Sunday, August 17, 2014

Chào ngày mới 18 tháng 8

Vị trí của Thái Lan

CNM365. Chào ngày mới 18 tháng 8. Wikipedia Ngày này năm xưa.  Ngày Khoa học quốc gia tại Thái LanNăm 1868 – Bằng chứng đầu tiên của nguyên tố Heli được nhà thiên văn học Pierre Janssen thu thập trong một lần diễn ra nhật thực. Năm 1870Chiến tranh Pháp-Phổ: Quân đội PhổSachsen giành thắng lợi chiến lược trong Trận Gravelotte, trận chiến lớn và đẫm máu nhất trong toàn cuộc chiến. Năm 1877 – Tại Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ, nhà thiên văn học Asaph Hall phát hiện vệ tinh Phobos (hình) của sao Hỏa. Năm 1965Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Starlite bắt đầu khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phá hủy một căn cứ của quân Giải phóng tại Vạn Tường, Quảng Ngãi, đây là trận chiến lớn trên bộ đầu tiên của Hoa Kỳ trong cuộc chiến.

Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Thái Lan
ราชอาณาจักรไทย (tiếng Thái Lan)
Racha-anachak Thai (tiếng Thái Lan)
Flag of Thailand.svg Garuda Emblem of Thailand.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Thái Lan
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
Phleng Chat
Hành chính
Chính phủ Quân chủ nghị viện
Quốc vương
 • Thủ tướng
Bhumibol Adulyadej
Prayuth Chan-ocha (Quyền)
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Thái
Thủ đô Bangkok
13°45′B, 100°30′Đ
Thành phố lớn nhất Bangkok
Địa lý
Diện tích 514.000 km² (hạng 49)
Diện tích nước 0,4% %
Múi giờ ĐNÁ (UTC+7); mùa hè: ĐNÁ (UTC+7)
Lịch sử
1238 Vương quốc Sukhothai
1350 Vương quốc Ayutthaya
1767 Nhà Chakri
Ngày 7 tháng 4 năm 1782 Vương quốc Lannathai
Dân cư
Dân số ước lượng (2012) 67.091.089[1] người (hạng 20)
Dân số (2002) 62.354.402 người
Mật độ 132.1 người/km² (hạng 88)
Kinh tế
GDP (PPP) (2011) Tổng số: $616.783 tỷ (hạng 24)
Bình quân đầu người: $9,396[2]
GDP (danh nghĩa) (2011) Tổng số: $345.649 tỷ[2] (hạng 27)
Bình quân đầu người: $5,394[2]
HDI (2011) 0.682 trung bình
Đơn vị tiền tệ ฿ baht (THB)
Thông tin khác
Tên miền Internet .th
Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp LàoMyanma, phía đông giáp LàoCampuchia, phía nam giáp vịnh Thái LanMalaysia, phía tây giáp Myanmabiển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Namvịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải IndonesiaẤn Độbiển Andaman.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan.[3] Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệpvăn hóa.
Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác.[4] Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan.[5] Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số.[6]
Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samuixuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.[7][8]

Tên gọi

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm La, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949[9]. Từ "Thái" (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là "Xiêm". Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là "nước Thái".
Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: Racha có nghĩa là "quốc vương", Anachakra có nghĩa là "lãnh thổ". Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là "Vương quốc của người tự do". Tiếng Thái còn gọi nước Thái là เมืองไทย (Mương Thai) hay ประเทศไทย (Prathết Thai). Hai chữ MươngPrathết có cùng nghĩa "nước của người". Nhiều nhà ngôn ngữ học nói chữ เมือง (Mương) là đồng âm nghĩa với chữ "mường" trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, vương quốc này được gọi là "Thái Lan". Từ này có gốc Hán-Việttiếng Anh. Đúng ra thì "Thái Lan" đến từ Thailand trong tiếng Anh nhưng ngày xưa trong tiếng Việt không phiên âm được Thailand và, do đó, phải chế ra một âm để người Việt đọc được. Các nhà Hán học ở Việt Nam dùng hai chữ Hán có cách phát âm gần với từ Thailand như các nhà Hán học ở Đông Á thường dùng: hai chữ này là "Thái Lan" (泰蘭). "Thái" (泰) được dùng để dịch âm Thai hay Tai, và cũng thường được dùng để gọi người Thái; "Lan" (蘭) dùng để dịch âm Land, như trong "Ba Lan" (波蘭 - Poland), "Ái Nhĩ Lan" (愛爾蘭 - Ireland), v.v.
Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người Thái là "người Xiêm".

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Thái Lan
Nuvola Thai flag.svg
Các chủ đề Thái Lan
Ẩm thực
Văn hóa
Âm nhạc
Kinh tế
Giáo dục
Chính trị
Ngày lễ
Tiếng Thái
Hành chính
Lịch sử
Văn hóa
Giáo dục
Du lịch
Dân số
Trang phục
Thể thao

edit box
Hiện vật văn hóa Baan Chiang tại bảo tàng Berlin
Công viên lịch sử Phnomrung
Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn ĐộTrung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác.
Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập một vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13thế kỷ 15).
Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm.
Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô.
Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ.
Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la. Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1.
Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây lịch 543 năm. Năm 2007 thì là năm thứ 2550 Phật lịch tại Thái Lan.

Chính sách "ngoại giao cây sậy" trong lịch sử

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này[10].
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau[11], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.
Các lãnh thổ mà Thái Lan phải cắt nhượng cho Pháp và Anh (nay là các lãnh thổ thuộc Lào, CampuchiaMyanmar)
Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng Thái Lan cũng phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 2 vạn km2 cho Pháp. Năm 1909, phải cắt vùng đất trên 4 vạn km2 tại bán đảo Malacca cho Anh[12].
Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanma. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi AnhPháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Hoàng gia Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.
Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã chấp thuận cho quân Khmer Đỏ lập căn cứ tại nhiều khu vực trong lãnh thổ của mình như một biện pháp để làm suy yếu Việt Nam. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Camphuchia vào năm 1989.
Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Tuy nhiên, đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả 2 nước tranh chấp chủ quyền tại đền Preah Vihear, trước khi Tòa án quốc tế tuyên bố ngôi đền thuộc về Campuchia.
Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Thái Lan
Cảnh một chợ (Pahùrắt;พาหุรัด) Bangkok
Một đoàn Xe điện nổi đến Sathon, Bangkok
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệpdịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 tăng trưởng âm 20%.
Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%[13]. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với PPP đầu người đạt mức 8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Dù vậy, sự bất ổn chính trị do cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV chỉ còn 0,7%.
Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm[13]. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tínhthiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa[14]. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong[15].
Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.
Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, , thạch cao, than non, fluoriteđất trồng.
Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong trong công nghiệp và thương mại[16].

Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Thái Lan
  • Cơ cấu các cơ quan quyền lực:
Bộ Quốc Phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng Cung- lực lượng chủ chốt trong tất cả các cuộc đảo chính
Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.[17]
Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi[18][19]. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc[20][21].
Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.[22]

Giai đoạn 1997 - 2006

Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là "Hiến pháp nhân dân"[23].
Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ (สภาผู้แทนราษฎร sapha phutan ratsadon) và 200 thượng nghị sĩ (วุฒิสภา wuthisapha). Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử first-past-the-post, trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tùy thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm.
Hệ thống tư pháp (ศาล saan) bao gồm tòa án hoàng gia (ศาลรัฐธรรมนูญ săan rát-tà-tam-má-nuun) chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị.
Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan[24]. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây[25][26][27].
Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006.

Sau đảo chính 2006

Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hộiTòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào[28].
Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007.
Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường.[29]

Quan hệ ngoại giao

Về đối ngoại, Chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế (Thủ tướng Abhisit đã thăm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Singapore, Anh và sắp tới sẽ đi thăm Châu ÂuBắc Mỹ); tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…). Với cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 10 tháng 3 năm 2009), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16-23 tháng 7 năm 2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác (tháng 10 năm 2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây quan ngại cho nhiều nước.
Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Thái Lan tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN.
Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.

Hành chính

Bài chi tiết: Hành chính Thái Lan
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: BangkokPattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.
Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon PathomSamut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อำเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตำบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน muban).
Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตำบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.

Danh sách các tỉnh Thái Lan theo Vùng

Miền Bắc Thái Lan Đông Bắc Thái Lan Miền Trung Thái Lan
Bản đồ các tỉnh Thái Lan
  1. Chiang Mai
  2. Chiang Rai
  3. Kamphaeng Phet
  4. Lampang
  5. Lamphun
  6. Mae Hong Son
  7. Nakhon Sawan
  8. Nan
  9. Phayao
  10. Phetchabun
  11. Phichit
  12. Phitsanulok
  13. Phrae
  14. Sukhothai
  15. Tak
  16. Uthai Thani
  17. Uttaradit
  1. Amnat Charoen
  2. Buriram
  3. Bueng Kan
  4. Chaiyaphum
  5. Kalasin
  6. Khon Kaen
  7. Loei
  8. Maha Sarakham
  9. Mukdahan
  10. Nakhon Phanom
  11. Nakhon Ratchasima
  12. Nongbua Lamphu
  13. Nong Khai
  14. Roi Et
  15. Sakon Nakhon
  16. Sisaket
  17. Surin
  18. Ubon Ratchathani
  19. Udon Thani
  20. Yasothon
  1. Ang Thong
  2. Ayutthaya
  3. Bangkok
  4. Chainat
  5. Kanchanaburi
  6. Lopburi
  7. Nakhon Nayok
  8. Nakhon Pathom
  9. Nonthaburi
  10. Pathum Thani
  11. Phetchaburi
  12. Prachuap Khiri Khan
  13. Ratchaburi
  14. Samut Prakan
  15. Samut Sakhon
  16. Samut Songkhram
  17. Saraburi
  18. Sing Buri
  19. Suphanburi
Miền Đông Thái Lan Miền Nam Thái Lan
  1. Chachoengsao
  2. Chanthaburi
  3. Chonburi
  4. Rayong
  5. Prachinburi
  6. Sa Kaeo
  7. Trat
  1. Chumphon
  2. Krabi
  3. Nakhon Si Thammarat
  4. Narathiwat
  5. Pattani
  6. Phang Nga
  7. Phatthalung
  1. Phuket
  2. Ranong
  3. Satun
  4. Songkhla
  5. Surat Thani
  6. Trang
  7. Yala

Địa lí

Thái Lan nhìn từ vệ tinh
Với diện tích 514.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau IndonesiaMyanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. phía đông bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Khí hậu

Bài chi tiết: Khí hậu Thái Lan
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía nam luôn luôn nóng, ẩm.

Hệ động thực vật

Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Dân số

Bài chi tiết: Dân số Thái Lan
Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Người Thái tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.
Ngoài người Tháingười Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và người Thái Đen (Táy Đăm-Thái:ไท ดำ) ở tỉnh Loei. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáođạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố.
Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan hoặc tiếng Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp.

Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Thái Lan
Chợ nổi Damoen Saduk
Kỳ lân bằng đá trong Hoàng Cung có sự ảnh hưởng rõ rệt của quá trình Hán hóa
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Hôn nhân

Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá.

Tục lệ ma chay

Xưa kia, người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".

Văn hóa dân gian

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao(tiếng Thái:สโงหชอุโสนสาโ), Khun Lú Nàng Ủa, Ẩm ệt luông. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khăp tay. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Nhà cửa

Nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Còn những người Thái khác thì nhà cửa có hoa văn trang trí kiểu cung đình hoặc giống phương Tây.

Xem thêm

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Thái Lan

Chú thích

  1. ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
  2. ^ a ă â “Thailand”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “A Royal Occasion speeches”. Worldhop.com Journal. 1996. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2006.
  4. ^ CIA World Factbook Thailand, CIA World Factbook.
  5. ^ THAILAND: Burmese migrant children missing out on education. IRIN Asia. June 15, 2009.
  6. ^ Population by religion, sex, area and region, National Statistic Office of Thailand.
  7. ^ Thailand and the World Bank, World Bank on Thailand country overview.
  8. ^ The Guardian, Country profile: Thailand, 25 April 2009.
  9. ^ Thailand (Siam) History, CSMngt-Thai.
  10. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục. 2011. Trang 476
  11. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục 2011. Trang 475
  12. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục. 2011. Trang 481
  13. ^ a ă CIA world factbook - Thailand
  14. ^ IRRI country profile
  15. ^ CIA world factbook - Greater Mekong Subregion
  16. ^ Weights and measures in Thailand
  17. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104152/ns070801102436#0c63gOSyiV52
  18. ^ The Council of State, Constitutions of Thailand. This list contains 2 errors: it states that the 6th constitution was promulgated in 1912 (rather than 1952), and it states that the 11th constitution was promulgated in 1976 (rather than 1974).
  19. ^ Thanet Aphornsuvan, The Search for Order: Constitutions and Human Rights in Thai Political HistoryPDF (152 KiB), 2001 Symposium: Constitutions and Human Rights in a Global Age: An Asia Pacific perspective
  20. ^ A list of previous coups in Thailand
  21. ^ A list of recent coups in Thailand's history
  22. ^ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dao-chinh-quan-su-o-thai-lan-2994416.html
  23. ^ Kittipong Kittayarak, The Thai Constitution of 1997 and its Implication on Criminal Justice ReformPDF (221 KiB)
  24. ^ Robert B. Albritton and Thawilwadee Bureekul, Developing Democracy under a New Constitution in ThailandPDF (319 KiB), National Taiwan University and Academia Sinica Asian Barometer Project Office Working Paper Series No. 28, 2004
  25. ^ Pongsudhirak Thitinan, "Victory places Thaksin at crossroads", Bangkok Post, February 9, 2005
  26. ^ “Unprecedented 72% turnout for latest poll”. The Nation. 10 tháng 2 năm 2005.
  27. ^ Aurel Croissant and Daniel J. Pojar, Jr., Quo Vadis Thailand? Thai Politics after the 2005 Parliamentary Election, Strategic Insights, Volume IV, Issue 6 (June 2005)
  28. ^ The Nation, Interim charter draft, 27 September 2006
  29. ^ http://tuoitre.vn/The-gioi/445017/Em-gai-Thaksin-tro-thanh-thu-tuong.html

Liên kết ngoài

Chính thức

Khác



Phobos (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phobos
Phobos
Ảnh chụp Phobos của Mars Global Surveyor ngày 1 tháng 6, 2003.
Phát hiện
Phát hiện Asaph Hall
Ngày 18 tháng 8, 1877
Các đặc trưng quỹ đạo(Epoch J2000)
Bán kính trung bình 9377.2 km 1
Chu vi 58,915 km
Lệch tâm 0.0151
Cận điểm 9235.6 km
Viễn điểm 9518.8 km
Chu kỳ xoay 0.318 910 23 ngày
(7 giờ 39.2 phút)
Tốc độ quỹ đạo trung bình 2.138 km/giây
Độ nghiêng 1.093° (với xích đạo Sao Hoả)
0.046° (với mặt phẳng Laplace)
26.04° (với elíp)
Vệ tinh của Sao Hoả
Các đặc tính vật lý
Đường kính trung bình 22.2 km (26.8 × 21 × 18.4)
(0.0021 Trái Đất)
Độ dẹt 0.31-0.12
Diện tích bề mặt ~6,100 km²
(11.9 µTrái Đất)
Thể tích ~5,500 km³
(5.0 nTrái Đất)
Khối lượng 1.07×1016 kg (1.8 nTrái Đất)
Mật độ trung bình 1.9 g/cm³
Lực hấp dẫn bề mặt 0.0084 - 0.0019 m/s² (8.4-1.9 mm/s²)
(860-190 µg)
Tốc độ thoát 0.011 km/s (11 m/s)
Chu kỳ xoay đồng bộ
Tốc độ xoay 11.0 km/h (tại đỉnh trục dài)
Độ nghiêng trục
Albedo 0.07
Nhiệt độ bề mặt ≈233 K
Áp suất khí quyển không có khí quyển
Phobos (IPA /ˈfoʊbəs/, Tiếng Hy Lạp Φόβος: "Sợ hãi"), là Mặt Trăng lớn và ở sát bề mặt nhất trong số hai Mặt Trăng của Sao Hoả (Mặt Trăng kia là Deimos),và được đặt theo tên Phobos, con trai của Ares (Mars) và Aphrodite trong Thần thoại Hy Lạp. Phobos ở gần bề mặt hành tinh chính hơn bất kỳ một Mặt Trăng nào khác trong hệ mặt trời, chưa tới 6000 km (3728 dặm)[2] trên bề mặt Sao Hoả, và cũng là một trong những Mặt Trăng nhỏ trong số đã được phát hiện trong hệ mặt trời. Tên theo hệ thống định danh của nó là Mars I.
Phobos và Sao Hỏa
Phobos và Ares

Phát hiện

Kính viễn vọng đã khám phá ra Phobos
Phobos được nhà thiên văn người Mỹ Asaph Hall phát hiện ngày 18 tháng 8, 1877, tại Đài thiên văn Hải quân Hoa KỳWashington, D.C., lúc khoảng 09:14 GMT (những nguồn tin thời ấy, sử dụng quy ước thiên văn trước năm 1925 tính thời điểm bắt đầu một ngày vào lúc giữa trưa cho rằng phát hiện diễn ra lúc 16:06 ngày 17 tháng 8 theo giờ Washington).[3][4]. Asaph Hall cũng là người phát hiện ra Deimos, Mặt Trăng khác của Sao Hoả.[5]
Cuốn sổ ghi chép của Asaph Hall về việc phát hiện ra Phobos như sau[6]
"Tôi đã lặp lại việc khảo sát từ đầu đêm ngày 11 [tháng 8], và một lần nữa lại không phát hiện thấy gì cả, nhưng khi tiếp tục tìm kiếm trong vài giờ sau đó tôi đã phát hiện một vật thể mờ ở phía trái Sao Hoả, hơi chếch về hướng bắc. Tôi vừa kịp quan sát chính xác vị trí của nó thì một màn sương từ sông tràn lên buộc công việc phải ngừng lại. Lúc ấy là hai giờ rưỡi đêm ngày 11. Mấy hôm sau trời vẫn nhiều mây.
"Ngày 15 tháng 8 thời tiết có vẻ tốt, tôi ngủ lại tại Đài quan sát. Bầu trời trở lại quang đãng sau một cơn sấm sét lúc 11 giờ và tôi lại bắt đầu công việc. Tuy nhiên khí quyển vẫn ở những điều kiện không thuận lợi và ánh sáng từ Sao Hỏa nhập nhòe, không ổn định khiến không thể quan sát thấy vật thể đó, dù chúng tôi biết rằng lúc ấy nó đang ở gần hành tinh chính và có thể quan sát được.
"Ngày 16 tháng 8 vật thể lại được quan sát thấy ở rìa phía trái hành tinh, và những quan sát thực hiện buổi tối hôm ấy cho thấy nó đang cùng di chuyển với hành tinh chính, và nếu đó là một vệ tinh, nó nằm gần một trong hai ly giác. Tới tận lúc ấy tôi vẫn chưa nói với bất kỳ ai tại Đài quan sát về công việc tìm kiếm vệ tinh Sao Hỏa của mình, nhưng sau những quan sát buổi tối ngày 16, trước khi ra về, khoảng lúc 3 giờ sáng, tôi đã nói với trợ lý của mình là George Anderson, tôi cũng đã chỉ cho anh ta thấy vật thể đó, vật thể mà tôi cho là một vệ tinh của Sao Hoả. Tôi cũng dặn anh ta giữ kín bởi vì không muốn gây bất kỳ một điều tiếng gì trước khi loại trừ được hết sự nghi ngờ. Anh ta đã giữ lời, nhưng việc này quá tuyệt vời để giữ kín và chính tôi đã để lộ ra. Ngày 17 tháng 8 trong khoảng từ 1 đến 2 giờ, khi tôi lặp lại những quan sát của mình, giáo sư Newcomb đã vào trong phòng tôi ăn trưa và tôi đã trình bày với ông những đo đạc của mình về vật thể mờ gần Sao Hỏa, tới lúc ấy tôi đã chứng minh được rằng nó đang di chuyển cùng với hành tinh.
"Ngày 17 tháng 8 trong khi chờ đợi và quan sát Mặt Trăng bên ngoài, tôi đã phát hiện ra Mặt Trăng bên trong. Những quan sát trong hai ngày 17 và 18 đã xóa tan những nghi ngờ về tính chất của các vật thể đó và sự khám phá đã được Đô đốc Rodgers công bố rộng rãi."
Henry Madan (1838–1901), Giáo sư Khoa học Đại học Eton đã đề xuất những cái tên cho hai vật thể đó, từ Cuốn XV của Iliad, theo tên hai đứa con của Ares là Kinh hoàng và Sợ hãi.[7]

'Tiên đoán' của Jonathan Swift

Phần 3 Chương 3 (cuốn "Cuộc phiêu lưu tới xứ Laputa") trong truyện Gulliver du ký nổi tiếng của Jonathan Swift, một câu chuyện viễn tưởng viết năm 1726, các nhà thiên văn học xứ Laputa được miêu tả là đã khám phá ra hai vệ tinh của Sao Hỏa với khoảng cách quỹ đạo gấp 3 và 5 lần đường kính Sao Hoả, và chu kỳ quay của chúng là 10 và 21.5 giờ. Khoảng cách quỹ đạo thực tế của Phobos và Deimos là 1.4 và 3.5 lần đường kính Sao Hỏa và chu kỳ là 7.6 và 30.3 giờ. Đây được coi là một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên; không một kính thiên văn nào ở thời Swift có đủ sức mạnh để khám phá ra được những vệ tinh đó.[8]

Tính chất quỹ đạo

Quỹ đạo của Phobos và Deimos (theo tỷ lệ), nhìn từ trên cực bắc Sao Hoả
Phobos quay quanh Sao Hỏa bên dưới quỹ đạo đồng bộ, có nghĩa là nó di chuyển quanh Sao Hỏa nhanh hơn tốc độ tự xoay của Sao Hoả. Vì thế nó mọc ở phía tây, di chuyển khá nhanh ngang qua bầu trời (trong vòng 4 giờ 15 phút hay ít hơn) và lặn ở phía đông, gần hai lần một ngày (11 giờ 6 phút một lần). Nó ở rất gần bề mặt sao chính (trên một quỹ đạo xích đạo có độ nghiêng thấp) tới mức từ vị trí vĩ độ lớn hơn 70.4° ta không thể quan sát thấy nó bên trên đường chân trời.[9]
Quỹ đạo thấp này có nghĩa Phobos cuối cùng sẽ bị phá huỷ: các lực thủy triều đang làm quỹ đạo của nó thấp xuống, hiện ở mức khoảng 1.8 mét mỗi thế kỷ, và trong từ 30-80 triệu năm nữa nó sẽ va chạm vào bề mặt Sao Hỏa hay (dường như có khả năng lớn hơn) vỡ ra thành một đai hành tinh. Vì hình dạng không đều của Phobos và khi coi nó tương tự như một đống đá vụn (được xác định là một vật thể Mohr-Coulomb), có thể ước tính rằng Phobos sẽ chống chịu được lực thủy triều nhưng sẽ là vượt quá Giới hạn Roche đối với một đống đá vụn như vậy khi bán kính quỹ đạo của nó giảm xuống khoảng 8400 km, và có lẽ sẽ tan rã nhanh chóng sau đó [10]. Chỉ riêng theo hình dạng, lực hấp dẫn trên bề mặt Phobos đã khác biệt nhau tới mức 210%; các lực thủy triều do Sao Hỏa gây ra còn làm tăng gấp đôi con số đó (tới khoảng 450%) vì chúng bù hơn một nửa lực hấp dẫn của Phobos tại các cực bù và ngược hướng Sao Hoả.
Khi quan sát từ Phobos, Sao Hỏa lớn hơn 6400 lần và sáng hơn 2500 lần so với Mặt Trăng tròn khi quan sát từ Trái Đất, chiếm ¼ chiều rộng bầu trời..[11]
Khi quan sát trên xích đạo Sao Hoả, Phobos bằng một phần ba đường kính góc của Mặt Trăng tròn như khi quan sát từ Trái Đất. Những người quan sát đứng tại các vùng có vĩ độ cao trên Sao Hỏa (thấp hơn vĩ độ 70.4°) sẽ thấy một đường kính góc nhỏ hơn bởi vì họ ở khoảng cách xa hơn so với Phobos. Kích thước biểu kiến của Phobos sẽ thay đổi ở mức 45% khi nó vượt qua trên đầu, vì sự gần gũi bề mặt Sao Hoả. Ví dụ, đối với người quan sát trên xích đạo, Phobos sẽ ở khoảng 0.14° khi mọc và đạt tới 0.20° khi lên tới thiên đỉnh. Để so sánh, Mặt trời có kích thước biểu kiến khoảng 0.35° trên bầu trời Sao Hoả.[12]
Các pha của Phobos, như quan sát từ trên Sao Hoả, mất khoảng 0.3191 cho một chu kỳ (chu kỳ giao hội (synodic)), chỉ dài hơn 13 giây so với chu kỳ thiên văn của nó.

Tính chất vật lý

Ảnh dựng từ ba bức ảnh do Viking 1 chụp ngày 19 tháng 10, 1978. Miệng núi lửa lớn (đa phần màu đen) trên phía trái hình là Stickney
Phobos là một vật thể tối có vẻ được cấu thành từ các vật liệu bề mặt carbonaceous. Nó giống với các tiểu hành tinh kiểu C. Tuy nhiên, mật độ của Phobos quá thấp nên không thể là toàn đá, và vì thế nó có độ xốp khá lớn.[13]
Tàu vũ trụ Phobos 2 của Liên bang xô viết đã thông báo về một sự phun trào khí nhẹ nhưng ổn định trên Phobos. Phobos 2 đã hỏng trước khi nó có thể xác định trạng thái vật liệu vệ tinh này. Những hình ảnh gần đây từ Mars Global Surveyor cho thấy Phobos được bao phủ bởi một lớp regolith mịn với độ dày ít nhất hàng mét.
Miệng hố Stickney trên Phobos
ảnh chụp bởi Mars Reconnaissance Orbiter 23/3/2008
Phobos không có hình cầu, các kích thước là 27 × 21.6 × 18.8 km. Nó có nhiều miệng núi lửa và đặc điểm nổi bật nhất của bề mặt là một miệng núi lửa lớn tên gọi Stickney, theo tên thời con gái của vợ Asaph Hall là Chloe Angeline Stickney Hall. Giống như miệng núi lửa Herschel trên Mimas với tỷ lệ nhỏ hơn, vụ va chạm tạo ra Stickney hầu như đã làm tan vỡ Phobos. Những đường rãnh và vệt trên bề mặt có thể cũng được tạo ra bởi vụ va chạm Stickney. Các đường rãnh nói chung chưa tới 30 m chiều sâu, 100 – 200 m rộng, và kéo dài tới 20 km.
Thiên thạch Kaidun duy nhất được cho là một mảnh của Phobos, nhưng rất khó xác định chắc chắn điều này bởi vì chúng ta hiện biết rất ít về thành phần chi tiết của vệ tinh đó.

Nguồn gốc

Phobos lướt ngang Mặt trời, như quan sát của Mars Rover Opportunity
Phobos và Deimos đều có đặc điểm chung là các tiểu hành tinh (kiểu C)[14] có thành phần các bon, với mật độ, quang phổ, và albedo đặc trưng cho những tiểu hành tinh thuộc kiểu đó. Điều này khiến nảy sinh giả thuyết cho rằng cả hai vệ tinh đều đã bị bắt cóc vào trong quỹ đạo Sao Hỏa từ bên trong Vành đai tiểu hành tinh. Tuy nhiên, cả hai vệ tinh đều có quỹ đạo rất tròn và hầu như nằm chính xác trên mặt phẳng xích đạo Sao Hoả, trong khi những vệ tinh bị bắt cóc thường có quỹ đạo lệch tâm và có độ nghiêng ngẫu nhiên. Một số bằng chứng cho thấy rằng Sao Hỏa trước kia từng được bao quanh bởi rất nhiều vệ tinh cỡ Phobos và Deimos, có lẽ đã rơi vào quỹ đạo hành tinh này sau một vụ va chạm với một planetesimal lớn [15].

Giả thuyết "Phobos rỗng"

Khoảng năm 1958, nhà vật lý học thiên thể người Nga Iosif Samuilovich Shklovsky, khi nghiên cứu sự giảm gia tốc (secular acceleration) chuyển động quỹ đạo của Phobos, đã đề xuất rằng vệ tinh này là một cấu trúc được làm bằng "tấm kim loại mỏng", một ý kiến dẫn tới những suy đoán cho rằng Phobos có nguồn gốc nhân tạo. Shklovsky đã dựa trên những phân tích các ước tính mật độ phía trên khí quyển Sao Hỏa của ông và cho rằng hiệu ứng hãm nhẹ gia tốc chuyển động của Phobos chỉ có thể được giải thích bởi trọng lượng rất nhẹ của nó —một tính toán cho thấy đây là một vật thể kim loại chiều dài 16 km nhưng dày chưa tới 6 cm.[16]
Tuy nhiên, trong một bức thư vào tháng 2 năm 1960 gửi tờ báo Astronautics,[17] Siegfried Frederick Singer, khi ấy là cố vấn khoa học cho Tổng thống Eisenhower, bày tỏ sự ủng hộ lý thuyết của Shklovsky và còn đi xa hơn khi cho rằng "mục đích [của Phobos] có thể là quét sạch bức xạ trong khí quyển Sao Hoả, nhờ thế những cư dân Sao Hỏa có thể hoạt động một cách an toàn xung quanh hành tinh của mình". Vài năm sau, năm 1963, Raymond H. Wilson Jr., người phụ trách Toán học ứng dụng tại NASA, dường như đã thông báo với Viện khoa học vũ trụ rằng "Phobos có thể là một căn cứ khổng lồ bay xung quanh Sao Hoả", và rằng chính NASA cũng đang cân nhắc khả năng đó.
Trong khi có nhiều lý thuyết tìm cách giải thích sự giảm gia tốc của Phobos, chính sự sụt giảm này (tương đương việc mất độ cao khoảng 5 cm mỗi năm) sau này đã là chủ đề gây nghi ngờ,[18] và vấn đề đã bị loại trừ năm 1969.[19] Trong bất kỳ trường hợp nào, mật độ đo được của Phobos trái ngược với giả thuyết nó trống rỗng.
Những lời tuyên bố tương tự về "Mặt Trăng rỗng" và "Trái Đất rỗng" cũng từng được đưa ra, không một lý thuyết nào trong số chúng đưa ra được bằng chứng xác thực.

hố thiên thạch

Một số các hố thiên thạch được đặt tên của Phobos. C = Clustril; D = Drunlo; F = Flimnap; L = Limtoc; R = Reldresal; S = Stickney; Sk = Skyresh. C = Clustril; D = Drunlo; F = Flimnap; L = Limtoc; R = Reldresal; S = Stickney; Sk = Skyresh.
tính năng địa chất về Phobos được đặt tên theo nhà thiên văn học người nghiên cứu Phobos và nhân dân và các địa điểm từ Jonathan Swift của Gulliver's Travels.[20] Các tên là đỉnh duy nhất trên Phobos là dorsum Kepler, được đặt tên theo nhà thiên văn học Johannes Kepler. Several craters have been named. Một số hố thiên thạch được đặt tên.[21]
Crater Named after Coordinates
Clustril Character in Gulliver's Travels 60°B 91°T
D'Arrest Heinrich Louis d'Arrest, nhà thiên văn học 39°N 179°T
Drunlo Character in Gulliver's Travels 36,5°B 92°T
Flimnap Character in Gulliver's Travels 60°B 350°T
Grildrig Character in Gulliver's Travels 81°B 195°T
Gulliver Main character of Gulliver's Travels 62°B 163°T
Hall Asaph Hall, discoverer of Phobos 80°N 210°T
Limtoc Character in Gulliver's Travels 11°N 54°T
Reldresal Character in Gulliver's Travels 41°B 39°T
Roche Édouard Roche, nhà thiên văn học 53°B 183°T
Sharpless Bevan Sharpless, nhà thiên văn học 27,5°N 154°T
Skyresh Character in Gulliver's Travels 52,5°B 320°T
Stickney Angeline Stickney, wife of Asaph Hall 1°B 49°T
Todd David Peck Todd, nhà thiên văn học 9°N 153°T
Wendell Oliver Wendell, nhà thiên văn học 1°N 132°T

Những kế hoạch thám hiểm

Trong quá khứ

Phobos đã được nhiều tàu vũ trụ, với mục đích chính là nghiên cứu Sao Hoả, chụp ảnh từ cự li gần. Tàu vũ trụ đầu tiên là Mariner 9 năm 1971, Viking 1 năm 1977, Phobos 2 năm 1988, Mars Global Surveyor năm 19982003, và bởi Mars Express năm 2004. Tàu thăm dò vũ trụ Phobos 1 đã mất liên lạc trên đường tới Sao Hoả.

Tương lai

Cơ quan Vũ trụ Nga[22] đang có kế hoạch thực hiện một chương trình phóng tàu vũ trụ thu hồi với Trung Quốc nhằm lấy mẫu vật chất từ vệ tinh này vào năm 2009, tên chương trình: Phobos-Grunt.[23]

Văn hóa đại chúng

Phobos là bối cảnh trò chơi Doom, Episode I: Knee-Deep in the Dead.

Xem thêm

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Mars' Moon Phobos
  2. ^ Khoảng cách tới bề mặt Sao Hỏa = Bán kính quỹ đạo 9.377,2 - Bán kính Sao Hỏa 3.392 = 5.985,2 km
  3. ^ “The Satellites of Mars”. The Observatory, vol. 1. Tháng 8 năm 1877. tr. 181. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  4. ^ Hall, A (21 tháng 9 năm 1877). “Inner Satellite of Mars”. Astronomische Nachrichten, volume 91. tr. 11. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  5. ^ Phi cơ Mỹ sẽ bay trên Sao Hỏa
  6. ^ “The Discovery of the Satellites of Mars”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, vol. 38. Tháng 2 năm 1878. tr. 205–209. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  7. ^ “Names of the Satellites of Mars”. Astronomische Nachrichten, vol. 92. 7 tháng 2 năm 1878. tr. 47–48. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  8. ^ Galileo's Anagrams and the Moons of Mars.
  9. ^ hiddenhero2008 - Thần chiến tranh trong Hệ Mặt Trời!!
  10. ^ Holsapple K.A. (2001), Equilibrium Configurations of Solid Cohesionless Bodies, Icarus, v. 154, p. 432–448 [1]
  11. ^ Phobos: mặt trăng hay tiểu hà nh tinh Rretullohet vỠsao H�a
  12. ^ Đưa "phi hành gia vi khuẩn" lên vệ tinh Sao Hỏa
  13. ^ Mars Express: Bilder
  14. ^ Cận cảnh vệ tinh Phobos của Sao Hỏa
  15. ^ Craddock R.A. (1994), The Origin of Phobos and Deimos, Abstracts of the 25th Lunar and Planetary Science Conference, held in Houston, TX, 14-18 March 1994., p.293
  16. ^ E. J. Öpik (tháng 9 năm 1964). “Is Phobos artificial?”. Irish Astronomical Journal, Vol. 6. tr. 281–283. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  17. ^ S. F. Singer, Astronautics, February 1960
  18. ^ “Phobos, Nature of Acceleration”. Irish Astronomical Journal, Vol. 6. Tháng 3 năm 1963. tr. 40. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  19. ^ S. F. Singer (1967). “On the origin of the Martian satellites Phobos and Deimos (Abstract only)”. Seventh International Space Science Symposium held 10-18 May 1966 in Vienna, North-Holland Publishing Company.
  20. ^ tự điển địa dư của danh mục hành tinh USGS Chương trình nghiên cứu Astrogeology, hạng mục
  21. ^ tự điển địa dư của danh mục hành tinh USGS Chương trình nghiên cứu Astrogeology, miệng núi lửa
  22. ^ Nga sẽ phóng tàu lên vệ tinh của Sao Hỏa
  23. ^ Khởi động cuộc thử nghiệm 520 ngày đêm trên sao hoả

Liên kết ngoài


Chiến dịch Starlite

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Starlite
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
OperationStarlight.jpg
Tù binh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bị bắt trong chiến dịch Starlite
.
Thời gian 17 tháng 8 - 24 tháng 8 năm 1965
Địa điểm Vạn Tường (cách Chu Lai 17 km về phía Nam), miền Nam Việt Nam
Kết quả không xác định (hai bên đều tuyên bố chiến thắng)
Tham chiến
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ FNL Flag.svg Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Chỉ huy
Lewis W. Walt Nguyễn Chơn


Lực lượng
5.500 1.500
Tổn thất
Theo Hoà Kỳ: 46 chết, 204 bị thương.
Theo QGP: 919 chết và bị thương
22 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy
12 máy bay bị bắn rơi.
Theo QGP: 2 tiểu đoàn thiệt hại vừa (khoảng 200-300 người)[1] Theo Hoa Kỳ: 573 chết
9 bị bắt[2]
.
Chiến dịch Starlite, trong tiếng Việt gọi là Cuộc hành quân Ánh sáng sao, là một chiến dịch "tìm và diệt" của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là chiến dịch đầu tiên được tiến hành thuần tuý bởi các đơn vị quân đội Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, chiến dịch thường được gọi là "Cuộc hành quân Ánh sáng sao" (dịch nhầm từ từ tiếng Anh Star light - đồng âm với tên đúng của chiến dịch).
Hành quân Ánh sáng sao bắt đầu từ ngày 17 tháng 8 năm 1965 và chính thức kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 1965 khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 7 Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ trở về đến căn cứ Chu Lai. Trận đánh chính diễn ra vào ngày 18 tháng 8 quanh làng Vạn Tường, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, được phía Việt Nam gọi là trận Vạn Tường.
Đại tá Don P. Wyckoff đặt tên cho chiến dịch là Satellite nhưng khi kế hoạch của sư đoàn được đánh máy thì máy phát điện bị hỏng, thư ký phải đánh máy dưới ánh đèn cầy nên đã đánh sai thành Starlite. Lỗi này được phát hiện vào sáng sớm ngày hôm sau nhưng không còn thời gian để sửa đổi nữa1.

Lực lượng tham gia chiến đấu

Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ

Chiến đoàn đổ bộ Lữ đoàn 9 TQLC:
  • Tiểu đoàn 3/3 TQLC
  • Tiểu đoàn 2/4 TQLC
  • Tiểu đoàn 3/7 TQLC (Special Landing Force)
  • Tiểu đoàn 3/4 TQLC
  • Đại đội (C) pháo 155 mm thuộc tiểu đoàn 2/ trung đoàn 12 pháo binh của thủy quân lục chiến Mỹ.
  • Đại đội súng cối 106,7 mm thuộc tiểu đoàn 3/ trung đoàn 12 pháo binh TQLC.
  • Đại đội xe tăng hỗn hợp M24-M41 thuộc Sư đoàn 1 TQLC Mỹ
  • Tiểu đoàn xe thiết giáp M113 số 2 thuộc Trung đoàn 7, sư đoàn 1 TQLC Mỹ.
  • Liên đội 6 thuộc Liên đoàn không quân của TQLC Mỹ đóng tại Đà Nẵng.
Tổng cộng khoảng 5.500 quân nhân chiến đấu trên đất liền. Ngoài ra còn có tuần dương hạm USS Galvestonkhu trục hạm USS Orleck yểm trợ ngoài khơi với 8 khẩu 127 mm và 6 khẩu 138 mm, 7 tàu đổ bộ USS Bayfield, USS Iwo Jima, USS Talladega, USS Cabildo, USS Point Defiance và USS Vernon City2.
Trong giai đoạn càn quét sau trận Vạn Tường còn có sự tham gia của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 7 TQLC) Hoa Kỳ và 2 tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) là Tiểu đoàn 3 TQLC và Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 512.
Quân Giải phóng miền Nam cho rằng lực lượng Hoa Kỳ tham gia chiến đấu trên đất liền bao gồm 7.000 đến 8.000 người3.

Quân Giải phóng miền Nam (QGP)

Trung đoàn 1 (tức Trung đoàn Ba Gia thuộc Quân khu V - Quân Giải phóng) gồm 4 tiểu đoàn 40, 45, 60 và 903; Đại đội 21 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi4. Thực chất chỉ có tiểu đoàn 40 và Sở chỉ huy nhẹ của E1 đóng quân tại các thôn An Thái 1, An Lộc và Vạn Tường, còn tiểu đoàn 60 đóng ở Lộc Tự, Châu Phước dưới chân phía Đông Nam núi Phổ Tĩnh; tiểu đoàn 45 và tiểu đoàn 90 và Trung đoàn bộ E1 đóng ở Châu Bình, rìa phía Đông núi Phượng Hoàng.
Trước khi chiến dịch bắt đầu, phía Hoa Kỳ dự đoán lực lượng QGP bao gồm 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 1 và 2 đại đội thuộc các đơn vị khác, tổng cộng vào khoảng 2.000 người2. Những thông tin do Mỹ thu thập được về việc toàn bộ Trung đoàn Ba Gia có mặt tại Vạn Tường ngày 18/8/1965 là không chính xác.

Bối cảnh

Vào đầu tháng 8, phía Hoa Kỳ nhận được nhiều tin tình báo về việc Trung đoàn 1 QGP đang tiến gần đến căn cứ Chu Lai. Trung đoàn 4 TQLC Mỹ cho 1 tiểu đoàn kết hợp với Trung đoàn 51 QLVNCH mở chiến dịch Thunderbolt (6 tháng 8 đến 7 tháng 8 năm 1965) tìm kiếm Trung đoàn 1 QGP ở phía nam sông Trà Bồng, nhưng không tìm được dấu hiệu nào cho thấy có lực lượng lớn của QGP hiện diện tại khu vực này.
8 ngày sau khi Thunderbolt chấm dứt, liên quân Mỹ-VNCH cuối cùng đã xác định được vị trí của Trung đoàn 1. Vào ngày 15 tháng 8, một trinh sát của Trung đoàn 1 sang đầu hàng lực lượng QLVNCH1,3. Trong cuộc thẩm vấn tại bộ tư lệnh của tướng Nguyễn Chánh Thi, nguyên tư lệnh Quân đoàn 1 QLVNCH, người này khai rằng lực lượng của Trung đoàn 1 trong khu vực Vạn Tường lúc đó bao gồm 2 tiểu đoàn 60 và 80, cộng thêm Đại đội 52 và một Đại đội của Tiểu đoàn 45, ước lượng có vào khoảng 1.500 người2. Tướng Thi, người trực tiếp thẩm vấn tù binh, tin lời khai của hàng binh và chuyển thông tin này cho tướng Lewis W. Walt, chỉ huy lực lượng TQLC Hoa Kỳ tại Việt Nam. (Chỉ sau khi chiến dịch chấm dứt, qua thẩm vấn tù binh, phía Hoa Kỳ mới biết rằng lực lượng Trung đoàn 1 có mặt trong thời gian này tại Vạn Tường bao gồm toàn bộ 4 tiểu đoàn của Trung đoàn 12.) Trong vòng 2 ngày sau đó, các bộ tham mưu của Quân đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ (III Marine Amphibious Corps – III MAF), Sư đoàn 1 TQLC, chiến đoàn không quân và Trung đoàn 7 đã tập hợp lực lượng và lên kế hoạch tấn công với lực lượng bao gồm 2 tiểu đoàn, một đổ bộ từ biển và một được trực thăng vận. Sư đoàn TQLC điều động 2 tiểu đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Oscar F. Peatross, trung đoàn trưởng Trung đoàn 7 TQLC vừa mới đến Việt Nam. Theo yêu cầu của Tướng Walt, một tiểu đoàn thuộc Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt (LLĐBĐB) được phái làm lực lượng dự bị. Vào lúc này LLĐBĐB đang đóng quân tại vịnh Subic, cách đó 720 dặm. Do vậy mà ngày N được ấn định là ngày 18 tháng 8.

Kế hoạch hành quân của phía Mỹ

Kế hoạch hành quân chiến dịch Starlite
Sáng ngày 17, kế hoạch của cuộc Hành quân Ánh sáng sao hoàn thành. Lúc 06:30 ngày 18, Tiểu đoàn 3 của Trung tá Joseph E. Muir thuộc Trung đoàn 3 đổ bộ vào khu bờ biển có mật danh là Green Beach, chặn đường rút lui về phía nam. Đại đội I và K đổ bộ trong đợt đầu, đại đội L là lực lượng dự bị sẽ đổ bộ tiếp theo sau khi 2 đại đội đầu ngoặt về hướng tây-bắc. Đại đội M, đại đội còn lại của Tiểu đoàn 3, hành quân từ căn cứ Chu Lai về phía nam, vượt sông Trà Bồng án ngữ trên địa thế cao chặn đường rút lui ở phía bắc. Ngay sau giờ G, Tiểu đoàn 2 của Trung tá Joseph R. Fisher thuộc Trung đoàn 4 sẽ được trực thăng vận xuống 3 bãi đáp (landing zone) Đỏ, Trắng và Xanh, mỗi bãi cách nhau khoảng 2 km, tạo hình vòng cung phía Tây-Nam của Vạn Tường. Hai tiểu đoàn sẽ hợp quân khi Đại đội H từ bãi đáp Blue nối liên lạc với Đại đội I phía ngoài thôn An Cường (2). Sau đó 2 tiểu đoàn sẽ hành quân hướng ra biển xuyên qua làng Vạn Tường.
Thực chất đây là chiến thuật "bủa lưới phóng lao", một chiến thuật quan trọng trong chiến lược "tìm và diệt" của quân Mỹ do đại tướng Westmortheland khởi thảo và tổ chức thực hiện.

Kế hoạch phòng ngự, phản công của Quân Giải Phóng

Do phát hiện được một quân nhân đã đầu hàng địch và khai báo, ngày 15/8/1965, Ban chỉ huy E1 QGP đã bố trí lại lực lượng. Điều D60 đến chân núi Phổ Tĩnh, đưa D45, D90 và Sở chỉ huy chính của Trung đoàn xuống Châu Bình. Ngày 17/8/1965, tổ chức diễn tập hiệp đồng. Cách đánh chung là phân tán lực lượng vào các làng xã với đội hình chiến đấu cấp trung đội là chủ yếu; kết hợp phòng thủ khu vực với phòng ngự cơ động, mở các đợt phản công vào phía sau và hai bên sườn đội hình tiến quân của Mỹ; sử dụng dân quân, du kích đánh vào đội hình hậu cần của các trung đoàn tiến công của Mỹ; sử dụng phương pháp cận chiến, đánh nhanh, cơ động nhanh, không cho quân Mỹ mở cuộc tấn công tổng lực và buộc Mỹ phải hạn chế sử dụng phi pháo (do sợ bắn nhầm vào quân nhà).

Diễn biến trận đánh

Khai trận lúc 6 giờ 15 sáng 18/8/1965, không quân của TQLC Mỹ cho xuất kích 20 lần chiếc F-4A-4, ném 18 tấn bom sát thương, bom napalm xuống Vạn Tường và các địa điểm lân cận. Các pháo hạm trên biển bắn phá dọn bãi cho D2/E4 TQLC đổ bộ bằng máy bay trực thăng và D3/E3 TQLC đổ bộ bằng tàu LCU. 6 giờ 30, 2 đại đội thuộc D3/E3 TQLC có 5 xe tăng M-48, 3 xe tăng phun lửa M-67 dùng tàu LCU đổ bộ lên An Cường (mật danh Green Beach - Vịnh xanh), hình thành vòng vây phía Nam; đánh chiếm thôn An Cường 1 và tiến quân về phía Tây. 6 giờ 45, C1/D4 TQLC đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống thôn Bình Phước (trên bản đồ là bãi đỏ - LZ Red), C2, C3/D4 TQLC đổ bộ xuống thôn Bình Long (trên bản đồ là bãi trắng - LZ White), C4/D4 +C4/D3 TQLC đổ bộ xuống thôn Bình Thạnh Tây (bãi xanh - LZ Blue), hình thành cánh quân bao vây phía Tây. Từ Chu Lai, C1 và C2/D3 TQLC có 8 xe tăng M41 và 18 xe bọc thép M113 đột kích theo đường bộ vượt sông Trà Bồng đánh xuống, hình thành cánh quân bao vây phía Bắc. Ý đồ của Bộ chỉ huy Mỹ là dồn lực lượng QGP ra biển, buộc họ phải giao chiến trên địa bàn trống trải. Ở đó, không quân, pháo binh và xe tăng - thiết giáp Mỹ có thể phát huy hết khả năng tác chiến.
Ở phía Tây Nam Vạn Tường, cánh quân của D3 + C7/D4 TQLC Mỹ tiến đến Lạc Sơn đã phải dừng lại vì D40/E1 và Đại đội trinh sát thuộc E1 QGP phòng ngự, chốt chặn tại điểm cao BANANA (Cao điểm 30 thuộc thôn An Cường 2). D3/E3 TQLC phải đưa thêm 1 đại đội vào tham chiến, tổ chức nhiều đợt ném bom, bắn phá mới vượt qua chốt của QGP, đến trưa 18/8 mới chiếm được thôn An Cường 2 và hội quân với C4/D3 sau khi đã bị tổn thất khoảng 1 trung đội.
Sau khi cho trực thăng và pháo binh bắn phá dọn bãi, quân Mỹ tổ chức một đoàn gồm 5 xe thiết giáp chở quân loại LVT và 3 tăng phun lửa M-67 tiến quân theo đội hình hàng dọc từ An Cường đi theo con đường mòn giữa An Thái và Nam Yên tấn công D40 và D60/E1 QGP. Lợi dụng địa hình kín đáo, các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 60 chờ cho đoàn xe TQLC Mỹ đến cách 50m mới nổ súng. Bằng súng không giật, súng chống tăng B40 và lựu đạn phóng AT, QGP đã bắn cháy 4 chiếc đi đầu ngay trong loạt đạn đầu. Những chiếc còn lại hoảng loạn bỏ chạy, sa xuống ruộng lầy. Tiểu đội trưởng Hồ Công Thám chỉ huy tiểu đội của mình dùng lựu đạn AT và lựu đạn diệt tiếp 3 xe. Phía Mỹ ghi nhận họ đã mất 5 xe tăng và xe bọc thép trong trận phục kích này, cùng với đó là 5 lính Mỹ chết và 17 người khác bị thương.
Do không xác định dược vị trí đóng quân của QGP, hai đại đội thuộc D3/E3 TQLC Mỹ đã đổ bộ xuống ngay trước trận địa của D60/E2 QGP và bị tập kích ngay từ lúc máy bay trực thăng còn ở trên không. 4 máy bay trực thăng H-34 bị bắn rơi. TQLC Mỹ phải gọi trực thăng vũ trang HU-1A đến chi viện và chiếm được Cao điểm 43 sau khi đã bị tổn thất hơn 150 quân. Chiều 18/8/1965, D45/E2 QGP nằm ngoài vòng vây từ Châu Bình mở một mũi đột kích đánh vào sau lưng cánh quân đổ bộ đường biển của TQLC Mỹ. Bị đánh bất ngờ từ sau lưng D3/E3 và D2/E4 TQLC Mỹ phải xoay chính diện về hướng Tây Nam để chống lại các mũi tập kích của D45/E1 QGP. Do đó cánh quân này đã bị hở sườn phía Bắc, bị D40/E1 QGP phản kích và buộc phải lùi về co cụm tại Bình Hòa với sự yểm họ của các xe tăng và trực thăng vũ trang.
Phối hợp với chiến trường chính, chiều 18/8/1965, Đại đội 21 địa phương quân (QGP) tỉnh Quảng Ngãi mở mũi đột kích sâu từ Tây Hy, qua Thượng Hòa xuống Lệ Thủy, phối hợp với du kích các xã Đồng Lễ và Bình Trị đánh vào sau lưng cánh quân của D3/E7 TQLC Mỹ, buộc cánh quân này phải tập trung đối phó, không chi viện được cho cánh quân của D3/E3 và D2/E4 TQLC Mỹ. Trong khi dùng hỏa lực yểm hộ cho D3/E7 TQLC Mỹ, thêm 3 máy bay trực thăng HU-1A bị bắn rơi tại thôn Lệ Thủy.
Lợi dụng vòng vây bị đứt đoạn giữa cánh Bắc và cánh Nam của TQLC Mỹ, đêm 18 rạng ngày 19/8/1965. Trung đoàn Ba Gia đã rút được phần lớn sở chỉ huy nhẹ và tiểu đoàn 40 ra khỏi vòng vây. Riêng đại đội trinh sát phòng ngự độc lập tại Cao điểm 45 (núi Đầm Tái, thôn Vạn Tường) bị tổn thất hầu hết quân số.
Từ ngày 19/8 đến ngày 24/8, TQLC Mỹ càn quét khu vực Vạn Tường và các xã lân cận nhưng chỉ bắt được một số ít thương binh QGP chưa kịp rút ra và nhiều thường dân (Bộ chỉ huy Mỹ tính cả số dân thường này vào số tù binh bắt được?!)
Sơ đồ toàn bộ Trận Vạn Tường (phía Mỹ gọi là Starlite [1]

Ý nghĩa chiến thuật, chiến lược của trận đánh

Theo phía Mỹ, Quân Giải phóng bị tổn thất nặng với khoảng từ 599 đến 614 người bị giết. Đối với họ, chiến dịch được coi là một thành công lớn khi đã đánh bại một đơn vị chủ lực của Việt Cộng. Tuy nhiên, Quân Giải phóng cũng coi đây là một trận thắng lớn sau khi đã loại khỏi vòn chiến đấu hơn 900 lính Mỹ, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay (Mỹ chỉ thừa nhận có 45 người chết và 203 người bị thương). Trên thực tế, quân Mỹ đã không thể xoá sổ Trung đoàn Ba Gia, và Quân Giải phóng vẫn còn giữ được một vài ấp trên bán đảo.[cần dẫn nguồn]
Trong cuộc hành quân Ánh sáng sao, quân Mỹ hoàn toàn chủ động tổ chức hành quân, lựa chọn chiến trường, đối tượng, thời gian và cách đánh, tập trung lực lượng gấp bội đối phương và có ưu thế tuyệt đối về binh khí kỹ thuật, nhưng biểu tượng "sức mạnh của Hoa Kỳ" đã thất bại. Bình luận về cách đánh tài tình của QGP miền Nam, hãng AP (Mỹ) thuật lại lời một số sĩ quan Mỹ đã tham dự cuộc hành quân "Ánh sáng sao": "Trận đánh này giống như trận đánh Ô-ki-na-oa trong chiến tranh thế giới thứ hai…Việt cộng xuất hiện từ trong các hầm hố mà lính thuỷ đánh bộ không trông thấy. Việt cộng xuất hiện thình lình cả đằng trước mặt và đằng sau lưng…" Rõ ràng thua ở trận Vạn Tường quân Mỹ không thể đổ lỗi cho sự bị động.

Chú thích

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
  
  

No comments:

Post a Comment