Monday, August 11, 2014

Chào ngày mới 12 tháng 8

Adam Lenckhardt - Cleopatra - Walters 71416 - Right.jpg
CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 8. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc tế thanh niên Liên Hiệp Quốc.  Năm 30 TCN – Quân chủ cuối cùng của triều đại PtolemaiosCleopatra VII Philopator (hình) tự tử, được cho là bằng cách để rắn độc cắn. Năm 1099 – Thập tự quân giành được chiến thắng trước quân của vương triều Fatima trong trận Ascalon, đây thường được xem là trận chiến cuối cùng của Cuộc thập tự chinh thứ nhất. Năm 1898 – Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ký kết một hiệp định đình chiến tại Washington D.C, kết thúc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Năm 2000 – Tàu ngầm K-141 Kursk của Hải quân Nga phát nổ và chìm xuống biển Barents trong một cuộc tập trận, khiến 118 thủy thủ thiệt mạng.

Cleopatra VII

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cleopatra VII
Nữ hoàng Ai Cập
Kleopatra-VII.-Altes-Museum-Berlin1.jpg
Tại vị 51 TCN - 12 tháng 8, 30 TCN
Ptolemy XIII (51 TCN - 47 TCN)
Ptolemy XIV (47 TCN-44 TCN)
Caesarion (44 TCN - 30 TCN)
Tiền nhiệm Ptolemy XII Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệm Không (Tỉnh La Mã)
Thông tin chung
Phu quân Ptolemy XIII Vua hoặc hoàng đế
Julius Caesar
Marcus Antonius
Hậu duệ
Hoàng tộc Vương triều Ptolemy
Thân phụ Ptolemy XII Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫu Cleopatra V của Ai Cập Vua hoặc hoàng đế
Sinh tháng 1, 69 TCN
Alexandria
Mất 12 tháng 8, 30 TCN
Alexandria
Cleopatra đổi hướng đến đây. Để tìm các nghĩa khác, xem Cleopatra (định hướng)
Cleopatra VII Philopator (tháng 1, 69 TCN12 tháng 8, 30 TCN, tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Φιλοπάτωρ), sau này Cleopatra Thea Neotera Philopator kai Philopatris, là một Nữ hoàng của Ai Cập cổ đại, và là thành viên cuối cùng của triều đại Ptolemy và vì thế là nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng ở Ai Cập. Dù nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cũng có tên này, bà thường được gọi đơn giản là Cleopatra, và tất cả các người cùng tên sau này hầu như đã bị quên lãng.
Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Trong một cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, khi Julius Caesar đang giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội, Thư viện Alexandria bị đốt cháy, đây là một bảo tàng cổ của Ai Cập nơi các học giả từ khắp thế giới đến để nghiên cứu. Cuộc chiến này, đặc biệt là việc đốt cháy Thư viện Alexandria được coi là một trong những mất mát lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Cleopatra là người cùng cai trị Ai Cập với cha (Ptolemy XII Auletes), em trai/chồng Ptolemy XIIIPtolemy XIV và, sau này, con trai Ptolemy XV Caesarion. Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành, lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar củng cố ngôi vị, và sau khi Caesar bị ám sát, liên kết với Marcus Antonius và có con sinh đôi với ông ta. Sau này bà lấy Marcus Antonius và sinh ra một cậu con trai khác. Tổng cộng, Cleopatra có 4 con, 3 với Antonius và 1 với Caesar. Khi sống với các em trai, bà không có con.
Sau khi đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar là Augustus (Gaius Julius Caesar Octavian) dùng sức mạnh của Đế chế La Mã chống lại Ai Cập, Cleopatra tự sát ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN. Danh tiếng của bà vẫn còn lại dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hoá, gồm cả vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare và nhiều bộ phim hiện đại.

Cuộc đời

Theo văn hóa và ngôn ngữ Cleopatra là một người Hy Lạp, bà nổi tiếng vì là thành viên đầu tiên trong gia đình (trong giai đoạn cầm quyền 300 năm của họ tại Ai Cập) đã học tiếng Ai Cập. Cleopatra cũng nổi tiếng vì sắc đẹp và trí thông minh của bà. Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và rất thông minh. Bà đã được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm[1]

Ra đời và cai trị cùng cha

"Cleopatra" theo tiếng Hy Lạp là vì "vinh quang của vua cha", và tên đầy đủ của bà Cleopatra Thea Philopator có nghĩa là "Nữ thần Cleopatra, đứa con Yêu dấu của Vua cha." Bà là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII Auletes và nữ hoàng Cleopatra V. Cha mẹ của Cleopatra là hai anh em ruột, và bà là người đứng thứ ba về quyền kế vị sau khi hai người chị gái kia đã chết. Khi Cleopatra VII lên ngôi ở Ai Cập, bà mới chỉ 18 tuổi. Bà cai trị với tư cách Nữ hoàng Cleopatra và Pharaoh trong giai đoạn 51 tới 30 TCN, và chết ở tuổi 39 vì nọc độc của rắn mào. Loài rắn nảy có bộ da sần sùi và đặc điểm nổi bật nhất là chiếc mào nhỏ hơi giống mào gà vì nó cũng có màu đỏ

Cai trị cùng Ptolemy XIII

Khi người cha qua đời mùa xuân năm 51 TCN, lúc chỉ mới 18 tuổi và là con lớn nhất của Auletes (hai người chị gái đã chết) bà trở thành người cùng cai trị với em trai Ptolemy XIII. Bà đã lấy em trai (theo phong tục cung đình của Ai Cập lúc đó, việc này không bị coi là loạn luân) và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình.

Bị lật đổ

Tới tháng 8 năm 51 TCN bà loại bỏ tên của người em trai ra khỏi mọi giấy tờ chính thức, bỏ qua truyền thống dòng họ Ptolemy rằng phụ nữ cai trị phải phụ thuộc vào người nam giới cùng cai trị. Hơn nữa, trên đồng tiền xu chỉ in hình Cleopatra. Có lẽ bởi vì tính nết độc lập của bà, một âm mưu của triều thần, do hoạn quan Pothinus cầm đầu, lật đổ Cleopatra khỏi ngôi báu - có lẽ xảy ra năm 48 TCN, nhưng cũng có thể sớm hơn - từ năm 51 TCN nghị định nhà nước chỉ còn ghi tên Ptolemy. Bà tìm cách tổ chức một cuộc nổi loạn ở quanh Pelusium nhưng nhanh chóng bị buộc phải rời Ai Cập. Người em gái duy nhất còn lại là Arsinoë đi cùng bà[2].

Caesar

Julius Caesar và Cleopatra
Tuy nhiên, tới mùa thu năm 48 TCN, quyền lực của Ptolemy bị đe dọa vì sự can thiệp thiếu thận trọng của ông vào công việc của Đế chế La Mã. Khi Gnaeus Pompeius Magnus, bỏ chạy trước Julius Caesar, tới trốn tránh tại Alexandria, Ptolemy đã ám sát ông ta để lấy lòng Caesar. Caesar quá tức giận trước sự xảo trá đó của Ptolemy và ông chiếm thủ đô Ai Cập, tự đặt mình làm trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa Ptolemy và Cleopatra (Pompeius đã cưới con gái duy nhất của Caesar, Julia, đã chết khi sinh con). Sau một cuộc chiến ngắn, Ptolemy XIII bị giết.
Để cứu vãn ngôi báu, Cleopatra tìm cách quyến rũ Caesar bằng sắc đẹp và trí thông minh, sự lịch lãm của mình [3]. Bà được Caesar tái lập lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIV là người đồng cai trị.
Caesar sống qua mùa đông năm 48 TCN47 TCN ở Ai Cập, và làm tăng uy thế chính trị của Cleopatra bằng cách yêu bà. Ai Cập vẫn giữ được độc lập, nhưng ba quân đoàn Roma vẫn đồn trú lại đó. Mối quan hệ trong mùa đông giữa Cleopatra và Caesar có kết quả là một đứa con trai tên là Ptolemy Caesar (tên hiệu Caesarion hay "Caesar nhỏ"). Tuy nhiên, Caesar không cho đứa trẻ này quyền thừa kế, thay vào đó ông chỉ định đứa cháu gọi bằng ông cậuAugustus, nhận làm con nuôi.
Cleopatra và con trai Caesarion tại Đền Dendera
Cleopatra và Caesarion tới thăm Roma trong khoảng 46 TCN44 TCN. Trong thời gian ở Roma, bà đã mang tới cho đế quốc này những kiến thức về khoa học kỹ thuật, trong đó có thiên văn học. Năm 44 TCN, Caesar bị sát hại lúc đang họp. Vì sợ rằng người đã sát hại Caesar sẽ theo mình nên Cleopatra đã quay về Ai Cập. Sau đó Cleopatra lập Caesarion làm người đồng cai trị và thừa kế của mình (4430 TCN)

Marcus Antonius

Marcus Antonius và Cleopatra
Hình Cleopatra trên đồng tiền đúc tại Syria
Năm 42 TCN, Marcus Antonius, một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết, mời Cleopatra tới gặp ông ở Thành phố Tarsus để giải đáp những câu hỏi về sự trung thành của bà. Cleopatra tới với sắc đẹp và sự quyến rũ tới mức Antonius quyết định sống qua mùa đông năm 42 TCN41 TCN với bà ở Alexandria. Trong mùa đông, bà có mang cặp con sinh đôi, sẽ được đặt tên là Cleopatra Selene (Cleopatra Mặt Trăng) và Alexander Helios (Alexander Mặt Trời).
Bốn năm sau, 37 TCN, Antonius lại tới thăm Alexandria trên đường đi chiến đấu với người Parthia. Ông nối lại quan hệ với Cleopatra, và từ đó Alexandria trở thành ngôi nhà của ông. Ông cưới Cleopatra theo nghi lễ Ai Cập (một bức thư đăng trong Cuộc đời của Mười hai Caesars của Suetonius cho thấy điều này), dù khi ấy ông đã cưới Octavia Minor, em (hay chị) gái của người bạn trong Tam đầu chế là Augustus, khiến Augustus tức giận.
Ông và Cleopatra lại có một đứa con khác, Ptolemy Philadelphus. Tại Lễ quyên góp Alexandria cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai CậpSíp; Alexander Helios được phong làm vua cai trị Armenia, MediaParthia; Cleopatra Selene làm vua của CyrenaicaLibya; và Ptolemy Philadelphus thành vua của Phoenicia, SyriaCilicia. Cleopatra cũng được phong danh hiệu Nữ hoàng của các ông Vua.
Trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc.
Có một số câu chuyện nổi tiếng nhưng chưa được kiểm chứng về Cleopatra, câu chuyện nổi tiếng nhất là trong một bữa tối xa hoa cùng với Marcus Antonius, bà đặt cược với Antonius rằng mình có thể chi mười triệu sestertius cho một bữa tối. Antonius chấp nhận vụ cược. Tối hôm sau, Cleopatra có một bữa ăn bình thường, không có gì đặc biệt; khi bà ra lệnh mang ra món thứ hai - chỉ một chén dấm mạnh, Antonius tỏ ý chế giễu. Bà tháo một chiếc hoa tai vô giá của mình thả vào đó để nó tan ra và uống cạn.
Cách hành xử của Antonius bị người La Mã coi là thái quá và Augustus thuyết phục Nghị viện La Mã tiến hành chiến tranh chống Ai Cập. Năm 31 TCN các lực lượng của Marcus Antonius đối mặt với Augustus trong một trận thủy chiến ngoài khơi Actium. Cleopatra có mặt với một hạm đội của riêng mình. Truyền thuyết kể rằng khi thấy hạm đội tàu vận hành thủ công và có trang bị kém cỏi của Antonius đang chiến đấu, bà đã bỏ chạy và rằng Antonius cũng bỏ mặc binh sĩ của mình để theo bà. Dù các binh sĩ của Antonius đã dũng cảm chống trả 7 ngày liền nhưng cuối cùng bị thua các tàu chiến La Mã vì không có chủ tướng (tuy nhiên, không hề có một bằng chứng nào thời đó cho thấy thực tế đã xảy ra như vậy).
Cái chết của Cleopatra của Reginald Arthur
Sau trận Actium, Augustus xâm chiếm Ai Cập. Khi ông tiến tới Alexandria, quân đội của Marcus Antonius đã rời khỏi đó ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN.

Cái chết

Khi đã bại trận, để thử lòng chung thủy của Marcus Antonius, Cleopatra sai người báo với ông rằng bà đã chết. Marcus Antonius đau khổ tự sát. Vài ngày sau Cleopatra cũng tự sát (có lẽ do chính bà thực hiện). Câu chuyện còn cho rằng bà bị một con rắn mào gà cắn cùng với hai người hầu. Thông thường mọi người cho rằng bà đã có chủ tâm để rắn cắn, vì người Ai Cập tin rằng nhờ thế có thể đạt tới bất tử. Trong mọi câu chuyện, bà đều chết với hai người hầu. Augustus, đang chờ đợi ở một cung điện gần đó, được thông báo về cái chết của bà và đã đích thân tới quan sát.
Augustus đã hợp táng bà và Antonius trong một ngôi nhà mộ đôi mà bà đã chủ định xây từ trước dành cho hai người.
Con trai của Cleopatra với Caeser, Caesarion, được người Ai Cập đưa lên làm pharaoh, nhưng Augustus đã thắng trận. Caesarion bị bắt và bị hành quyết theo lệnh của Octavian. Chấm dứt không chỉ giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập mà cả giai đoạn pharaoh ở Ai Cập.
Ba con của Cleopatra với Marcus Antonius được miễn tội và được đưa về Roma nơi chúng được vợ của Antonius là Octavia nuôi nấng. Vài năm sau đó, Alexander Helios và Ptolemy Philadelphus biến mất không để lại dấu vết, chỉ còn lại Cleopatra Selene. Khi lớn lên, con gái Cleopatra Selene kết hôn với Vua Juba II của Mauretania và hạ sinh ít nhất một người con đặt tên là Ptolemy Philadelphus nhằm tưởng nhớ tới người em trai mất tích. Hình của Cleopatra Selene từng được khắc trên các đồng xu cùng với hình của Vua Juba.
Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới quyền hoàng đế Augustus.

Cleopatra trong nghệ thuật, điện ảnh và văn học

Cuộc đời Cleopatra là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ. Không nghi ngờ rằng, đa phần sức lôi cuốn xuất phát từ huyền thoại về sắc đẹp có sức quyến rũ mạnh mẽ biến bà trở thành đồng minh của hai người đàn ông quyền lực nhất thời ấy (Caesar và Antonius).

Kịch

Trong số những vở kịch nổi tiếng nhất về bà:

Văn học khác

TV

Phim

Bộ phim đầu tiên đề cập tới Cleopatra là phim Antony and Cleopatra (1908) với Florence Lawrence thủ vai Cleopatra. Phim đầu tiên với Cleopatra là nhân vật chính là Cleopatra, Queen of Egypt, với diễn viên chính Helen Gardner (1912).
Những phim/chương trình TV lấy cảm hứng từ Nữ hoàng sông Nil:
Thảo luận dài hơn về các phim Cleopatra tại: Cleopatra (phim).

Tranh, điêu khắc cổ

Bức tranh nổi tiếng nhất về Cleopatra là bức không tồn tại nữa bởi vì vị nữ hoàng đã chết ở Ai Cập một thời gian dài trước khi Augustus giành được quyền lực ở Roma và nhờ vậy Cleopatra cũng lấy lại được uy danh của mình, ông đã ra lệnh vẽ một bức tranh lớn về bà và đưa nó đi trong lễ diễu hành chiến thắng, có lẽ trong bức tranh đó bà được thể hiện khi đang bị rắn độc cắn. Nguồn của câu chuyện này tại Plut. Ant. 86App. Civ. II.102, dù rằng nguồn sau thật sự nói về một bức tượng, và Cass. Dio LI.21.3 cho rằng "hình ảnh" đó làm bằng vàng, và vì thế không phải là một bức tranh. Bức tranh ấy được tái hiện trong một bản khắc đầu thế kỷ 19: nó thuộc một bộ sưu tập cá nhân gần Sorrento. Từ đó, bức tranh này đã bị cho là thuộc về bộ sưu tập ở Cortona, nhưng cũng không còn dấu vết nào về nó; sự biến mất âm thầm của bức tranh có lẽ vì nó chỉ là đồ giả mạo. Để có thêm thông tin về toàn bộ vấn đề, xem các liên kết ngoài ở cuối bài.

Tranh, từ thời Phục hưng về sau

Cleopatra và cái chết của bà đã trở thành cảm hứng sáng tác cho hàng trăm bức họa Thời Phục Hưng cho tới tận ngày nay, tất nhiên không bức nào có giá trị lịch sử; chủ đề này đặc biệt lôi cuốn các họa sĩ hàn lâm Pháp.

Opera

Tự sát

Guido Cagnacci, Cái chết của Cleopatra, 1658
  • The Death of Cleopatra, Guido Cagnacci sáng tác năm 1658. Sơn dầu. Treo tại Bảo tàng Vienna Kunsthistorisches.
  • Victoria Art Gallery, Bath - Không biết tên nghệ sĩ sáng tác (có thể phỏng theo bức), Suicide of Cleopatra

Khác

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Theo cuốn Lịch sử thế giới
  2. ^ Alexander to Actium: Peter Green pp661-664
  3. ^ Bà cho lực sĩ cuộn mình vào thảm và vác thảm đến cho Caesar; khi thảm trải ra trước mặt Caesar, Cleopatra lăn tròn và hiện ra khi thảm trải xong[cần dẫn nguồn]

Liên kết ngoài

Chung

Những bức hoạ Cleopatra



Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ
Một phần của Cách mạng Philippines, Chiến tranh giành độc lập của Cuba
Charge of the Rough Riders at San Juan Hill.JPG
Một tranh vẽ của Frederic Remington diễn tả các binh sĩ Hoa Kỳ trong trận đánh tại Đồi San Juan, Cuba. Bức tranh này có tên gọi "Charge of the Rough Riders at San Juan Hill".
.
Thời gian 25 tháng 412 tháng 8 năm 1898
Địa điểm Cuba, và Puerto Rico (vùng Carribean)
Quần đảo Philippine, và Guam (châu Á-Thái Bình Dương)
Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh giành độc lập của Cuba;
Sự kiện chiến hạm USS Maine chìm;
Lá thư của De Lôme;
Cách mạng Philippines
Kết quả Hoa Kỳ chiến thắng [1]
Thay đổi lãnh thổ Tây Ban Nha từ bỏ chủ quyền tại Cuba, nhượng lại Quần đảo Philippine, Puerto Rico, và Guam cho Hoa Kỳ với giá 20 triệu đô la.
Tham chiến
Flag of the United States Hoa Kỳ
Cờ của Cuba Cuba
Flag of the Philippines Cộng hòa Philippines
Philippine revolution flag kkk1.png Katipunan
Cờ của Tây Ban Nha Tây Ban Nha
Chỉ huy
Flag of the United States Nelson A. Miles
Flag of the United States William R. Shafter
Flag of the United States George Dewey
Cờ của Cuba Máximo Gómez
Flag of the Philippines Emilio Aguinaldo
Cờ của Tây Ban Nha Patricio Montojo
Cờ của Tây Ban Nha Pascual Cervera
Cờ của Tây Ban Nha Arsenio Linares
Cờ của Tây Ban Nha Manuel Macías y Casado
Cờ của Tây Ban Nha Ramón Blanco y Erenas


Lực lượng
Cộng hòa Cuba:
30.000 quân không chính quy[2]
Hoa Kỳ:
300.000 quân chính quy và tình nguyện[3]
208.812 – 278.447 quân chính quy và dân quân[4] (Cuba),
10.005 quân chính quy và dân quân[4] (Puerto Rico),
51.331 quân chính quy và dân quân[4] (Philippines)
Tổn thất
Cộng hòa Cuba:
10.665 chết[2]
Hoa Kỳ:
345 chết,
1.645 bị thương,
2.565 bệnh tật[5]
Hải quân Tây Ban Nha:
560 chết,
300–400 bị thương[5]
Lục quân Tây Ban Nha:
6.700 bi bắt,[6] (Philippines)
13.000 bệnh tật[4] (Cuba)
.
Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ là một cuộc xung đột quân sự giữa Tây Ban NhaHoa Kỳ xảy ra từ tháng tư đến tháng tám năm 1898 vì các vấn đề giải phóng Cuba. Cuộc chiến bắt đầu sau khi Hoa Kỳ đòi hỏi giải pháp cho vấn đề đòi độc lập của Cuba mà Tây Ban Nha đã khước từ. Tinh thần của chủ nghĩa bành trướng lên cao tại Hoa Kỳ đã thúc đẩy chính phủ lập một kế hoạch sát nhập những lãnh thổ hải ngoại còn lại của Tây Ban Nha gồm có Philippines, Puerto Rico, và Guam.[7]
Cuộc cách mạng tại La Habana đã khiến Hoa Kỳ gởi chiến hạm USS Maine đến Cuba để tỏ thái độ quan tâm cao của Hoa Kỳ. Căng thẳng gia tăng trong lòng người Mỹ vì vụ nổ trên chiến hạm USS Maine. Thêm vào đó, báo chí khắp nơi tố cáo sự đàn áp của Tây Ban Nha tại các thuộc địa. Tất cả những đều này đã khuấy động công chúng Mỹ. Chiến tranh kết thúc sau những chiến thắng của Hoa Kỳ tại Quần đảo Philippine và Cuba.
Chiến thắng nhanh gọn của Hoa Kỳ trong cuộc chiến đã gia tăng tinh thần cũng như lòng tự tin và quả quyết của người Mỹ.[1] Ngày 10 tháng 12 năm 1898, việc ký kết Hiệp định Paris đã cho Hoa Kỳ quyền kiểm soát Cuba, Philippines, Puerto Rico, và Guam.

Bối cảnh lịch sử

Học thuyết Monroe[8] của thế kỷ 19 đã đóng vai trò nền tảng chính trị tại Hoa Kỳ trong việc ủng hộ sự đấu tranh giành độc lập của Cuba từ Tây Ban Nha. Cuba đã nhiều lần nổi lên tranh đấu giành quyền tự quyết của mình từ lúc có cuộc nổi dậy ở Yara vào năm 1868.

Cuba tranh đấu giành độc lập

Năm 1895, thuộc địa Cuba là nơi xảy ra một cuộc khởi nghĩa vũ trang nhỏ chống lại nhà cầm quyền Tây Ban Nha. Hỗ trợ tài chánh cho lực lượng nổi dậy "Cuba Libre" đến từ các tổ chức bên ngoài thuộc địa, đặc biệt một số tổ chức có căn cứ tại Hoa Kỳ.[9]
Năm 1896, thống đốc mới của Cuba, Tướng Valeriano Weyler, thề quyết đập tan quân nổi dậy bằng cách cô lập quân nổi dậy với dân chúng để làm cạn kiệt nguồn tiếp tế cho quân nổi dậy.
Đến cuối năm 1897, hơn 300.000 người Cuba đã bị di chuyển vào trong các trại tập trung do Tây Ban Nha kiểm soát. Những trại tập trung này trở thành những nơi bẩn thỉu đói rách và bệnh tật khiến khoảng một trăm ngàn người chết.[10]
Một cuộc chiến tuyên truyền được những người Cuba lưu vong tung ra tại Hoa Kỳ, tấn công việc đối xử vô nhân đạo của Weyler đối với người dân Cuba. Cuộc chiến tuyên truyền này giành được sự đồng cảm của phần lớn dân chúng tại Hoa Kỳ. Weyler bị các phóng viên báo chí như William Randolph Hearst gọi là một tên "đồ tể". Báo chí Mỹ bắt đầu khích động cho một cuộc can thiệp với những câu chuyện về những tội ác của Tây Ban Nha đối với người dân Cuba.

Chiến hạm USS Maine

Chiến hạm USS Maine vào cảng Havana ngày 25 tháng 1 năm 1898. Nó bị nổ tung 3 tuần sau đó
Vào tháng 1 năm 1898, những người Cuba trung thành với Tây Ban Nha gây ra một vụ náo động tại La Habana và đốt phá ba tòa báo địa phương. Những tòa báo này là những tòa báo thường chỉ trích Tướng Weyler. Các cuộc náo động dẫn đến sự hiện diện của lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại hòn đảo mặc dù không có một cuộc tấn công nào nhắm vào người Mỹ trong suốt cuộc náo động.[11][12] Tuy nhiên vẫn có mối quan tâm về tính mạng của người Mỹ sống tại La Habana. Mối quan tâm lo lắng của Hoa Kỳ là những người Cuba thiên Tây Ban Nha vì họ luôn để lòng thù hằn đối với việc ủng hộ nền độc lập của Cuba ngày càng gia tăng tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thông báo cho tổng lãnh sự của mình tại La Habana là Fitzhugh Lee rằng chiến hạm Maine sẽ được phái đến để bảo vệ quyền lợi Hoa Kỳ nếu căng thẳng leo thang hơn.
Chiến hạm USS Maine đến La Habana vào ngày 25 tháng 1 năm 1898. Chiến hạm ở lại đó mà không có chuyện gì xảy ra cho đến tháng kế tiếp. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1898 lúc 9:40 tối, chiến hạm Maine chìm trong cảng La Habana sau một vụ nổ làm chết 266 thủy thủ. Người Tây Ban Nha cho rằng sự kiện này xảy ra là do một vụ nổ từ bên trong chiến hạm nhưng theo một bản báo cáo của phía Mỹ thì cho rằng nó bị mìn đánh chìm.
Có đến bốn cuộc điều tra được tiến hành để xác định nguyên nhân gây ra vụ nổ. Tất cả các nhà điều tra đều đưa ra các kết luận khác nhau. Cả hai kết luận điều tra của Tây Ban Nha và Mỹ đều đi theo hai hướng khác nhau.[13] Một cuộc điều tra vào năm 1999 được ủy thác bởi Tạp chí Hội Địa lý Quốc gia và do Advanced Marine Enterprises tiến hành đã đưa ra kết luận rằng "rõ là có khả năng hơn là trước đây đã kết luận rằng một quả mìn đã làm phần võ tàu phía đáy bị cong vào và làm nổ tung các thùng thuốc đạn." Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về chuyện gì đã làm cho chiến hạm bị nổ tung.[14] Ý kiến của người Tây Ban Nha và những người Cuba trung thành kết luận bằng một giả thuyết rằng Hoa Kỳ có thể đã cố tình gây ra vụ nổ để có cớ gây chiến với Tây Ban Nha.[13][15]

Diễn biến dẫn đến chiến tranh

Theo sau vụ chiến hạm Maine bị nổ tung,[16] những chủ báo chí như William Randolph Hearst đã đưa ra kết luận rằng chính những quan chức Tây Ban Nha tại Cuba là những người phải chịu trách nhiệm. Họ cho xuất bản giả thuyết này như một bằng chứng. Việc xuất bản báo chí theo cảm quan của họ đã châm ngòi lửa giận dữ của người Mỹ với những bài tường trình kinh ngạc nói về những hành động tàn ác mà Tây Ban Nha thực hiện tại Cuba. Hearst đáp lại ý kiến của người vẽ tranh minh họa của ông là Frederic Remington rằng các điều kiện tại Cuba chưa quá tồi tệ để gây ra sự thù địch: "Anh cung cấp hình ảnh và tôi sẽ tạo ra chiến tranh."[17] Bị kích động đến giận dữ, một phần bởi tin tức như vậy, dư luận quần chúng Mỹ kêu gào "Đừng quên chiến hạm Maine, đả đảo Tây Ban Nha!" Tổng thống William McKinley, Chủ tịch Hạ viện Thomas Brackett Reed và cộng đồng thương nghiệp chống đối lời kêu gọi chiến tranh ngày càng gia tăng của công chúng.
Bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Redfield Proctor được đọc vào ngày 17 tháng 3 năm 1898 phân tích tỉ mỉ tình hình rồi kết luận rằng chiến tranh là hành động thích hợp duy nhất. Nhiều người trong cộng đồng thương nghiệp và tôn giáo trước đây từng chống đối chiến tranh nay quay sang chiều hướng ủng hộ, bỏ lại Tổng thống William McKinley và Chủ tịch Hạ Viện Thomas Brackett Reed gần như đơn độc trong việc phản đối chiến tranh.[18] Ngày 11 tháng 4 tổng thống McKinley xin phép Quốc hội Hoa Kỳ gởi quân đến Cuba với mục đích kết thúc nội chiến ở đó.
Ngày 19 tháng 4, quốc hội thông qua nghị quyết chung ủng hộ nền độc lập của Cuba. Tuyên cáo bác bỏ bất cứ ý định nào nhằm sát nhập Cuba nhưng đòi hỏi Tây Ban Nha rút quân. Nghị quyết cũng cho phép tổng thống sử dụng tất cả lực lượng quân sự mà tổng thống cần để giúp Cuba giành độc lập từ Tây Ban Nha. Thượng viện Hoa Kỳ thông qua bản tu chính với 42 phiếu thuận và 35 phiếu chống vào ngày 19 tháng 4 năm 1898. Hạ viện Hoa Kỳ làm theo như vậy trong ngày hôm đó với 311 phiếu thuận và 6 phiếu chống. Tổng thống McKinley ký vào ngày 20 tháng 4 năm 1898 và tối hậu thơ được gởi đến Tây Ban Nha. Để đáp lại, Tây Ban Nha cắt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và tuyên chiến vào ngày 23 tháng 4. Ngày 25 tháng 4, quốc hội tuyên bố tình trạng chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã khởi sự từ ngày 20 tháng 4 (sau đó đổi thành ngày 21 tháng 4).[19]

Các mặt trận

Thái Bình Dương

Philippines

Trận vịnh Manila, được phát họa bằng thạch bản bởi Butler, Thomas & Company năm 1899
Trận chiến đầu tiên là ở vịnh Manila nơi mà vào ngày 1 tháng 5 năm 1898, phó đề đốc George Dewey chỉ huy Hải đoàn Á châu của Hải quân Hoa Kỳ trên chiến hạm USS Olympia, chỉ trong vòng vài giờ, đã đánh bại hải đoàn Tây Ban Nha dưới quyền của đô đốc Patricio Montojo y Pasarón. Dewey giành được chiến thắng mà chỉ thiệt hại một binh sĩ. Tuy nhiên người này chết vì đau tim.[20][21]
Vì người Đức chiếm được Thanh Đảo năm 1897 nên hải đoàn của Dewey trở thành lực lượng hải quân duy nhất tại Viễn Đông không có căn cứ địa phương cho chính mình. Điều này khiến cho hải đoàn gặp vấn đề thiếu đạn dược và than đá.[22] Mặc dù có vấn đề về tiếp liệu, Hải đoàn Á Châu không chỉ đánh chìm hạm đội Tây Ban Nha mà còn chiếm được cảng Manila.[22]
Sau chiến thắng của Dewey, vịnh Manila tấp nập với nhiều chiến hạm của Vương quốc Anh, Đức, Pháp, và Nhật Bản; tất cả cộng lại hơn lực lượng của Dewey.[22] Hạm đội của Đức với 8 chiến hạm, bề ngoài như có vẻ đến vùng biển Philippine để bảo vệ những quyền lợi của Đức (một hãng nhập khẩu duy nhất), đã hành động gây hấn—băng ngang trước mặt các chiến hạm Mỹ, từ chối chào quốc kỳ Mỹ (theo nghi thức lịch thiệp hàng hải), kéo còi trong cảng, và bốc vở đồ tiếp liệu cho quân Tây Ban Nha đang bị bao vây. Người Đức với những quyền lợi riêng của mình rất hăng say lợi dụng bất cứ cơ hội nào mà cuộc xung đột trên quần đảo có thể mang đến cho họ. Người Mỹ bắt mạch được ý đồ của người Đức liền đe dọa xung đột nếu các hành động gây hấn tiếp diễn, khiến người Đức nhượng bộ.[23][24]
Phó đề đốc Dewey đưa Emilio Aguinaldo đang lưu vong tại Hồng Kông về Philippines để tập hợp người Philippine chống lại chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha.[25] Hoa Kỳ đổ bộ lực lượng và người Philippine chiếm giữ phần lớn quần đảo vào tháng 6, trừ thành phố pháo đài Intramuros. Ngày 12 tháng 6 năm 1898, Aguinaldo tuyên bố Philippine độc lập.[26]
Ngày 13 tháng 8, vì các tư lệnh Mỹ không biết lệnh ngừng bắn đã được ký kết giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ trong ngày hôm trước nên các lực lượng Mỹ tấn công và chiếm thành phố Manila từ tay Tây Ban Nha.[27] Trận chiến này đánh dấu sự chấm dứt hợp tác giữa Mỹ và Philippine khi lực lượng Philippine bị ngăn cản tiến vào thành phố Manila. Hành động này gây nên sự căn phẩn sâu sắc trong lòng người Philippine và từ đó dẫn đến cuộc Chiến tranh Philippine-Mỹ sau đó.[28]

Guam

Đại tá hải quân Henry Glass đang có mặt trên tuần dương hạm USS Charleston khi ông mở mật lệnh và nhận được chỉ thị tiến vào đảo Guam rồi chiếm giữ đảo. Ngay khi đến đó vào ngày 20 tháng 6, ông khai hỏa đại bác và bắn lên đảo. Một sĩ quan Tây Ban Nha thiếu trang bị, không biết là chiến tranh đã được tuyên bố, tiến về phía chiến hạm Mỹ và xin mượn ít thuốc nổ để bắn pháo đáp lại lời chào của người Mỹ. Glass liền bắt giữ viên sĩ quan này làm tù binh. Sau khi hứa hẹn, viên sĩ quan này được lệnh quay trở lại đảo để thảo luận các điều kiện đầu hàng. Ngày hôm sau, 54 binh sĩ bộ binh Tây Ban Nha bị bắt và hòn đảo rơi vào tay Hoa Kỳ.

Vùng Caribbean

Cuba

Theodore Roosevelt (lúc đó là phụ tá bộ trưởng Bộ Hải quân Hoa Kỳ) tích cực cổ vũ can thiệp vào Cuba trong khi đó ông đặt Hải quân Hoa Kỳ trong tình trạng thời chiến và chuẩn bị cho Hải đoàn Á châu của Dewey vào trận. Ông làm việc với Leonard Wood để thuyết phục lục quân tuyển mộ một trung đoàn gồm toàn những binh sĩ tình nguyện, đó là trung đoàn Kị binh tình nguyện số 1. Wood được giao chỉ huy trung đoàn này mà sau đó nhanh chóng được biết đến với cái tên "Rough Riders".[29]
Người Mỹ hoạch định chiếm thành phố Santiago de Cuba để tiêu diệt lục quân của Linares và hạm đội của Cervera. Để đến Santiago, họ phải vượt qua các phòng tuyến dày đặc của quân Tây Ban Nha ở Đồi San Juan và một thị trấn nhỏ tại El Caney. Các lực lượng Mỹ được quân nổi dậy người Cuba do tướng Calixto García lãnh đạo giúp đỡ.
Chiến dịch trên bộ
Diễn tả cuộc tấn công của trung đoàn bộ binh 24 và trung đoàn bộ binh da màu 25 tại Đồi San Juan ngày 2 tháng 7 năm 1898.
Giữa 22 tháng 624 tháng 6, Quân đoàn V Hoa Kỳ dưới quyền tướng William R. Shafter đổ bộ ở DaiquiríSiboney, phía đông Santiago, và thiết lập căn cứ hành quân của Mỹ. Một toán quân Tây Ban Nha đánh tẻ quân Mỹ gần Siboney vào ngày 23 tháng 6 rút lui về các vị trí giao thông hào đơn giản tại Las Guasimas. Một đơn vị tiền phương của lực lượng Mỹ dưới quyền cựu tướng phe miền nam thời nội chiến là tướng Joseph Wheeler không nghe theo lời chỉ dẫn của nhóm trinh sát người Cuba và ra lệnh tiến công một cách cẩn thận. Họ đụng độ và giao chiến với toán quân đi sau của Tây Ban Nha trong trận Las Guasimas vào ngày 24 tháng 6. Trận chiến kết thúc không phân thắng bại với phần lợi nghiêng về phía Tây Ban Nha. Quân Tây Ban Nha bỏ Las Guasimas theo kế hoạch rút lui về Santiago.
Lục quân Hoa Kỳ dùng những người chuyên đánh tẻ thời Nội chiến Hoa Kỳ đi đầu những mũi tiên phong. Tất cả bốn binh sĩ tình nguyện đi đầu các mũi tiến công đều bị giết chết. Trận Las Guasimas chứng tỏ cho Hoa Kỳ thấy rằng các chiến thuật thời nội chiến không còn hiệu quả để chống lại quân Tây Ban Nha là những người đã học hỏi được kinh nghiệm ẩn núp từ cuộc vật lộn của chính họ với quân nổi dậy Cuba và không bao giờ để lộ vị trí của họ trong lúc phòng thủ. Quân Tây Ban Nha cũng được hỗ trợ vào lúc đó bởi thuốc súng mới không khói mà khi họ bắn ra cũng không để lại dấu vết. Quân Mỹ chỉ có thể tiến công quân Tây Ban Nha bằng cách dùng nhóm 4 đến 5 người tiến công trong lúc những người khác nằm tại chỗ bắn yểm trợ.
Ngày 1 tháng 7, một lực lượng hỗn hợp khoảng 15.000 binh sĩ Mỹ gồm các trung đoàn bộ binh, kị binh và tình nguyện trong đó có Roosevelt và nhóm "Rough Riders" của ông (đáng chú ý là Trung đoàn 71 New York, Trung đoàn 1 North Carolina, Trung đoàn 23 và Trung đoàn da màu 24 cùng các lực lượng nổi dậy người Cuba) tấn công 1.270 quân Tây Ban Nha phòng thủ dưới hào bằng các cuộc tấn công đối mặt nguy hiểm kiểu Nội chiến Hoa Kỳ trong trận El Caneytrận San Juan Hill bên ngoài Santiago.[30] Hơn 200 binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng và gần 1.200 binh sĩ khác bị thương trong những trận đánh này.[31] Hỏa lực yểm trợ từ các súng Gatling là mấu chốt thành công trong tấn công.[32][33] Hai ngày sau đó Cervera quyết định bỏ Santiago.
Các lực lượng Tây Ban Nha tại Guantánamo cũng bị Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và các lực lượng nổi dậy Cuba cô lập đến nổi không biết là Santiago đang bị bao vây, và các lực lượng của họ ở phía bắc tỉnh cũng không chọc thủng các phòng tuyến Cuba. Tuy nhiên, lực lượng tiếp viện của Escario từ Manzanillo[34] đã đánh vượt qua sự phản kháng quyết liệt của Cuba nhưng đến nơi quá trể để tham gia giải cứu cuộc bao vây.
Sau các trận đánh Đồi San Juan và El Caney, cuộc tiến công của Mỹ dừng lại. Quân Tây Ban Nha thành công bảo vệ Đồn Canosa. Việc này giúp họ bình ổn phòng tuyến của họ và chặn đường vào Santiago. Quân Mỹ và Cuba buộc phải bắt đầu một cuộc bao vây đổ máu và bóp nghẹt thành phố.[35] Trong đêm, quân Cuba đào hàng loạt các giao thông hào về phía các vị trí của Tây Ban Nha. Sau khi hoàn thành, các giao thông hào này được giao cho các binh sĩ Hoa Kỳ và rồi một loạt giao thông hào mới được đào tiến về phía trước. Quân Mỹ trong lúc bị tổn thất hàng ngày vì hỏa lực và bị bắn tỉa từ quân Tây Ban Nha lại tổn thất nhiều sinh mạng hơn vì kiệt sức do nắng gây ra và bệnh sốt rét.[36] Tại vùng ven phía tây thành phố, tướng Cuba là Calixto Garcia bắt đầu công phá thành phố, làm cho các lực lượng Tây Ban Nha hoảng sợ và hoang mang bị trả thù.

Các chiến dịch trên biển

Tuần dương hạm Tây Ban Nha Cristóbal Colón bị phá hủy trong trận Santiago ngày 3 tháng 7 năm 1898.
Cảng lớn Santiago de Cuba là mục tiêu chính của các chiến dịch trên biển trong suốt thời gian chiến tranh. Hạm đội của Hoa Kỳ tấn công Santiago cần có nơi trú ẩn để tránh mùa bão Đại Tây Dương. Vì thế vịnh Guantánamo với hải cảng tốt đã được chọn cho mục đích này. Cuộc tiến công chiếm vịnh Guantánamo xảy ra vào ngày 6 tháng 610 tháng 6 năm 1898, ban đầu bằng cuộc tấn công của hải quân và sau đó là cuộc đổ bộ thủy quân lục chiến thành công với sự yểm trợ của hải quân.
Trận Santiago de Cuba vào ngày 3 tháng 7 năm 1898 là trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Kết quả là Hải đoàn Caribbean của Tây Ban Nha (cũng còn được biết tên là Flota de Ultramar) bị tiêu diệt. Vào tháng 5 năm 1898, hạm đội Tây Ban Nha của đô đốc Pascual Cervera y Topete ban đầu được phát hiện nằm trong cảng Santiago là nơi hạm đội của ông trú ẩn tránh bị tấn công từ biển. Các lực lượng Tây Ban Nha và Mỹ đối đầu nhau trong khoảng 2 tháng. Khi hải đoàn Tây Ban Nha tìm cách rời cảng ngày 3 tháng 7, lực lượng Mỹ tiêu diệt hoặc làm mắc cạn 5 trong số 6 chiến hạm. Chỉ một chiến hạm Tây Ban Nha là tuần dương hạm mới và có tốc độ nhanh Cristobal Colón thoát nạn nhưng thuyền trưởng của chiến hạm này kéo cờ mình xuống và tự đánh đắm chiến hạm của mình khi lực lượng Mỹ cuối cùng đuổi theo kịp. 1.612 thủy thủ Tây Ban Nha gồm cả đô đốc Cervera bị bắt và bi đưa đến đảo Seavey, Kittery, Maine nơi họ bị giam giữ từ 11 tháng 7 cho đến giữa tháng 9.
Trong suốt cuộc đối đầu, trợ lý công binh Hải quân Hoa KỳRichmond Pearson Hobson được lệnh của chuẩn đô đốc William T. Sampson đánh chìm chiến hạm Merrimac của mình trong cảng để khóa chặt hạm đội Tây Ban Nha bên trong. Nhiệm vụ thất bại. Hobson và thủy thủ của ông bị bắt. Họ được trao đổi tù binh vào ngày 6 tháng 7. Hobson trở thành anh hùng quốc gia và nhận Huân chương Danh dự vào năm 1933 rồi trở thành một dân biểu.

Puerto Rico

Trung đoàn tình nguyện Kentucky số 1 của Hoa Kỳ tại Puerto Rico, 1898.
Trong tháng 5 năm 1898, trung úy Henry H. Whitney thuộc đại đội pháo binh số 4 của Hoa Kỳ được phái đến Puerto Rico trong một sứ mệnh trinh thám. Ông cung cấp bản đồ và các thông tin có liên quan đến lực lượng quân sự Tây Ban Nha về cho chính phủ Hoa Kỳ trước khi cuộc xâm chiếm Puerto Rico.
Ngày 10 tháng 5, các chiến hạm Hoa Kỳ xuất hiện ngoài duyên hải Puerto Rico. Ngày 12 tháng 5, một hải đoàn gồm 12 chiến hạm Hoa Kỳ do chuẩn đô đốc William T. Sampson chỉ huy bắn phá San Juan. Suốt cuộc bắn phá, nhiều tòa nhà chính phủ bị trúng đạn. Ngày 25 tháng 6, chiến hạm Yosemite phong tỏa cảng San Juan. Ngày 25 tháng 7, tướng Mỹ Nelson A. Miles cùng với 3.300 binh sĩ đổ bộ ở Guánica, và Chiến dịch Puerto Rico bắt đầu. Quân Mỹ gặp phải sự chống trả ngay lúc đầu cuộc xâm chiếm.
Trận chạm trán đầu tiên giữa quân Mỹ và Tây Ban Nha xảy ra tại Guanica. Cuộc chống cự bằng vũ trang có tổ chức đầu tiên xảy ra tại Yauco mà sau này được nhắc đến với tên gọi trận đánh Yauco.[37] Theo sau trận đánh này là các trận đánh Fajardo, Guayama, cầu sông Guamani, Coamo, Silva Heights và cuối cùng là trận Asomante.[37][38] Ngày 9 tháng 8 năm 1898, bộ binh và kị binh Mỹ đụng độ với quân Tây Ban Nha và quân trung thành Puerto Rico được trang bị với đại bác trên một ngọn núi có tên Cerro Gervasio del Asomante trong lúc quân Mỹ tìm cách tiến vào Aibonito.[38] Các tư lệnh Mỹ quyết định rút lui và tập hợp lại để quay trở lại vào ngày 12 tháng 8 năm 1898 cùng với một đơn vị pháo binh.[38] Các đơn vị Tây Ban Nha và quân trung thành người Puerto Rico bắt đầu phản công bằng hỏa lực đại bác do Ricardo Hernáiz chỉ huy.
Trong làn lửa đạn, bốn binh sĩ Mỹ là trung sĩ John Long, trung úy Harris, đại úy E.T. Lee và hạ sĩ Oscar Sawanson — bị thương nặng.[38] Dưa vào thực tế này và các báo cáo về việc những toán quân Tây Ban Nha đang trên đường đến chi viện, tư lệnh Landcaster ra lệnh rút lui.[38] Tất cả các hoạt động quân sự trên đảo Puerto Rico bị đình chỉ sau đó trong đêm hôm đó sau khi Hiệp định Paris được công bố.

Hiệp định hòa bình

Với những cuộc bại trận tại Cuba và Philippines, cả hai hạm đội của họ bị vô hiệu hóa nên Tây Ban Nha kêu gọi đối thoại hòa bình.
Sự thù địch chấm dứt ngày 12 tháng 8 năm 1898 bằng việc ký kết một nghị định hòa bình giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha tại Washington D.C..[39] Hiệp định hòa bình chính thức được ký tại Paris ngày 10 tháng 12 năm 1898 và được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 6 tháng 2 năm 1899. Nó có hiệu lực vào ngày 11 tháng 4 năm 1899. Phía người Cuba tham dự với tư cách quan sát viên.
Thắng lợi chóng vánh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến, được Ngoại trưởng John Hay miêu tả là "cuộc chiến nhỏ lẫy lừng", đã mang lại tinh thần phấn khởi, khích lệ chí khí, niềm tự tin và quả quyết của người Mỹ.[1] Hoa Kỳ giành được gần như tất cả các thuộc địa của Tây Ban Nha vào thời đó, gồm có Philippines, Guam, và Puerto Rico. Riêng Cuba, bị Hoa Kỳ chiếm đóng cho đến ngày 17 tháng 7 năm 1898, được thành lập chính phủ dân sự của chính mình và sau đó được Hoa Kỳ trao trả độc lập ngày 20 tháng 5 năm 1902. Tuy nhiên Hoa Kỳ áp đặt một số điều kiện hạn chế đối chính phủ mới của Cuba trong đó gồm có việc Cuba không được liên minh với các quốc gia khác và Hoa Kỳ dành quyền can thiệp vào Cuba cho chính mình. Hoa Kỳ cũng thiết lập hợp đồng thuê mướn vĩnh viễn Vịnh Guantanamo.
Ngày 14 tháng 8 năm 1898, 11.000 binh sĩ bộ binh được đưa đến chiếm đóng Philippines. Khi quân Mỹ bắt đầu thay thế Tây Ban Nha kiểm soát Philippines thì chiến tranh lại bùng nổ giữa các lực lượng Hoa Kỳ và Philippines dẫn đến Chiến tranh Philippine-Mỹ.

Phim ảnh và truyền hình về Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ

Ghi chú

  1. ^ a ă â Spencer Tucker, The Encyclopedia of the Spanish-American and Philippine-American Wars: A Political, Social, and Military History, Tập 1, trang 335
  2. ^ a ă Dyal, Carpenter, et al, p. 19-20
  3. ^ Dyal, Carpenter, et al, p. 21
  4. ^ a ă â b Dyal, Carpenter, et al, p. 20-21
  5. ^ a ă Dyal, Carpenter, et al, p. 67
  6. ^ Trask, p. 371
  7. ^ “The Price of Freedom: Americans at War — Spanish American War”. National Museum of American History. 2005.
  8. ^ “Monroe Doctrine, 1923”. U.S. Department of State. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2008.
  9. ^ Trask 1996, tr. 2
  10. ^ Trask 1996, tr. 9
  11. ^ Trask 1996, tr. 24
  12. ^ The Advocate of Peace, American Peace Society, 1898, tr. 36, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008
    This contemporary remark claims that no attacks were made on the American consulate, etc.
  13. ^ a ă Santa Cecilia (15 tháng 2 năm 1998). “España y EEUU aún discrepan”. El Mundo (bằng tiếng Tây Ban Nha). Đã bỏ qua tham số không rõ |firat= (trợ giúp)
  14. ^ Campbell, W. Joseph (2001), Yellow Journalism: Puncturing the Myths, Defining the Legacies, Greenwood Publishing Group, tr. 135 (see item no. 99), ISBN 0275966860
  15. ^ Miguel Leal Cruz (2001). “Voladura del Maine (15 febrero 1898)” (bằng Spaniah). Avizora Publishers.
  16. ^ Casualties on USS Maine, Naval Historical Center, Department of the Navy, truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007
  17. ^ W. Joseph Campbell (tháng 8 năm 2000). “Not likely sent: The Remington-Hearst "telegrams"”. Journalism and Mass Communication Quarterly. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2008.
  18. ^ Offner 1992 pp 131–35; Michelle Bray Davis and Rollin W. Quimby, "Senator Proctor's Cuban Speech: Speculations on a Cause of the Spanish-American War", Quarterly Journal of Speech 1969 55(2): 131–141. ISSN 0033-5630.
  19. ^ Hakim, Joy (1994). A History of US: Book Eight, An Age of Extremes. New York City: Oxford University Press. tr. 144–149.
  20. ^ Battle of Manila Bay, 1 tháng 5 năm 1898, Department of the Navy — Naval Historical Center. Truy cập 10 tháng 10 năm 2007
  21. ^ The Battle of Manila Bay by Admiral George Dewey, The War Times Journal. Truy cập 10 tháng 10 năm 2007
  22. ^ a ă â James A. Field, Jr. (June năm 1978), “American Imperialism: The Worst Chapter in Almost Any Book”, The American Historical Review 83 (3): 659 |các trang= hay |at= dư (trợ giúp)
  23. ^ Seekins, Donald M. (1991), “Historical Setting—Outbreak of War, 1898”, trong Dolan, Philippines: A Country Study, Washington: Library of Congress, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2007 Đã bỏ qua văn bản “editor-first” (trợ giúp)
  24. ^ Augusto V. de Viana (21 tháng 9, 2006), What ifs in Philippine history, Manila Times, truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2007
     What ifs in Philippine history, Conclusion, September 22, 2006, truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2007
  25. ^ The World of 1898: The Spanish-American War, U.S. Library of Congress, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007
  26. ^ “Philippine History”. DLSU-Manila. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2006.
  27. ^ The World of 1898: The Spanish-American War, U.S. Library of Congress, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007
  28. ^ Lacsamana, Philippine History and Government, p. 126
  29. ^ Roosevelt, Theodore (1899), “Raising the Regiment”, The Rough Riders, New York: Charles Scribner's Sons, truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008
  30. ^ The Battles at El Caney and San Juan Hills at HomeOfHeroes.com.
  31. ^ The Crowded Hour: The Charge at El Caney & San Juan Hills at HomeOfHeroes.com.
  32. ^ The Gatlings at Santiago, John H. Parker.
  33. ^ History of the Gatling Gun Detachment, John Henry Parker at Project Gutenberg.
  34. ^ Escario's Column, Francisco Jose Diaz Diaz.
  35. ^ Daley 2000, tr. 161–71
  36. ^ McCook 1899
  37. ^ a ă The American Army Moves on Puerto-Rico, Truy cập 2 tháng 8 năm 2008
  38. ^ a ă â b c Edgardo Pratts (2006). De Coamo a la Trinchera del Asomante (bằng tiếng Tây Ban Nha) . Puerto Rico: Fundación Educativa Idelfonso Pratts. ISBN 0-976-2185-569 Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  39. ^ Protocol of Peace Embodying the Terms of a Basis for the Establishment of Peace Between the Two Countries, Washington, D.C., U.S.A., 12 tháng 8, 1898, truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2007

Tham khảo

Đọc thêm

Ngoại giao và nguyên nhân chiến tranh

  • James C. Bradford, ed., Crucible of Empire: The Spanish-American War and Its Aftermath (1993), essays on diplomacy, naval and military operations, and historiography.
  • Lewis Gould, The Spanish-American War and President McKinley (1982)
  • Philip S. Foner, The Spanish-Cuban-American War and the Birth of American Imperialism, 1895-1902 (1972)
  • Richard Hamilton, President McKinley, War, and Empire (2006).
  • Kristin Hoganson, Fighting For American Manhood: How Gender Politics Provoked the Spanish-American and Philippine-American Wars (1998)
  • Paul S. Holbo, "Presidential Leadership in Foreign Affairs: William McKinley and the Turpie-Foraker Amendment," The American Historical Review 1967 72(4): 1321-1335.
  • Walter LaFeber, The New Empire: An Interpretation of American Expansion, 1865-1898 (1963)
  • Ernest May, Imperial Democracy: The Emergence of America as a Great Power (1961)
  • Paul T. McCartney, American National Identity, the War of 1898, and the Rise of American Imperialism (2006)
  • Richard H. Miller, ed., American Imperialism in 1898: The Quest for National Fulfillment (1970)
  • Walter Millis, The Martial Spirit: A Study of Our War with Spain (1931)
  • H. Wayne Morgan, America's Road to Empire: The War with Spain and Overseas Expansion (1965)
  • John L. Offner, An Unwanted War: The Diplomacy of the United States and Spain over Cuba, 1895–1898 (1992).
  • John L. Offner, "McKinley and the Spanish-American War" Presidential Studies Quarterly 2004 34(1): 50–61. ISSN 0360-4918
  • Louis A. Perez, Jr., "The Meaning of the Maine: Causation and the Historiography of the Spanish-American War," The Pacific Historical Review 1989 58(3): 293-322.
  • Julius W. Pratt, The Expansionists of 1898 (1936)
  • Thomas Schoonover, Uncle Sam's War of 1898 and the Origins of Globalization. (2003)
  • John Lawrence Tone, War and Genocide in Cuba, 1895–1898 (2006)
  • David F. Trask, The War with Spain in 1898 (1996)
  • Fareed Zakaria, From Wealth to Power: The Unusual Origins of America’s World Role (1998)

Chiến tranh

  • Donald Barr Chidsey, The Spanish American War (New York, 1971)
  • Cirillo, Vincent J. Bullets and Bacilli: The Spanish-American War and Military Medicine (2004)
  • Graham A. Cosmas, An Army for Empire: The United States Army and the Spanish-American War (1971)
  • Philip Sheldon Foner, The Spanish-Cuban-American war and the birth of American imperialism (1972)
  • Frank Freidel, The Splendid Little War (1958), well illustrated narrative by scholar
  • Allan Keller, The Spanish-American War: A Compact History (1969)
  • Gerald F. Linderman, The Mirror of War: American Society and the Spanish-American War (1974), domestic aspects
  • Joseph Smith, The Spanish-American War: Conflict in the Caribbean and the Pacific (1994)
  • G. J. A. O'Toole, The Spanish War: An American Epic—1898 (1984)
  • John Tebbel, America's Great Patriotic War with Spain (1996)

Nguyên cứu lịch sử

  • Duvon C. Corbitt, "Cuban Revisionist Interpretations of Cuba's Struggle for Independence," Hispanic American Historical Review 32 (tháng 8 năm 1963): 395-404.
  • Edward P. Crapol, "Coming to Terms with Empire: The Historiography of Late-Nineteenth-Century American Foreign Relations," Diplomatic History 16 (Fall 1992): 573-97;
  • Hugh DeSantis, "The Imperialist Impulse and American Innocence, 1865–1900," in Gerald K. Haines and J. Samuel Walker, eds., American Foreign Relations: A Historiographical Review (1981), pp. 65–90
  • James A. Field Jr., "American Imperialism: The Worst Chapter in Almost Any Book," American Historical Review 83 (June 1978): 644-68, past of the "AHR Forum," with responses
  • Joseph A. Fry, "William McKinley and the Coming of the Spanish American War: A Study of the Besmirching and Redemption of an Historical Image," Diplomatic History 3 (Winter 1979): 77-97
  • Joseph A. Fry, "From Open Door to World Systems: Economic Interpretations of Late-Nineteenth-Century American Foreign Relations," Pacific Historical Review 65 (tháng 5 năm 1996): 277-303
  • Thomas G. Paterson, "United States Intervention in Cuba, 1898: Interpretations of the Spanish-American-Cuban-Filipino War," History Teacher 29 (tháng 5 năm 1996): 341-61;
  • Louis A. Pérez Jr.; The War of 1898: The United States and Cuba in History and Historiography University of North Carolina Press, 1998
  • Ephraim K. Smith, "William McKinley's Enduring Legacy: The Historiographical Debate on the Taking of the Philippine Islands," in James C. Bradford, ed., Crucible of Empire: The Spanish-American War and Its Aftermath (1993), pp. 205–49
  • Richard W. Stewart, General Editor, Ch. 16, Transition, Change, and the Road to war, 1902-1917", in "American Military History, Volume I: The United States Army and the Forging of a Nation, 1775-1917", Center of Military History, United States Army, ISBN 0-16-072362-0
  • Spencer Tucker, The Encyclopedia of the Spanish-American and Philippine-American Wars: A Political, Social, and Military History, Tập 1, ABC-CLIO, 20-05-2009. ISBN 1851099514.

Những hồi ký

  • Funston, Frederick. Memoirs of Two Wars, Cuba and Philippine Experiences. New York: Charles Schribner's Sons, 1911
  • U.S. War Dept. Military Notes on Cuba. 2 vols. Washington, DC: GPO, 1898.
  • Wheeler, Joseph. The Santiago Campaign, 1898. Lamson, Wolffe, Boston 1898.
  • kaylaMagazine. The perils of Evangelina. Feb. 1968.
  • Cull, N. J., Culbert, D., Welch, D. Propaganda and Mass Persuasion: A Historical Encyclopedia, 1500 to the Present. Spanish-American War. Denver: ABC-CLIO. 2003. 378-379.
  • Daley, L. (2000), “Canosa in the Cuba of 1898”, trong Aguirre, B. E.; Espina, E., Los últimos días del comienzo: Ensayos sobre la guerra, Santiago de Chile: RiL Editores, ISBN 9562841154

Liên kết ngoài

Kursk (tàu ngầm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oscar class submarine 3.jpg
Một chiếc tàu ngầm lớp Oscar II; cùng lớp với Kursk
Phục vụ (Nga) Naval Ensign of Russia.svg
Tên gọi: K-141 Kursk
Đặt tên theo: Đặt theo tên thành phố Kursk
Đặt lườn: 1992
Hạ thủy: 1994
Nhập biên chế: Tháng 12 năm 1994
Xóa đăng bạ: 2000
Số phận: Chìm ngày 12 tháng 8 năm 2000 với toàn bộ 118 thủy thủ dưới 100 m nước tại Biển Barents tai nạn ngư lôi
Tình trạng: Đã được trục vớt từ đáy biển, kéo vào ụ, và tháo dỡ
Đặc điểm khái quát
Lớp và kiểu: Tàu ngầm lớp Oscar II
Trọng tải choán nước: 13.400 t, 16.400 t
Độ dài: 154.0 m
Sườn ngang: 18.2 m
Mớn nước: 9.0 m
Động cơ đẩy: 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650b, 2 tuốc bin hơi, 2/7-chân vịt
Tốc độ: 32 knots (59 km/h) lặn, 16 knots (30 km/h) trên mặt nước
Độ sâu thử: 300 tới 1000 mét (theo nhiều ước tính)
Thủy thủ đoàn
đầy đủ:
44 sĩ quan, 68 enlisted
Vũ trang: 24 x SS-N-19/P-700 Granit, 4 x 533 mm và 2 x 650 mm ống thuỷ lôi
Ghi chú: Cảng chính:Vidyaevo, Nga
K-141 Kursk là một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar-II của Hải quân Nga, đã mất với toàn bộ thuỷ thủ khi nó chìm tại Biển Barents ngày 12 tháng 8 năm 2000. Kursk, tên đầy đủ Атомная подводная лодка "Курск" [АПЛ "Курск"] trong tiếng Nga, là một Project 949A Антей (Antey, Antaeus nhưng cũng được biết theo tên hiệu NATO cho Oscar II). Nó được đặt theo tên thành phố Kursk của Nga, nơi đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự, Trận Kursk, diễn ra năm 1943. Là một trong những chiếc tàu đầu tiên hoàn thành sau sự sụp đổ của Liên xô, nó được biên chế vào Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga.

Bối cảnh

Công việc đóng tàu Kursk bắt đầu năm 1990 tại Severodvinsk, gần Arkhangelsk. Được hạ thuỷ năm 1994, tháng 12 năm ấy nó được biên chế. Đây là chiếc tàu gần áp chót của lớp tàu ngầm Oscar-II được thiết kế và thông qua ở thời Xô viết. Với chiều dài 154m và cao bốn tầng, nó là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo. Vỏ ngoài, được làm bằng thép không rỉ có thành phần nickel, chrome cao, dày 8.5 mm, có khả năng chống rỉ tuyệt vời và mức phát xạ từ trường thấp giúp giảm nguy cơ bị phát hiện bởi các hệ thống Thám sát Bất thường Từ trường (MAD). Có một lớp rỗng 2 mét với lớp thép vỏ trong dày 50.8 mm.[cần dẫn nguồn]
Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, đã gặp phải tình hình cắt giảm ngân quỹ trong suốt thập niên 1990. Nhiều tàu ngầm của hạm đội phải nằm im chịu rỉ sét tại Vịnh Andreyeva, 100 km từ Murmansk.[1] Công việc bảo dưỡng thiết bị, kể cả thiết bị tối cần thiết như tìm kiếm và cứu hộ, ít được chú ý tới. Các thuỷ thủ của Hạm đội Biển Bắc đã không được trả lương hồi giữa thập niên 1990. Cuối thập kỷ này, hạm đội bắt đầu hồi phục; năm 1999, tàu Kursk thực hiện một phi vụ trinh sát thành công tại Địa Trung Hải, bám theo Hạm đội Sáu của Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Kosovo. Cuộc thực hành huấn luyện tháng 8 năm 2000 là cuộc diễn tập mùa hè lớn nhất -chín năm sau khi Liên xô sụp đổ- có sự tham gia của bốn tàu ngầm tấn công, tàu chỉ huy hạm đội Pyotr Velikiy ("Pyotr Đại đế") và một đội tàu nhỏ hơn.

Vụ nổ

Tàu Kursk bơi ra biển để thực hiện diễn tập bắn thuỷ lôi giả vào chiếc Pyotr Velikiy, một tàu tuần tiễu lớp Kirov. Ngày 12 tháng 8 năm 2000 lúc 11:28 giờ địa phương (07:28 UTC), có một vụ nổ trong khi đang chuẩn bị phóng thuỷ lôi. Báo cáo đáng tin cậy duy nhất cho đến nay cho rằng nó bị gây ra do sai sót và vụ nổ của một trong những ngư lôi dùng hydrogen peroxide trên tàu Kursk. Mọi người tin rằng HTP, một hình thức hydrogen peroxide rất cô đặc được dùng làm chất đẩy cho thuỷ lôi, đã thấm qua chỗ rỉ trong vỏ thuỷ lôi. Một vụ việc tương tự đã làm mất chiếc HMS Sidon năm 1955.
Vụ nổ hoá chất với sức mạnh tương đương 100-250 kg TNT và tạo ra chấn động 2.2 trên thang Richter. Chiếc tàu ngầm chìm xuống độ sâu 108 mét (354 ft), khoảng 135 km (85 dặm) từ Severomorsk, tại 69°40′B 37°35′Đ. Một vụ nổ thứ hai 135 giây sau vụ nổ đầu tiên ở mức 3.5 tới 4.4 độ Richter, tương đương với 3-7 tấn TNT.[2] Một trong những vụ nổ đó đã thổi bay những mảnh vỡ lớn xuyên qua tàu ngầm.

Các nỗ lực giải cứu

Dù những đề xuất cứu hộ đã được các dội của AnhNa Uy đề xuất, mọi thuỷ thủ và sĩ quan trên tàu Kursk đều thiệt mạng. Ban đầu Nga đã từ chối những đề xuất trợ giúp. Lúc đầu Bộ hải quân Nga cho rằng hầu hết thuỷ thủ đoàn đã chết chỉ vài phút sau vụ nổ; tuy nhiên, những động cơ của tuyên bố này bị những nhà quan sát bên ngoài cho là có hơi hướng chính trị.
Trung uý Dmitriy Kolesnikov, một trong những người còn sống sót sau vụ nổ đầu tiên, đã ở trong khoang 9 ở phía đuôi tàu sau khi những vụ nổ đã phá huỷ phần phía trước. Các thợ lặn đã tìm thấy mảnh giấy có những dòng ghi chép trên cơ thể anh. Chúng cho biết rẳng 23 thuỷ thủ (trong số 118 người trên boong) đã đợi trong bóng tối cùng anh ta.
Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc những thuỷ thủ đó có thể sống sót trong bao lâu. Một số người, đặc biệt từ phía Nga, cho rằng họ đã có thể chết rất nhanh chóng; nước được cho là đã rò rỉ vào tàu qua các trục chân vịt và ở độ sâu 100 m thì không thể chặn được nó lại. Những người khác chỉ ra rằng nhiều hộp hoá chất kali peoxit, được đùng để hấp thụ CO2 và nhà ra ôxy, đã được tìm thấy ở tình trạng đã sử dụng khi khoang này được mở ra, cho thấy một số thuỷ thủ đã còn sống trong vài ngày.
Trớ trêu thay, các hộp dường như là nguyên nhân gây ra cái chết; một thủ thủ có lẽ đã chẳng may để hộp tiếp xúc với nước biển, gây ra một phản ứng hoá học và gây cháy. Cuộc điều tra chính thức về vụ tai nạn cho thấy một số người có lẽ đã sống sót sau đám cháy bằng cách lặn xuống nước. (Các dấu hiệu của lửa trên tưởng cho thấy nước ngập ngang tới ngực ở khu vực thấp tại thời điểm đó). Tuy nhiên, lửa nhanh chóng đốt cháy hết số ôxy còn lại trong không khí, khiến mọi người chết vì ngạt.[3]
Trong khi thảm kịch tàu ngầm Kursk diễn ra ở vùng Biển Bắc, Tổng thống Nga khi ấy là Vladimir Putin, dù đã được thông báo ngay lập tức, đã đợi năm ngày trước khi ngắt quãng kỳ nghỉ tại nhà nghỉ của tổng thống ở Sochi trên bờ Biển Đen và lên tiếng về vụ việc gây mất mặt Hạm đội Biển Bắc này. Một năm sau ông đã nói: "Tôi có lẽ đã phải quay lại Moscow sớm hơn, nhưng không điều gì khác sẽ xảy ra. Ở Sochi và Moscow tôi đều nhận được lượng thông tin như nhau, nhưng từ một quan điểm khác tôi đáng ra đã phải thể hiện một số sự nóng ruột để quay trở về."[4]

Trục vớt

Một liên danh giữa các công ty MammoetSmit International của Hà Lan đã sử dụng xà lan Giant 4 và trục vớt thành công tàu Kursk cùng xác các nạn nhân[5], họ đã được chôn cất tại Nga – dù ba thi thể bị cháy xém quá mức không thể nhận dạng được. Sức nóng do vụ nổ đầu tiên tạo ra đã kích hoạt các đầu đạn trên thuỷ lôi 5 và 7[6] gây ra một loạt các vụ nổ đủ lớn để các cảm biến địa chấn địa lý trong khu vực ghi nhận được – và những vụ nổ thứ hai đó đã làm hư hại nặng con tàu.
Các quan chức Nga mạnh mẽ bác bỏ những tuyên bố rằng các tên lửa hành trình Granit[7] có mang các đầu đạn hạt nhân, và không bằng chứng nào cho thấy điều đó. Khi một chiến dịch cứu hộ trục vớt tàu diễn ra năm 2001, có nhiều lo ngại rằng việc di chuyển xác tàu sẽ dẫn tới những vụ nổ, bởi vỏ tàu đã bị cắt đứt bằng một lưỡi cưa kiểu sợi cáp thép. Dụng cụ này có khả năng gây ra tia lửa có thể kích thích những túi khí dễ cháy, như hydro, trên tàu. Phần tàu Kursk được kéo lên đã được đưa về Severomorsk và được đặt trong một ụ khô nơi công việc khám nghiệm chi tiết được tiến hành.
Những phần còn lại của lò phản ứng hạt nhân trên tàu Kursk được kéo về Vịnh Sayda phía bắc Bán đảo Kola Nga – nơi hơn 50 lò phản ứng hạt nhân khác đang nổi ở các bế tàu – sau khi một xưởng đóng tàu đã bỏ lò phản ứng ra khỏi tàu đầu năm 2003.[8] Phần còn lại của con tàu sau đó đã được tháo dỡ.
Theo chương trình Trục vớt tàu Kursk trên truyền hình của Science Channel:
Tháng 6 năm 2002, Hải quân Nga đã trục vớt được một phần tàu ngầm Kursk. Ngay sau đó, chính phủ Nga đã điều tra vụ tai nạn và chính thức kết luận rằng một thuỷ lôi hỏng đã làm đắm tàu Kursk vào mùa hè năm 2000.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Andreyeva Bay is a ticking bomb, Bellona’s documents prove – Rashid Alimov, Bellona Foundation, Oslo, 7 tháng 6 năm 2007.Truy cập 2007-08-08.
  2. ^ http://web.mst.edu/~rogersda/umrcourses/ge342/Forensic%20Seismology-revised.pdf
  3. ^ Moore, Robert (2003). A Time to Die – The Untold Story of the Kursk Tragedy. New York: Crown Publishers, Random House. tr. 65–66. ISBN 0-609-61000-7.
  4. ^ Spectre of Kursk haunts Putin – BBC News, 12 tháng 8 năm 2001.Truy cập 2007-08-08
  5. ^ Spitz, D.J. (2006): Investigation of Bodies in Water. In: Spitz, W.U. & Spitz, D.J. (eds): Spitz and Fisher’s Medicolegal Investigation of Death. Guideline for the Application of Pathology to Crime Investigations (Fourth edition), Charles C. Thomas, pp.: 846-881; Springfield, Illinois.
  6. ^ Raising the Kursk television show by the National Geographic Show
  7. ^ The Secret of the Kursk's Weapons – Dmitry Safronov (of Kommersant daily), Strana.ru, 10 tháng 9 năm 2002.Truy cập 2007-08-08.
  8. ^ Defuelled Kursk will join submarine graveyard – Igor Kukrik, Bellona Foundation, Oslo, 3 tháng 3 năm 2003.Truy cập 2007-08-08.

Liên kết ngoài


Bản mẫu:Tàu ngầm lớp Oscar

No comments:

Post a Comment