng sản Liên Xô[1] theo chủ nghĩa cộng sản khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lí luận cho hoạt động của Đảng. Đảng đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân Nga tiến hành cuộc Cách mạng dân chủ tư sản những năm 1905 - 1907 và Cách mạng tháng Hai năm 1917, lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng; giành thắng lợi cho cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917, thành lập Liên bang Xô viết – nhà nước của nhiều dân tộc (1922). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Xô viết đã chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941 – 1945), sau đó tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng cũng là động lực của Quốc tế cộng sản, duy trì các liên kết tổ chức và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Đông Âu, châu Á và châu Phi. Đảng chấm dứt tồn tại với thất bại của cuộc đảo chính Xô viết năm 1991 và được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Liên bang Nga tại Nga mà được thành lập vào ngày 14 Tháng Hai, 1993, và các đảng cộng sản của các nước cộng hoà cũ hiện đã độc lập.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con 

No comments:

Post a Comment