Tuesday, February 18, 2014

Chào ngày mới 19 tháng 2

Tập tin:Mir Space Station viewed from Endeavour during STS-89.jpg

CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Bắt đầu Vũ thủy tại Đông Á (2014), Ngày Lục quân tại Mexico. Năm 197Hoàng đế La Mã Septimius Severus đánh bại Clodius Albinus trong trận chiến tại Lugdunum (Lyon ngày nay), trận đánh đẫm máu nhất giữa quân đội La Mã với nhau. Năm 1878Thomas Edison được cấp bằng sáng chế cho máy hát đĩa. Năm 1945Đệ nhị thế chiến: Khoảng 30.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên đảo Io, chiến đấu với quân đội Nhật Bản đồn trú trên đảo. Năm 1965 – Tướng Lâm Văn PhátĐại tá Phạm Ngọc Thảo tiến hành đảo chính bất thành tại Việt Nam Cộng hòa. Năm 1986Trạm vũ trụ Hòa Bình (hình) của Liên Xô được phóng thành công lên không gian, trạm hoạt động cho đến năm 2001.

Trạm vũ trụ Hòa Bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mir
Mir nhìn từ Tàu con thoi Discovery, ngày 12 tháng 6 năm 1998
Mir nhìn từ Tàu con thoi Discovery, ngày 12 tháng 6 năm 1998
Mir insignia.
Mir insignia.
Thông số
Tín hiệu: Mir
Phi hành đoàn: 3
Ngày phóng: 1986–1996
Địa điểm phóng: LC-200/39, and LC-81/23, Baikonur Cosmodrome
LC-39A,
Kennedy Space Center
Quay lại: 2001-03-23
05:50:00 UTC
Khối lượng: 124,340 kg
(274,123 lb)
Thể tích khả dụng: 350 m³
Cận điểm: 385 km (208 nmi)
Viễn điểm: 393 km (212 nmi)
Độ nghiêng quỹ đạo: 51.6 degrees
Chu kỳ quỹ đạo: 88.15 minutes
Số lần bay quanh mỗi ngày: 16.34
Số ngày trên quỹ đạo: 5,519 days
Số ngày trên trạm: 4,592 days
Số lần bay quanh: c.86,331
Thống kê vào 04:57:10 UTC, March 23, 2001.
Tham khảo: [1]
Cấu hình
May 1996 configuration of Mir.
May 1996 configuration of Mir.
Mir
Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, (tiếng Nga: Мир - Mir - có nghĩa là "hòa bình"), là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19 tháng 2 năm 1986, chuyên chú vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Mir chấm dứt hoạt động ngày 23 tháng 3 năm 2001 và bị phá vỡ khi tiếp xúc khí quyển.

Đặc điểm

  • Mô-đun chính của Mir (90 m³) chỉ làm nhiệm vụ "Trung tâm điều khiển bay và rèn luyện thể lực" cho các phi hành gia
  • Mô-đun phụ Kvant-1 (Квант-1), với thể tích 40 m³, lại có nhiệm vụ rất quan trọng trong các nghiên cứu về vật lý, thiên văn học và các thí nghiệm sinh học. Nơi đây, các kính viễn vọng đã phóng tầm nhìn về phía rìa vũ trụ để nhận biết sự co giãn của vũ trụ sau Vụ Nổ Lớn. Việc hình thành và hủy diệt của các thiên hà trong vũ trụ cũng được quan sát nơi đây. Điều thú vị là trong khoảng không gian này có nuôi một số con vật bé nhỏ mang lên từ Trái Đất như cá trê, con... chúng được dùng làm thí nghiệm trong tình trạng không trọng lực đối với loài vật.
  • Mô-đun phụ Kvant-2 (Квант-2) lại có nhiệm vụ khác. Đó là nơi chứa thức uống, ôxi và thực phẩm cho các nhà du hành. Nó có một cánh cửa giúp cho các nhà du hành từ trạm bước đến và đi bộ trong không gian với tình trạng không trọng lực. Nhiều tình huống bắt buộc họ phải ra ngoài như: sữa chửa các tấm pin mặt trời, hỗ trợ hoạt động cho các cánh tay robot... Mô-đun này còn có nhiệm vụ quan sát Trái Đất. Cũng chính nơi đây, các nhà khoa học đã khám phá ra lỗ hổng tầng ozoneNam Cực, rộng 20 triệu km². Từ đây, người ta cũng có thể quan sát những vụ cháy rừng khổng lồ ở Indonesia, Brasil hay Bắc Mỹ. Ngoài ra còn có thể dự báo đường đi của một số cơn bão như Elizabeth, Linda... hình thành trên Thái Bình Dương.
  • Mô-đun Spektr (Спектр) làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho toàn trạm không gian. Nó có hai tấm pin mặt trời xòe ra như hai cánh bướm bay trong vũ trụ với công suất 7000W. Có một sự cố đã xảy ra cho một trong hai tấm pin này khi tàu vận tải Progress cập mạng MIir không chuẩn xác, đâm thẳng vào một tấm pin làm trạm không gian này mất một phần năng lượng.
  • Mô-đun Kristall (Кристалл)
  • Mô-đun Priroda (Природа)
Huy hiệu Mir

Kỉ lục

Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học. Đây là kỉ lục độc nhất của ngành hàng không vũ trụ thế kỉ 20. Đón nhận 104 lượt phi hành gia đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài ngày nhất trên Mir là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày). Mir cũng không thể thoát một số tai nạn khi thực hiện sứ mạng: hỏa hoạn (2/1997), mất điện do va chạm với tàu vận tải Tiến bộ̣ (6/1997), mất liên lạc với mặt đất suốt hai tháng (2000). Đầu năm 2001, Nga quyết định đưa Mir về Trái Đất vì nó tồn tại quá lâu, phục vụ nhân loại gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm. Trước khi về Trái Đất, người ta cũng khá lo ngại về trường hợp Mir có thể gây ra những thảm họa khi nó rơi xuống các khu dân cư hay thành phố lớn. Nhưng điều này không xảy ra, Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình vào ngày 23 tháng 3 năm 2001.

Chú thích

  1. ^ “Mir-Orbit Data”. Heavens-Above.com. 23 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Phương tiện liên quan tới Mir tại Wikimedia Commons


No comments:

Post a Comment