Monday, January 6, 2014

Chào ngày mới 3 tháng 1



Kuala Lumpur 

CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 1 Wikipedia Ngày này năm xưa  Ngày khai trường tại Malaysia (hình tháp đôi tại thủ đô Kuala Lumpur) và Singapore. Năm 1389 – Tin lời Hồ Quý Ly, Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông cho bắt giam và tuyên chiếu phế truất Hoàng đế Trần Hiện, tức Trần Phế Đế. Năm 1958Liên bang Tây Ấn được thành lập từ một số thuộc địa của Anh Quốc tại khu vực Caribe. Năm 1976Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, một phần của Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế, bắt đầu có hiệu lực. Năm 1990 – Sau khi quân đội Hoa Kỳ xâm nhập Panama, cựu lãnh đạo quốc gia Manuel Noriega đầu hàng và bị giam giữ như một tù nhân chiến tranh.

MALAYSIA
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Malaysia (tiếng Mã Lai: Malaysia, phát âm: Ma-lai-xi-a[1]; âm Hán Việt: Mã Lai Tây Á) là một liên bang gồm mười ba bang tại Đông Nam Á.[2] Nước này gồm hai vùng địa lý bị chia tách bởi Biển Đông:[3]
Cái tên "Malaysia" được chấp nhận năm 1963 khi Liên bang Mã Lai (tiếng Mã Lai: Persekutuan Tanah Melayu), Singapore, SabahSarawak hình thành một liên bang gồm 14 bang.[5] Singapore đã rời khỏi liên bang năm 1965 và sau đó trở thành một quốc gia độc lập.[6]
Dù chính trị thuộc quyền thống trị của người Mã Lai, xã hội Malaysia hiện đại không đồng nhất, với cộng đồng người gốc Trung QuốcẤn Độ khá lớn.[7] Chính trị Malaysia đáng lưu ý ở tính cộng đồng của nó;[8] ba thành phần chính của Barisan Nasional đều giới hạn đảng viên trong sắc tộc của mình. Tuy nhiên, cuộc tranh giành bạo lực lớn duy nhất giữa các cộng đồng từ khi giành được độc lập là vụ náo loạn chủng tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969 xảy ra khi chiến dịch vận động của một tranh cử bị các vấn đề sắc tộc gây ảnh hưởng.[9]
"Ma Lay" theo tiếng Mã Lai là "hoàng kim".

Malaysia
மலேசியா (tiếng Mã Lai)
Flag of Malaysia.svg
Arms of Malaysia.svg
Quốc kỳ
Huy hiệu

Vị trí của Malaysia

Khẩu hiệu
Bersekutu Bertambah Mutu
(tiếng Mã Lai: "Của một trong tâm trí, để nâng cao chất lượng")

Quốc ca
Negaraku

Hành chính

Chính phủquân chủ lập hiến liên bang

Vua Thủ tướngSultan Abdul Halim Mu'adzam Shah
Najib Tun Razak

Ngôn ngữ chính thứctiếng Mã Lai

Thủ đôKuala LumpurPutrajaya
2°30′B, 112°30′Đ

Thành phố lớn nhấtMalaysia

Địa lý

Diện tích329.758 km²

Diện tích nước0,3% %

Múi giờSST (UTC+8)

Lịch sử

31 tháng 8 năm 1957Từ Anh (chỉ Malaya)

16 tháng 9 năm 1963 Liên bang (với Sabah, SarawakSingapore²
)

Dân cư

Dân số ước lượng (2005)26.207.102 người (hạng 46)

Dân số (2000)23.953.136 người

Mật độ78 người/km² (hạng 97)

Kinh tế

GDP (PPP) (2005)Tổng số: 290 tỷ đô la Mỹ

HDI (2003)0,796 trung bình (hạng 61)

Đơn vị tiền tệRinggit (RM) (MYR)

Thông tin khác

Tên miền Internet.my
¹ 020 từ Singapore
² Singapore đã trở thành nước độc lập từ ngày 9 tháng 8 năm 1965
Lịch sử
Bài chi tiết: Lịch sử Malaysia
Bán đảo Malay đã phát triển thịnh vượng nhờ vị trí trung tâm của mình trên những con đường thương mại trên biển giữa Trung Quốc, Ấn ĐộTrung Đông. Ngay từ sớm, Ptolemy đã thể hiện trên tấm bản đồ của mình một dấu hiệu được dịch là Bán đảo vàng, Eo Malacca được gọi là Sinus Sabaricus.Từ giữa tới cuối thiên niên kỷ thứ nhất, đa số Bán đảo cũng như Quần đảo Malay nằm dưới tầm ảnh hưởng của Srivijaya.
Mọi người cho rằng ban đầu đây là những quốc gia Ấn Độ giáo hay Phật giáo. Bằng chứng đầu tiên của Hồi giáo trên bán đảo Malay có niên đại từ thế kỷ 14 tại Terengganu, nhưng theo Biên niên sử Kedah, Maharaja Derbar Raja thứ 9 của Vương quốc Hồi giáo Kedah đã cải sang đạo Hồi và đổi tên thành Quốc vương Hồi giáo Muzaffar Shah. Từ đó đã có 27 quốc vương Hồi giáo cai trị Kedah.
Có rất nhiều vương quốc Malay ở thế kỷ thứ 2 và 3, theo các nguồn thông tin Trung Quốc, con số này lên tới 30. Kedah cũng được gọi là Kedaram hay Kataha, trong tiếng Pallava hay tiếng Phạn cổ, được cai trị bởi Rajendra Chola, tới thế kỷ 11, dưới sự cai trị của vua Vir Rajendra Chola, tầm ảnh hưởng của Srivijaya, triều đình đã gây ảnh hưởng trên Kedah và Pattani và thậm chí tới cả Ligor, giảm sút.

Một Famosa được người Bồ Đào Nha xây dựng ở thế kỷ 15.
Vương quốc Ligor Phật giáo chiếm quyền kiểm soát Kedah một thời gian ngắn sau đó, và vị vua của nó Chandrabhanu đã dùng nơi này làm căn cứ tấn công Sri Lanka ở thế kỷ 11, và thậm chí đã được nhắc tới trên một bản văn khắc đá tại Nagapattinum ở Tamil Nadu và trong biên niên sử Sri Lanka, Mahavamsa. Trong thiên niên kỷ đầu tiên, người dân trên bán đảo Malay đã chấp nhận Hindu giáo và Phật giáo và sử dụng ngôn ngữ tiếng Phạn cho tới khi họ cải theo Đạo Hồi, nhưng không trước khi Hindu giáo và Phật giáo và tiếng Phạn lẫn vào trong quan điểm về thế giới của người Malay. Những dấu vết về những ảnh hưởng trong các quan niệm chính trị, cơ cấu xã hội, nghi lễ, ngôn ngữ, nghệ thuật và văn hóa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Có những thông tin về các vùng khác cổ hơn Kedah, ví dụ vương quốc cổ Ganganegara, quanh Bruas tại Perak, khiến lịch sử Malaysia thậm chí được kéo lùi xa hơn tới tận thời cổ đại. Nếu đó chưa đủ là bằng chứng, một bài thơ Tamil, Pattinapillai, ở thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, đã miêu tả những hàng hóa từ Kadaram tràn ngập trên những đường phố thủ đô Chola, một vở kịch tiếng Phạn thế kỷ thứ bảy là Kaumudhimahotsva, coi Kedah như Kataha-nagari. Agnipurana cũng đề cập tới một lãnh thổ được gọi là Anda-Kataha với một trong những biên giới được xác định bởi một đỉnh cao, mà các nhà sử học tin là Gunong Jerai. Những câu chuyện trong Katasaritasagaram miêu tả cuộc sống thanh lịch tại Kataha.
Đầu thế kỷ 15, Vương quốc Hồi giáo Malacca được thành lập dưới một triều đại do Parameswara, một hoàng tử từ Palembang với liên hệ huyết thống với hoàng gia Srivijaya, người đã phải bỏ chạy khỏi Temasek (Singapore hiện nay) sáng lập. Parameswara đã quyết định thành lập vương quốc của mình tại Malacca sau khi chứng kiến một tai nạn bất ngờ khi một chú nai trắng đá một trong những con chó săn của ông. Ông coi đó là một dấu hiệu may mắn và đặt tên cho vương quốc của mình là Melaka theo tên loài cây ông đang ngồi dưới nghỉ ngơi. Ở thời đỉnh cao, vương quốc hồi giáo đã kiểm soát nhiều vùng hiện là Bán đảo Malaysia, nam Thái Lan (Patani), và bờ biển phía đông Sumatra. Nó đã tồn tại trong hơn một thế kỷ, và khoảng thời gian này chính là lúc Đạo Hồi lan tràn ra hầu hết Quần đảo Malay.Malacca là cảng thương mại tiền đồn thời ấy tại Đông Nam Á.[10]
Năm 1511, Malacca bị người Bồ Đào Nha chinh phục, và họ đã lập ra một thuộc địa ở đó. Những người con trai của vị quốc vương Hồi giáo cuối cùng của Malacca đã thành lập nên những vương quốc Hồi giáo ở nhiều địa điểm khác trên bán đảo. Vương quốc Hồi giáo Perak ở phía bắc, và Vương quốc Hồi giáo Johor (ban đầu là sự tiếp nối của Vương quốc Hồi giáo Malacca) ở phía nam. Sau khi Malacca sụp đổ, ba bên chiến đấu giành quyền kiểm soát Eo Malacca: người Bồ Đào Nha (tại Malacca), Vương quốc Hồi giáo Johor, và Vương quốc Hồi giáo Aceh. Cuộc xung đột này kéo dài đến tận năm 1641, khi người Hà Lan (liên minh với Vương quốc Hồi giáo Johor) giành quyền kiểm soát Malacca.

Tòa nhà Vua Hồi giáo Abdul tại Kuala Lumpur nơi đóng trụ sở của Tòa án Cấp cao Malaya và Tòa án Thương mại. Kuala Lumpur từng là thủ đô của Liên minh các Bang Malay và thủ đô Malaysia hiện nay.
Anh Quốc đã thành lập thuộc địa đầu tiên của mình tại bán đảo Malay năm 1786, với việc cho thuê đảo Penang cho Công ty Đông Ấn Anh của Quốc vương Hồi giáo Kedah. Năm 1824, người Anh nắm quyền kiểm soát Malacca sau Hiệp ước Anh-Hà Lan 1824 phân chia quần đảo Malaya giữa Anh và Hà Lan, Malaya thuộc vùng của Anh. Năm 1826, Anh Quốc lập thuộc địa chưa độc lập (crown colony) Straits Settlements, thống nhất ba vùng thuộc sở hữu của họ tại Malaya: Penang, Malacca và Singapore. Straits Settlements nằm dưới quyền quản lý hành chính của Công ty Đông Ấn tại Calcutta cho tới năm 1867, khi quyền này được chuyển giao cho Văn phòng Thuộc địa tại London.
Cuối thế kỷ 19, nhiều bang Malay đã quyết định nhờ sự giúp đỡ của Anh để giải quyết các cuộc xung đột nội bộ của họ. Tầm quan trọng trong thương mại của ngành khai thác thiếc tại các bang Malay với các thương gia tại Straits Settlements khiến chính phủ Anh phải can thiệp vào các bang sản xuất thiếc trên Bán đảo Malay. Chính sách ngoại giao pháo hạm của Anh được áp dụng để mang lại giải pháp hòa bình cho sự bất ổn do những tên cướp Trung Hoa gây ra, và Hiệp ước Pangkor năm 1874 đã mở đường cho sự mở rộng ảnh hưởng Anh tại Malaya. Tới đầu thế kỷ 20, các bang Pahang, Selangor, Perak, và Negeri Sembilan, được gọi chung là Liên minh các Bang Malay (không nên nhầm với Liên bang Malaya), trên thực tế nằm dưới quyền điều khiển của các Toàn quyền được chỉ định để cố vấn cho các vị vua cai trị Malay. Trên danh nghĩa người Anh chỉ là cố vấn, nhưng trên thực tế họ có ảnh hưởng mang tính quyết định với các vị vua cai trị Malay.
Năm bang còn lại trên Bán đảo Malay, được gọi là Các bang Malay không Liên minh, tuy không trực tiếp nằm dưới quyền quản lý của London, cũng đã chấp nhận các cố vấn Anh ở đầu thế kỷ 20. Trong số họ, bốn bang phía bắc là Perlis, Kedah, Kelantan và Terengganu từng nằm dưới tầm ảnh hưởng của Xiêm trước kia.
Trên đảo Borneo, Sabah được cai quản như thuộc địa chưa độc lập British North Borneo, tuy Sarawak đã được Brunei chấp nhận là một vương quốc riêng của gia đỉnh Brooke, những người cai trị như những Rajahs Trắng.
Sau khi người Nhật chiếm Malaya) trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ủng hộ của dân chúng cho một nền độc lập ngày càng tăng.[11] Những kế hoạch hậu chiến của Anh nhằm thống nhất quản lý hành chính Malaya dưới một thuộc địa duy nhất được gọi là Liên minh Malaya hình thành trong sự phản đối mạnh mẽ từ người Malay, họ phản đối sự nhu nhược của tầng lớp cai trị Malay và việc trao quyền công dân cho những người Trung Quốc.[12] Liên minh Malaya, được thành lập năm 1946 và gồm tất cả các vùng đất thuộc quyền quản lý của Anh tại Malaya ngoại trừ Singapore, đã giải tán năm 1948 và bị thay thế bởi Liên bang Malaya, giữ lại quyền tự trị của những vị vua cai trị các bang Malay dưới sự bảo hộ của Anh.
Trong thời gian này, những người nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Malaya đã tung ra các cuộc tấn công du kích nhằm đẩy lực lượng Anh khỏi Malaya. Tình trạng khẩn cấp Malaya, như nó từng được gọi, kéo dài từ 1948 tới 1960, và dẫn tới một chiến dịch chống nổi dậy kéo dài của quân đội Khối thịnh vượng chung Anh ở Malaya.[13] Chống lại tình hình này, nền độc lập cho liên minh trong Khối thịnh vượng chung đã được trao ngày 31 tháng 8 năm 1957.[14]
Năm 1963 Liên bang được đổi tên thành Malaysia với sự chấp nhận của các thuộc địa khi ấy của Anh là Singapore, Sabah (British North Borneo) và Sarawak. Vương quốc Hồi giáo Brunei, dù ban đầu thể hiện ý muốn gia nhập Liên bang, đã rút khỏi kế hoạch hợp nhất vì sự chống đối từ một số phe phái nhân dân cũng như những tranh cãi về việc chi trả các khoản đặc lợi dầu mỏ và vị thế Vương quốc Hồi giáo của kế hoạch hợp nhất.[15][16]
Buổi đầu độc lập đã gặp trở ngại bởi cuộc xung đột với Indonesia (Konfrontasi) về việc thành lập Malaysia, sự rút lui năm 1965 của Singapore và cuộc tranh giành sắc tộc dưới hình thức những cuộc bạo loạn sắc tộc năm 1969.[9][17] Philippines cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền với Sabah trong giai đoạn đó vì Vương quốc Hồi giáo Brunei nhượng lại những lãnh thổ đông bắc của họ cho Vương quốc Hồi giáo Sulu năm 1704. Tranh cãi lãnh thổ này vẫn đang tiếp diễn.[18] Sau những vụ bạo loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969, Chính sách Kinh tế Mới gây nhiều tranh cãi – được dự định làm gia tăng phần sở hữu trong nền kinh tế của các bumiputra ("người bản xứ", gồm cả cộng đồng người Malay đa số, nhưng không phải luôn là người bản xứ) đối lập với các nhóm sắc tộc khác - được Thủ tướng Tun Abdul Razak đưa ra. Từ đó Malaysia đã duy trì một sự cân bằng sắc tộc-chính trị mong manh, với một hệ thống chính phủ nỗ lực tổng hợp các lợi ích phát triển kinh tế với chính trị và các chính sách kinh tế dành ưu tiên cho Bumiputra.[19]
Trong khoảng thập niên 1980 và giữa thập niên 1990, Malaysia trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc với Thủ tướng Tun Dr Mahathir bin Mohamad.[20] Giai đoạn này cũng là sự chuyển đổi từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp sang chế tạo và công nghiệp trong những khu vực như máy tính và hàng điện tử tiêu dùng. Cũng ở thời gian này, bộ mặt Malaysia đã thay đổi với sự xuất hiện của nhiều dự án lớn. Đáng chú ý nhất là những dự án như Tháp đôi Petronas (khi ấy là toà nhà cao nhất thế giới), Sân bay Quốc tế KL (KLIA), Đường cao tốc Bắc-Nam, Đường đua F-1 Sepang, Siêu Hành lang Truyền thông (MSC), đập thuỷ điện Bakun và Putrajaya, một thủ đô hành chính liên bang mới.
Cuối thập niên 1990, Malaysia rung động bởi cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á cũng như tình trạng chính trị bất ổn do việc sa thải phó thủ tướng Dato' Seri Anwar Ibrahim.[21] Năm 2003, Tiến sĩ Mahathir, thủ tướng có thời gian cầm quyền dài nhất tại Malaysia về hưu, nhường chỗ cho phó thủ tướng Abdullah Badawi.

Bang
Chính trị
Bài chi tiết: Chính trị Malaysia
Malaysia là một Liên bang Quân chủ theo bầu cử lập hiến. Nguyên thủ quốc gia Liên bang Malaysia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Vua Malaysia. Yang di-Pertuan Agong được bầu với nhiệm kỳ 5 năm trong số 9 người thừa kế các Quốc vương Hồi giáo của các bang Malay; 4 bang kia, theo chế độ Thống đốc, không tham gia vào việc lựa chọn ngôi vua.[22]
Hệ thống chính phủ tại Malaysia theo sát hình thức hệ thống nghị viện Westminster, một di sản thời kỳ thuộc địa Anh. Tuy nhiên, trên thực tế quyền lực được trao nhiều hơn cho nhánh hành pháp chứ không phải lập pháp, và tư pháp đã bị suy yếu sau những mưu toan của chính phủ thời thủ tướng Mahathir. Từ khi độc lập năm 1957, Malaysia đã nằm dưới sự điều hành của một liên minh đa đảng, được gọi là Barisan Nasional (trước kia gọi là Liên minh).[23]
Quyền lập pháp được phân chia giữa liên bang và các cơ quan lập pháp bang. Lưỡng viện gồm hạ viện, Viện đại biểu hay Dewan Rakyat (dịch nghĩa "Viện Nhân dân") và thượng viện, Senate hay Dewan Negara (dịch nghĩa "Viện Quốc gia").[24][25][26] 219 thành viên của Viện đại biểu được bầu từ các đơn vị bầu cử một đại biểu được lập ra dựa trên số dân với nhiệm kỳ tối đa 5 năm. Tất cả 70 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm; 26 người được bầu bởi 13 quốc hội bang, 2 đại diện cho lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur, 1 cho mỗi lãnh thổ liên bang LabuanPutrajaya, và 40 do nhà vua chỉ định. Bên cạnh Nghị viện ở mức độ liên bang, mỗi bang đều có một viện lập pháp riêng (Tiếng Malay:Dewan Undangan Negeri) đại biểu của các viện này được bầu từ các đơn vị bầu cử một đại biểu. Bầu cử nghị viện được tổ chức ít nhất một lần mỗi 5 năm, cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra tháng 3 năm 2004.[23]
Quyền hành pháp thuộc nội các do thủ tướng lãnh đạo; hiến pháp Malaysia quy định thủ tướng phải là một thành viên của hạ viện, theo ý kiến của Yang di-Pertuan Agong, lãnh đạo đa số trong nghị viện.[27] Nội các được lựa chọn trong những thành viên của cả hai viện và chịu trách nhiệm trước viện của mình.[28]
Các chính phủ bang do các Thủ hiến lãnh đạo (Menteri Besar tại các bang Malay hay Ketua Menteri tại các bang không do lãnh đạo do thừa kế cầm quyền). quốc hội bang (Dewan Undangan Negeri) lựa chọn người lãnh đạo này có tham khảo ý kiến các quốc vương Hồi giáo hay các Thống đốc.

Địa lý
Bài chi tiết: Địa lý Malaysia
Bản đồ Bán đảo và Đông Malaysia
Bài chi tiết: Địa lý Malaysia

Diện tích của Malaysia là 330.803 km². Malaysia gồm hai phần:
Hai phần này chia tách nhau bởi Biển Đông và có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả TâyĐông Malaysia với những đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non, điểm cao nhất là Núi Kinabalu ở độ cao 4.095,2 mét (13.435,7 ft), cao nhất Đông Nam Á, trên đảo Borneo. Khí hậu địa phương là khí hậu xích đạo đặc trưng bởi những cơn gió mùa tây nam (tháng 4 tới tháng 10) và đông bắc (tháng 10 tới tháng 2).
Tanjung Piai, nằm ở bang phía nam Johor, là mũi cực nam của lục địa Châu Á.[29][30]
Eo biển Malacca, nằm giữa đảo SumatraBán đảo Malaysia, được cho là tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.[31]
Putrajaya là thủ đô hành chính mới được xây dựng của chính phủ liên bang Malaysia, với mục đích một phần để giảm bớt sự chênh lệch phát triển giữa thành phố thủ đô Kuala Lumpur với các vùng còn lại. Kuala Lumpur vẫn là nơi đóng trụ sở của nghị viện, cũng như thủ đô thương mại và tài chính quốc gia. Các thành phố lớn khác gồm Georgetown, Ipoh, Johor Bahru, Kuching, Kota Kinabalu, Alor Setar, Malacca, và Klang.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Malaysia
Bán đảo Malay và cả Đông Nam Á từng là một trung tâm thương mại trong nhiều thế kỷ. Nhiều đồ vật như gốm sứgia vị đã được buôn bán thậm chí cả trước thời Malacca và Singapore nổi lên giành ảnh hưởng. Ở thế kỷ 17 cao su đã xuất hiện tại nhiều bang Malay. Sau này, khi người Anh bắt đầu nắm quyền kiểm soát Malaya, cây cao sudầu cọ được canh tác cho mục đích thương mại. Cùng với thời gian, Malaya đã trở thành nhà sản xuất thiếc, cao su, và dầu cọ lớn trên thế giới.[32] Ba mặt hàng chính này, cộng với các loại nguyên liệu thô khác, đã trở thành căn bản của nền kinh tế Malaysia giai đoạn giữa thế kỷ 20.
Thay vì dựa vào nguồn nhân lực người Malay bản xứ, người Anh đã đưa người Trung Quốc, Ấn Độ tới làm việc tại những mỏ khai thác và trên những cánh đồng. Dù nhiều người trong số họ sau đó đã quay về quê hương khi hết hạn hợp đồng, một số người đã ở lại Malaysia và định cư vĩnh viễn.
Khi Malaya tiến tới độc lập, chính phủ bắt đầu đưa ra những kế hoạch kinh tế năm năm, bắt đầu bằng Kế hoạch Năm năm Malaya lần thứ Nhất năm 1955. Ngay khi Malaysia thành lập, các kế hoạch được đổi tên và đánh số lại, bắt đầu bằng Kế hoạch Malaysia lần thứ Nhất năm 1965.
Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước Những con Hổ Châu Á và bắt đầu quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp mỏ và nông nghiệp sang nền kinh tế chế tạo. Với đầu tư từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài năm. Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu. Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990.
Cùng trong giai đoạn này, chính phủ đã tìm cách xóa bỏ nghèo đói với Chính sách Kinh tế Mới (NEP) gây nhiều tranh cãi, sau vụ nổi loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969. Mục tiêu chính của nước này là xóa bỏ sự liên hệ sắc tộc với chức năng kinh tế, và kế hoạch năm năm đầu tiên áp dụng Chính sách Kinh tế Mới là Kế hoạch Malaysia lần Hai. Thành công hay thất bại của Chính sách Kinh tế mới là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, dù nó đã bị chính thức bãi bỏ năm 1990 và được thay thế bởi Chính sách Phát triển Quốc gia (NDP).
Tuy nhiên, sự bùng nổ kinh tế đã dẫn tới nhiều vấn đề về cung cấp nguyên liệu. Thiếu hụt nhân công nhanh chóng dẫn tới làn sóng hàng triệu lao động nước ngoài tràn vào, nhiều người trong số họ là lao động bất hợp pháp. Cash-rich PLC và các consortium giữa các nhà băng hăm hở lao vào kiếm lợi nhuận từ những dự án hạ tầng lớn. Tất cả chúng đã chấm dứt khi cuộc Khủng hoảng Kinh tế Châu Á xảy ra vào mùa thu năm 1997, gây rúng động nền kinh tế Malaysia.
Tương tự như các quốc gia khác bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, tình trạng bán ra trước hạn (short-shelling) đồng tiền tệ Malaysia, đồngringgit diễn ra. Đầu tư trực tiếp nước ngoài rơi xuống mức báo động, khi dòng vốn chảy ra khỏi đất nước, giá trị đồng ringgit giảm từ MYR 2.50 trên USD xuống còn, ở một thời điểm, MYR 4.80 trên USD. Chỉ số tổng hợp Thị trường Chứng khoán Kuala Lumpur mất gần 1300 điểm xuống gần mức 400 sau vài tuần. Sau sự sa thải gây tranh cãi bộ trưởng tài chính Anwar Ibrahim, một Hội đồng Hành động Kinh tế Quốc gia được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ngân hàng Negara đặt ra các biện pháp kiểm soát vốnchốt giữ tỷ giá đồng ringgit Malaysia ở mức 3.80 trên Đô la Mỹ. Tuy nhiên, Malaysia đã từ chối các gói hỗ trợ kinh tế từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích.
Tháng 3 năm 2005, Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã xuất bản báo cáo về các nguồn và các bước phục hồi kinh tế cho Malaysia, do Jomo K.S. thuộc Đại học Malaya, Kuala Lumpur thực hiện. Văn bản này kết luận rằng những biện pháp kiểm soát do chính phủ Malaysia áp đặt không cản trở cũng không giúp nền kinh tế hồi phục. Yếu tố chủ chốt là sự tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm điện tử, do sự gia tăng nhu cầu tại Hoa Kỳ, do lo ngại về những hiệu ứng 2000 (Y2K) với các sản phẩm điện tử đời cũ.
Tuy nhiên, sự hạ giá sau sự kiện Y2K năm 2001 không ảnh hưởng tới Malaysia nhiều như các quốc gia khác. Đây có thể là một bằng chứng cho thấy có những lý do và hiệu ứng khác thực sự liên quan tới quá trình phục hồi hơn. Một nguyên nhân có thể là những nhà đầu cơ đã hết tiềm lực tài chính sau vụ tấn công bất thành vào đồng dollar Hong Kong tháng 8 năm 1998 và sau khi đồng Ruble Nga sụp đổ. (Xem George Soros)
Dù những lý lẽ về nguyên nhân/kết quả có thế nào chăng nữa, sự hồi phục của nền kinh tế xảy ra đồng thời với chính sách chi tiêu mạnh của chính phủ và thâm hụt ngân sách trong những năm sau khủng hoảng. Sau này, Malaysia đã có được sự phục hồi kinh tế tốt hơn các nước láng giềng. Tuy nhiên, theo nhiều cách, đất nước này vẫn chưa đạt được mức độ trước khủng hoảng.
Tuy tốc độ phát triển hiện nay không cao, nhưng nó được coi là bền vững. Dù những biện pháp kiểm soát và sự nắm chặt kinh tế có thể không phải là nguyên nhân chính của sự hồi phục, không nghi ngờ rằng lĩnh vực ngân hàng đã trở nên mau chóng phục hồi hơn sau những chấn động từ bên ngoài. Tài khoản vãng lai cũng được đặt trong một thặng dư cơ cấu (The current account has also settled into a structural surplus), cho phép làm giảm nhẹ sự rút lui của nguồn vốn. Giá tài sản hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ cao điểm trước khủng hoảng.
Tỷ giá hối đoái cố định đã bị bãi bỏ tháng 7 năm 2005 nhằm tạo thuận lợi cho một hệ thống tỷ giá tự do có quản lý trong thời điểm Trung Quốc công bố cùng một động thái. Cùng trong tuần đó, đồng ringgit đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền tệ chính và được cho là sẽ còn tăng thêm. Tuy nhiên, tới tháng 12 năm 2005 những hy vọng đó đã mất khi dòng vốn rút đi vượt quá 10 tỷ dollar Mỹ.[33]
Tháng 9 năm 2005, Ngài Howard J. Davies, giám đốc Trường Kinh tế London, trong một cuộc gặp gỡ tại Kuala Lumpur, đã cảnh báo các quan chức Malaysia nếu họ muốn có một thị trường vốn linh hoạt, họ sẽ phải dỡ bỏ lệnh cấm bán trước hạn (short-selling) đã được áp dụng trong cuộc khủng hoảng. Tháng 3 năm 2006, Malaysia đã dỡ bỏ lệnh cấm này.[34]

Tài nguyên thiên nhiên
Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứathuốc lá cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn.
Về các nguồn tài nguyên lâm nghiệp, cần lưu ý các sản phẩm gỗ chỉ bắt đầu trở thành mặt hàng đóng góp lớn cho kinh tế trong thế kỷ mười chín. Ngày nay, ước tính 59% diện tích Malaysia được rừng bao phủ. Sự mở rộng nhanh chóng của công nghiệp rừng, đặc biệt sau thập niên 1960, đã mang lại những vấn đề về xói mòn nghiêm trọng với các nguồn tài nguyên rừng quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự cam kết của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, các nguồn tài nguyên rừng đang được quản lý trên cơ sở bền vững và tỷ lệ cây bị khai thác đang giảm dần.
Ngoài ra, nhiều vùng rộng lớn đang được quản lý một các đúng đắn và việc tái trồng rừng tại những vùng đất đã bị khai thác cũng đang được triển khai. Chính phủ Malaysia đã đưa ra kế hoạch phủ xanh khoảng 312.30 kilômét vuông (120.5 dặm vuông) đất với loại cây mây theo những điều kiện rừng tự nhiên và trồng xen cây cao su. Để tăng cường hơn nữa những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những loại cây mọc nhanh như meranti tembaga, merawansesenduk cũng đang được trồng. Cùng lúc đó, những loại cây có giá trị cao như tếch và các loại cây nguyên liệu giấy giá trị cao khác cũng được khuyến khích canh tác. Cao su, từng một thời là tâm điểm nền kinh tế Malaysia, đã bị thay thế phần lớn bởi dầu cọ trở thành sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Malaysia.
Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia. Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980. Trong thế kỷ 19 và 20, thiếc đóng vai trò tối quan trọng trong nền kinh tế Malaysia. Chỉ tới năm 1972 dầu mỏkhí tự nhiên mới thay thế thiếc trở thành mặt hàng chính trong lĩnh vực khai mỏ. Trong lúc ấy, thị phần thiếc trong nền kinh tế đã suy giảm. Dầu mỏ và khí tự nhiên được tìm thấy tại các mỏ dầu ngoài khơi Sabah, Sarawak và Terengganu đã có đóng góp lớn vào nền kinh tế Malaysia đặc biệt tại các bang đó. Các sản phẩm khoáng sản khác cũng khá quan trọng gồm đồng, vàng, bô xít, quặng sắt và than cùng với các khoáng sản công nghiệp như đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát và các sản phẩm đá cắt như đá granite và đá mable khối hoặc tấm. Một lượng nhỏ vàng được sản xuất tại đây.
Năm 2004, Chủ nhiệm văn phòng Thủ tướng, Datuk Mustapa Mohamed, đã tiết lộ trữ lượng dầu khí Malaysia ở mức 4.84 tỷ barrels còn trữ lượng khí thiên nhiên trên 89 nghìn tỉ Feet khối (2.500 km³). Con số này tăng 7.2% so với dự đoán trước đó.[cần dẫn nguồn]
Những ước tính của chính phủ cho rằng ở mức sản xuất hiện nay Malaysia sẽ có khả năng khai thác dầu thêm 18 năm và khí gas trong 35 năm nữa. Năm 2004 Malaysia được xếp hạng thứ 24 về trữ lượng dầu và 13 cho trữ lượng khí gas. 56% trữ lượng dầu nằm tại Bán đảo và 19% tại Đông Malaysia. Chính phủ thu số tiền đặc lợi từ dầu khí, 5% trong số đó được trao lại cho các bang và số còn lại bị chính phủ liên bang thu giữ.

Vận tải và viễn thông
Malaysia có mạng lưới đường rộng lớn nối tất cả các thành phố và thị trấn chính trên bờ biển phía tây Bán đảo Malaysia. Tổng chiều dài của mạng lưới đường cao tốc Malaysia là 1.192 kilômét (740 dặm). Mạng lưới này nối toàn bộ các thành phố lớn và các khu đô thị như Thung lũng Klang, Johor BahruPenang với nhau. Đường cao tốc chính, Đường cao tốc Bắc-Nam, trải dài từ cực bắc tới cực nam Bán đảo Malaysia tại Bukit Kayu Hitam và Johor Bahru. Đây là một phần của Mạng lưới đường cao tốc Châu Á, cũng kết nối cả Thái Lan và Singapore.
Đường xá tại Đông Malaysia và bờ biển phía đông Bán đảo Malaysia nói chung chưa được phát triển. Chúng là những con đường rất quanh co xuyên qua các vùng núi non và nhiều đường còn chưa được trải nhựa. Điều này dẫn tới việc các con sông thường được dùng làm đường vận tải hàng hóa cho cư dân trong vùng.
Dịch vụ đường sắt tại Tây Malaysia do Keretapi Tanah Melayu (Malayan Railways) điều hành và mạng lưới đường sắt lớn của nước này kết nối mọi thành phố và thị trấn lớn trên bán đảo, gồm cả Singapore. Cũng có một tuyến đường sắt ngắn tại Sabah do North Borneo Railway điều hành chủ yếu dùng để vận chuyển hàng.
Có các cảng biển tại Tanjong Kidurong, Kota Kinabalu, Kuching, Kuantan, Pasir Gudang, Tanjung Pelepas, Penang, Cảng Klang, SandakanTawau.
Những sân bay tầm vóc quốc tế, như Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur tại Sepang, Sân bay Quốc tế Penang tại Penang, Sân bay Quốc tế KuchingSân bay Quốc tế Langkawi phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế. Cũng có sân bay tại các thị trấn nhỏ cũng như đường băng nội địa tại vùng nông thôn Sabah và Sarawak. Có các chuyến bay hàng ngài giữa Đông và Tây Malaysia, đây là các di chuyển duy nhất của hành khách giữa hai phần đất nước, cũng như các chuyến bay thường xuyên tới nhiều điểm trên thế giới. Malaysia là nước có hãng hàng không giá rẻ đầu tiên trong vùng, Air Asia. Kuala Lumpur là đầu mối của hãng và hãng này có nhiều đường bay quanh khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Tại Kuala Lumpur.
Dịch vụ viễn thông liên thành phố trên Bán đảo Malaysia chủ yếu dùng vi sóng. Dịch vụ viễn thông quốc tế được cung cấp qua các đường cáp quang biển và vệ tinh. Một trong những công ty viễn thông lớn và quan trọng nhất tại Malaysia là Telekom Malaysia Berhad (TM), cung cấp các sản phẩm và dịch vụ viễn thông cố định, di động cũng như kết nối internet dial-up và băng thông rộng. Công ty này hầu như độc quyền về dịch vụ viễn thông cố định trong nước.
Tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Năng lượng, Nước và Viễn thông Datuk Seri Dr Lim Keng Yaik đã thông báo rằng chỉ 0.85% hay 218.004 người tại Malaysia sử dụng dịch vụ băng thông rộng. Tuy nhiên những con số đó dựa trên số lượng thuê bao, trong khi số phần trăm gia đình sẽ phản ánh tình hình chính xác hơn. Con số này đã tăng từ 0.45% trong ba quý. Ông cũng bình luận rằng chính phủ đặt mục tiêu con số người sử dụng đạt 5% năm 2006 và lên gấp đôi thành 10% năm 2008. Lim Keng Yaik đã hối thúc các công ty viễn thông và cung cấp dịch vụ trong nước hạ giá thành và mở rộng dịch vụ vì lợi ích người tiêu dùng.

Chăm sóc sức khoẻ

Xã hội Malaysia đặt nặng tầm quan trọng trên việc mở rộng và phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chi 5% ngân sách lĩnh vực phát triển công cộng chính phủ cho y tế — tăng 47% so với trước đó. Con số này đồng nghĩa với mức tăng hơn 2 tỷ Ringgit Malaysia. Với số người cao tuổi ngày càng lớn, chính phủ muốn cải thiện nhiều lĩnh vực gồm nâng cấp các bệnh viện sẵn có, xây dựng và trang bị mới các bệnh viện, mở rộng số bệnh viện đa khoa, cải tiến đào tạo và mở rộng chăm sóc sức khỏe từ xa. Trong vài năm vừa qua họ đã gia tăng đang kể nỗ lực nhằm cải thiện những hệ thống sẵn có và thu hút thêm đầu tư nước ngoài.
Hệ thống y tế Malaysia đòi hỏi các bác sĩ phải làm việc 3 năm trong các bệnh viện công để đảm bảo nguồn nhân lực cho các bệnh viện đó. Gần đây các bác sĩ nước ngoài cũng được khuyến khích tới đây làm việc. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn gặp phải khó khăn về nhân lực, đặc biệt các chuyên gia có trình độ cao dẫn tới việc điều trị một số bệnh đặc biệt chỉ có thể được tiến hành tại các thành phố lớn. Những nỗ lực gần đây nhằm đưa thêm cơ sở vật chất y tế về các vùng khác đã gặp trở ngại bởi thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ điều khiển những loại máy móc mới được trang bị.
Đa số bệnh viện tư nằm tại các vùng thành thị và, không giống nhiều bệnh viện công, chúng được trang bị máy móc chẩn đoán và hình ảnh hiện đại nhất. Các bệnh viện tư nói chung không được coi là một hình thức đầu tư lý tưởng - thường mất tới 10 năm trước khi công ty có được bất kỳ khoản lợi nhuận nào. Tuy nhiên, tình hình gần đây đã có thay đổi và các công ty lại đang để mắt tới lĩnh vực này, đặc biệt trước viễn cảnh người nước ngoài đang tới Malaysia coi đây là địa điểm chăm sóc sức khoẻ.

Giáo dục

Bài chi tiết: Giáo dục tại Malaysia
Giáo dục tại Malaysia được quản lý bởi Bộ Giáo dục thuộc chính phủ Liên bang.[35]
Đa số trẻ em Malaysia bắt đầu tới trường trong độ tuổi từ 3 tới 6, tại các trường mầm non. Đa số trường mầm non thuộc tư nhân, cũng có một số trường công.
Trẻ em bắt đầu đi học khi 7 tuổi và học sáu năm tiểu học. Có hai kiểu trường tiểu học do nhà nước điều hành và do chính phủ hỗ trợ chính: các trường quốc gia (Sekolah Kebangsaan) dùng tiếng Malay làm ngôn ngữ dạy học, và trường kiểu quốc gia (Sekolah Jenis Kebangsaan) dùng cả tiếng Trung Quốc hay Tamil làm ngôn ngữ dạy. Trước khi lên cấp hai, học sinh năm thứ 6 phải trải qua Ujian Pencapaian Sekolah Rendah (UPSR), hay Kỳ thi Đánh giá Tiểu học. Một kỳ thi được gọ là Penilaian Tahap Satu (PTS), Đánh giá Mức độ thứ Nhất, từng được dùng để đánh giá khả năng và trình độ học sinh, và cho phép học sinh chuyển từ Năm thứ 3 lên Năm thứ 5, bỏ qua Năm thứ 4.[36] Kỳ thi này đã bị hủy năm 2001.
Giáo dục cấp hai tại các trường cấp hai chính phủ kéo dài năm năm. Các trường cấp hai chính phủ dùng tiếng Malay giảng dạy, ngoài ngôn ngữ, các môn Toán và Khoa học cũng được dạy. Cuối năm thứ ba, học sinh trải qua kỳ thi Penilaian Menengah Rendah (PMR), Đánh giá Trung học. Các môn học cho sinh viên Năm thứ 4 khác nhau tùy theo trường. Năm cuối (Năm thứ 5), học sinh trải qua kỳ thi Sijil Pelajaran Malaysia (SPM), Chứng nhận Giáo dục Malaysia, tương đương với British Ordinary hay Trình độ 'O', hiện được coi tương đương GCSE.
Các môn Toán họcKhoa học tại các trường cấp một, cấp hai chính phủ như Sinh học, Vật lý, Hóa học được dạy bằng tiếng Anh. Lý do để giúp sinh viên không gặp trở ngại với giáo dục đại học trong những môn như ycơ khí.
Cũng có 60 Trường Trung học Độc lập tiếng Hoa tại Malaysia, nơi đa số các môn được dạy bằng tiếng Trung. Các trường này được quản lý và tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổng hội liên hiệp các trường tiếng Hoa ở Malaysia (United Chinese School Committees Association of Malaysia (UCSCAM), thường được gọi bằng tiếng Trung là Dong Zong 董总), tuy nhiên, không giống các trường chính phủ, mọi trường độc lập tự do đưa ra quyết định của mình. Việc học tập tại các trường độc lập kéo dài 6 năm, được chia làm 3 năm Trung học và 3 năm Cao cấp. Học sinh phải trải qua một kỳ thi tiêu chuẩn hóa bởi Dong Zong và được gọi là Bằng Thi Thống nhất (UEC) ở cấp Trung học (tương đương PMR) và Cao học (tương đương AO level). Một số trường độc lập có các lớp dùng tiếng Malay và tiếng Anh ngoài tiếng Trung, cho phép học sinh trải qua các kỳ thi PMR và SPM.
Sinh viên muốn vào các trường đại học công phải hoàn thành một năm rưỡi học theo Form Six và trải qua kỳ thi Sijil Tinggi Persekolahan Malaysia (STPM), Chứng nhận Trung học Malaysia; tương đương trình độ Advanced Anh hay 'A' level.
Như đối với giáo dục cấp ba, có các trường đại học công như Đại học MalayaUniversiti Kebangsaan Malaysia. Ngoài ra, 5 trường đại học quốc tế có uy tín đã thiết lập chi nhánh tại Malaysia từ năm 1998. Một chi nhánh có thể được coi là một cơ sở ‘nước ngoài’ của trường, sử dụng chương trình và văn bằng tương đương tại ‘mẫu quốc’. Cả các sinh viên bản địa và nước ngoài đều có thể theo học và được cấp bằng nhưng với chi phí rẻ hơn tại Malaysia. Các chi nhánh trường đại học nước ngoài tại Malaysia gồm: Đại học Monash (Sunway Campus), Đại học Công nghệ Curtin (Sarawak Campus), Đại học Swinburne Chi nhánh Sarawak, Đại học Nottingham Chi nhánh Malaysia và Đại học FTMS-De Monfort Chi nhánh Malaysia tại Kuala Lumpur.
Sinh viên có thể chọn lựa theo học các trường đại học tư sau khi hoàn thành cấp hai. Đa số trường có liên kết giáo dục với các trường đại học nước ngoài, đặc biệt với Hoa Kỳ, Anh Quốc và Úc. Sinh viên Malaysia ở nước ngoài chủ yếu học tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Canada, Singapore, và Nhật Bản.
Ngoài Chương trình giảng dạy Quốc gia, Malaysia có nhiều trường quốc tế. Các trường quốc tế trao cho sinh viên cơ hội theo học chương trình giảng dạy của quốc gia khác. Những trường đó chủ yếu phục vụ cho số lượng người nước ngoài làm việc tại nước này. Những trường quốc tế gồm - Trường Quốc tế Australia, Malaysia (Chương trình giảng dạy Úc), Trường Alice Smith (Chương trình giảng dạy Anh), Trường Quốc tế Garden (Chương trình Anh), Trường Quốc tế Lodge (Chương trình Anh), Trường Quốc tế Kuala Lumpur (Chương trình giảng dạy Mỹ và Tú tài Quốc tế), Trường Nhật Kuala Lumpur (Chương trình Nhật), Trường Quốc tế Penang (Tú tài Quốc tế và Chương trình Anh), Lycée Français de Kuala Lumpur (Chương trình Pháp) và các trường khác.

Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2010, dân số Malaysia là 28.334.135,[37] là quốc gia đông dân thứ 42 trên thế giới. Dân số Malaysia bao gồm nhiều dân tộc. Năm 2010, các công dân Malaysia, trong đó bumiputera là 67,4%, chiếm 91,8% dân số.[38] Theo định nghĩa trong hiến pháp, người Mã Lai là những tín đồ Hồi giáo thực hiện các phong tục và văn hóa Mã Lai. Họ đóng vai trò chi phối về mặt chính trị.[39] Thân thế Bumiputera cũng được trao cho các dân tộc bản địa, trong đó có người Thái, người Khmer, người Chăm và dân tộc bản địa tại Sabah và Sarawak. Những người Bumiputera phi Mã Lai chiếm hơn một nửa dân số bang Sarawak và hơn hai phần ba dân số bang Sabah.[40] Các nhóm thổ dân cũng hiện diện trên phần Malaysia bán đảo song với số lượng ít hơn nhiều, họ được gọi chung là Orang Asli.[41] Luật về cấp thân thế bumiputera khác biệt giữa các bang.[42]

Mật độ dân số tại Malaysia (người/km²)
Các nhóm thiểu số khác không có thân thế bumiputera chiếm một lượng khá lớn trong dân số. 24,6% dân số Malaysia có nguồn gốc Trung Quốc, trong khi những người có nguồn gốc Ấn Độ chiếm 7,3% dân số.[38] Người Hoa có lịch sử chi phối trong cộng đồng kinh doanh và thương mại, và chiếm đa số trong dân số bang Penang. Người Ấn Độ nhập cư đến Malaysia vào cuối thế kỷ 19.[43] Phần lớn cộng đồng người gốc Ấn Độ là người Tamil.[44]
Quyền công dân Malaysia không tự động cấp cho những người sinh ra tại Malaysia, song một trẻ em sinh tại ngoại quốc có cha mẹ là người Malaysia thì sẽ có quyền công dân Malaysia. Sở hữu quốc tịch kép không được phép tại Malaysia.[45] Công dân tại các bang Sabah và Sarawak trên phần đảo Borneo của Malaysia bị phân biệt với công dân của Malaysia bán đảo vì mục đích nhập cư. Mỗi công dân được cấp một thẻ nhận dạng chíp nhân trắc học thông minh được gọi là MyKad ở tuổi 12, và phải luôn mang theo thẻ.[46]
Trong hệ thống giáo dục tại Malaysia, mẫu giáo là không bắt buộc, giáo dục tiểu học 6 năm là bắt buộc, và giáo dục trung học 5 năm là tùy chọn.[47] Các trường học trong hệ thống tiểu học được phân thành hai loại: các trường tiểu học quốc gia dạy bằng tiếng Mã Lai, các trường thổ ngữ dạy bằng tiếng Hán hoặc tiếng Tamil.[48] Secondary education is conducted for five years. Vào năm cuối trung học, các học sinh tham gia khảo thí Văn bằng giáo dục Malaysian.[49] Từ khi đưa vào chương trình dự khoa vào năm 1999, các học sinh hoàn thành chương trình 12 tháng tại các trường cao đẳng dự khoa có thể nhập học tại các đại học địa phương. Tuy nhiên, trong hệ thống dự khoa, chỉ 10% sỗ chỗ dành cho các sinh viên phi bumiputera.[50]
Tỷ suất tử vong của trẻ sơ sinh năm 2009 là 6‰, và tuổi thọ bình quân vào năm 2009 là 75 năm.[51] Với mục tiêu phát triển Malaysia thành một điểm đến du lịch y tế, 5% ngân sách phát triển lĩnh vực xã hội của chính phủ được dành cho chăm sóc sức khỏe.[52] Dân số tập trung tại Malaysia bán đảo[53] với 20 triệu người trong xấp xỉ 28 triệu cư dân Malaysia.[54] 70% cư dân sống tại đô thị.[40] Kuala Lumpur là thủ đô[40] và thành phố lớn nhất tại Malaysia,[55] cũng như là trung tâm thương mại và tài chính lớn.[56] Putrajaya là một thành phố được hình thành có mục đích từ năm 1999, và là nơi đặt trụ sở của chính phủ,[57] do nhiều nhánh hành pháp và tư pháp của chính phủ liên bang chuyển tới thành phố này nhằm giảm bớt sự tắc nghẽn ngày càng tăng tại Kuala Lumpur.[58]
Do sự nổi lên của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động,[59] ước tính có trên 3 triệu công nhân nhập cư tại Malaysia; tức khoảng 10% dân số.[60]

Theo điều tra dân số năm 2010, dân số Malaysia là 28.334.135,[37] là quốc gia đông dân thứ 42 trên thế giới. Dân số Malaysia bao gồm nhiều dân tộc. Năm 2010, các công dân Malaysia, trong đó bumiputera là 67,4%, chiếm 91,8% dân số.[38] Theo định nghĩa trong hiến pháp, người Mã Lai là những tín đồ Hồi giáo thực hiện các phong tục và văn hóa Mã Lai. Họ đóng vai trò chi phối về mặt chính trị.[39] Thân thế Bumiputera cũng được trao cho các dân tộc bản địa, trong đó có người Thái, người Khmer, người Chăm và dân tộc bản địa tại Sabah và Sarawak. Những người Bumiputera phi Mã Lai chiếm hơn một nửa dân số bang Sarawak và hơn hai phần ba dân số bang Sabah.[40] Các nhóm thổ dân cũng hiện diện trên phần Malaysia bán đảo song với số lượng ít hơn nhiều, họ được gọi chung là Orang Asli.[41] Luật về cấp thân thế bumiputera khác biệt giữa các bang.[42]

Mật độ dân số tại Malaysia (người/km²)
Các nhóm thiểu số khác không có thân thế bumiputera chiếm một lượng khá lớn trong dân số. 24,6% dân số Malaysia có nguồn gốc Trung Quốc, trong khi những người có nguồn gốc Ấn Độ chiếm 7,3% dân số.[38] Người Hoa có lịch sử chi phối trong cộng đồng kinh doanh và thương mại, và chiếm đa số trong dân số bang Penang. Người Ấn Độ nhập cư đến Malaysia vào cuối thế kỷ 19.[43] Phần lớn cộng đồng người gốc Ấn Độ là người Tamil.[44]
Quyền công dân Malaysia không tự động cấp cho những người sinh ra tại Malaysia, song một trẻ em sinh tại ngoại quốc có cha mẹ là người Malaysia thì sẽ có quyền công dân Malaysia. Sở hữu quốc tịch kép không được phép tại Malaysia.[45] Công dân tại các bang Sabah và Sarawak trên phần đảo Borneo của Malaysia bị phân biệt với công dân của Malaysia bán đảo vì mục đích nhập cư. Mỗi công dân được cấp một thẻ nhận dạng chíp nhân trắc học thông minh được gọi là MyKad ở tuổi 12, và phải luôn mang theo thẻ.[46]
Trong hệ thống giáo dục tại Malaysia, mẫu giáo là không bắt buộc, giáo dục tiểu học 6 năm là bắt buộc, và giáo dục trung học 5 năm là tùy chọn.[47] Các trường học trong hệ thống tiểu học được phân thành hai loại: các trường tiểu học quốc gia dạy bằng tiếng Mã Lai, các trường thổ ngữ dạy bằng tiếng Hán hoặc tiếng Tamil.[48] Secondary education is conducted for five years. Vào năm cuối trung học, các học sinh tham gia khảo thí Văn bằng giáo dục Malaysian.[49] Từ khi đưa vào chương trình dự khoa vào năm 1999, các học sinh hoàn thành chương trình 12 tháng tại các trường cao đẳng dự khoa có thể nhập học tại các đại học địa phương. Tuy nhiên, trong hệ thống dự khoa, chỉ 10% sỗ chỗ dành cho các sinh viên phi bumiputera.[50]
Tỷ suất tử vong của trẻ sơ sinh năm 2009 là 6‰, và tuổi thọ bình quân vào năm 2009 là 75 năm.[51] Với mục tiêu phát triển Malaysia thành một điểm đến du lịch y tế, 5% ngân sách phát triển lĩnh vực xã hội của chính phủ được dành cho chăm sóc sức khỏe.[52] Dân số tập trung tại Malaysia bán đảo[53] với 20 triệu người trong xấp xỉ 28 triệu cư dân Malaysia.[54] 70% cư dân sống tại đô thị.[40] Kuala Lumpur là thủ đô[40] và thành phố lớn nhất tại Malaysia,[55] cũng như là trung tâm thương mại và tài chính lớn.[56] Putrajaya là một thành phố được hình thành có mục đích từ năm 1999, và là nơi đặt trụ sở của chính phủ,[57] do nhiều nhánh hành pháp và tư pháp của chính phủ liên bang chuyển tới thành phố này nhằm giảm bớt sự tắc nghẽn ngày càng tăng tại Kuala Lumpur.[58]
Do sự nổi lên của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động,[59] ước tính có trên 3 triệu công nhân nhập cư tại Malaysia; tức khoảng 10% dân số.[60]





Subang Jaya

Subang Jaya

Kuala Lumpur
Kuala Lumpur


Tôn giáo


Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Malaysia. Theo cuộc Điều tra Dân số và Nhà cửa năm 2000, xấp xỉ 60.4% dân số theo Đạo Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Ki-tô giáo; và 6.3% theo Hindu giáo. 5% còn lại được tính vào các đức tin khác, gồm thuyết duy linh, shaman giáo, Đạo Sikh, Bahá'í, Đạo giáo, Khổng giáo, và các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác.[62] Cho tới tận thế kỷ 20, những đức tin truyền thống, vẫn được coi là có số người tin tưởng cao hơn con số chính thức của Malaysia. Những số liệu được đề cập ở trên có thể không chính xác bởi chúng không ghi nhận thực tế tất cả người Malay đều chính thức bị coi là tín đồ Hồi giáo, không phân biệt đức tin cá nhân.[63]
Dù theo lý thuyết hiến pháp Malaysia đảm bảo thực thi tự do tôn giáo, trên thực tế tình hình lại không đơn giản như vậy (Xem Tình hình tự do tôn giáo tại Malaysia). Những đạo không phải là Hồi giáo phải chịu nhiều hạn chế về hoạt động như xây dựng nơi hành đạo và tổ chức các sự kiện tôn giáo của mình tại một số bang Hồi giáo.[64][65] Tuy nhiên, người Hồi giáo bị bắt buộc tuân theo các quyết định của các toà án Hồi giáo Sharia. Theo pháp luật, người Hồi giáo có thể không được tự do bỏ đạo, bởi làm việc đó đồng nghĩa với sự liên quan tới tòa án Hồi giáo. Tòa án Hồi giáo do các thẩm phán được đào tạo luật Hồi giáo phân xử. Nói chung một người muốn rời bỏ đạo Hồi phải đưa ra tuyên bố theo luật, nhưng việc này vẫn chưa được các tòa án dân sự Malaysia công nhận. Họ phải có được tuyên bố bỏ đạo từ một tòa án Hồi giáo và tòa án sẽ chỉ cho phép rời đạo sau khi đã bị thuyết phục hoàn toàn rằng người đó không còn đức tin vào Đạo Hồi nữa. Đây được cho là cách ngăn chặn sự mất ảnh hưởng của Đạo Hồi.
Đây có thể bị coi là một lập trường rất khoan dung của tòa án Hồi giáo. Nói chung, lời tuyên bố với một người Hồi giáo chỉ được đưa ra nếu hai người Hồi giáo khác chứng nhận rằng anh ta đã mất đức tin và không phản đối công khai trong vòng một ngày. Rõ ràng, việc cho phép rời Đạo Hồi hầu như không bao giờ được đưa ra, và như đã được thể hiện trong vụ Lina Joy.
Các vấn đề khác liên quan tới sự áp đặt luật Hồi giáo. Một nữ tín đồ Hồi giáo bị cấm kết hôn với một người không phải tín đồ Hồi giáo trừ khi người đó cải theo Đạo Hồi, và nếu cô ta tiếp tục bất kỳ quan hệ với người không phải tín đồ Hồi giáo đó, sự trừng phạt theo luật Sharia sẽ là cái chết. Nếu cô ta có quan hệ tình dục, hình phạt sẽ là ném đá đến chết, một hình phạt hiện vẫn chưa được chính thức bãi bỏ tại Malaysia. Nếu cô ta có thai trong khi bị kết án, Đạo Hồi buộc cô ta cùng chết với bào thai[cần dẫn nguồn]. Nếu đứa trẻ đã ra đời, hình phạt sẽ được thực hiện khi thời gian cho bú kết thúc và sự chăm sóc đứa trẻ sẽ do nhà nước đảm nhiệm.
Người Malaysia thường có khuynh hướng tôn trọng đức tin tôn giáo của người khác, các vấn đề tôn giáo bên trong thường chủ yếu xảy ra trong phạm vi chính trị. Tuy nhiên, hiện đang có sự chia rẽ ngày càng lớn bởi nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ cảm thấy bị đè nén sau nhiều chính sách liên quan tới tôn giáo gần đây của chính phủ, đe dọa sự tự do tôn giáo.
Văn hoá
Bài chi tiết: Văn hoá Malaysia
Malaysia là một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ, gồm 52% người Malay và các bộ tộc bản xứ khác, 30% người Trung Quốc, 8% người Ấn Độ.[cần dẫn nguồn] Người Mã Lai, là cộng đồng lớn nhất, được xác định là những tín đồ Hồi giáo trong Hiến pháp Malaysia. Người Mã Lai đóng vai trò thống trị trong chính trị và được tính gộp trong một nhóm gọi là bumiputra. Tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Mã Lai (Bahasa Melayu). Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức quốc gia.[66]
Trong quá khứ, tiếng Mã Lai thường được viết bằng ký tự Jawi, một ký tự dựa trên ngôn ngữ Ả rập. Cùng với thời gian, ký tự Latinh hoá dần chiếm vị trí của Jawi trở thành ký tự phổ biến. Điều này phần lớn vì sự ảnh hưởng của hệ thống giáo dục thuộc địa, vốn dạy trẻ em viết bằng ký tự Latinh chứ không phải ký tự Ả rập.
Nhóm bản xứ phi Mã Lai lớn nhất là người Iban tại Sarawak với số lượng hơn 600.000 người. Một số người Iban vẫn sống trong các ngôi nhà dài truyền thống trong rừng già dọc theo các con sông Rajang và Lupar và các phụ lưu của chúng, dù nhiều người đã tới sống tại các thành phố. Người Bidayuh, số lượng khoảng 170.000 người, sống tập trung ở vùng phía tây nam Sarawak. Bộ tộc bản xứ lớn nhất tại Sabah là Kadazan. Họ chủ yếu là những nông dân theo Ki-tô giáo. 140.000 người Orang Asli, hay những bộ tộc thổ dân, gồm một số cộng đồng sắc tộc khác nhau sống trên Bán đảo Malaysia. Đa số những người sinh sống bằng nông nghiệp hay săn bắn hái lượm du mục truyền thống, đã định cư và hòa nhập một phần vào xã hội hiện đại Malaysia. Tuy nhiên, họ vẫn là nhóm nghèo nhất trong nước. [cần dẫn nguồn]
Người Hoa tại Malaysia chủ yếu theo Phật giáo (phái Đại Thừa), Đạo giáoKi-tô giáo. Người Hoa sử dụng nhiều loại tiếng địa phương Trung Quốc gồm tiếng phổ thông, tiếng Phúc Kiến, tiếng Quảng Đông, tiếng Khách Giatiếng Triều Châu. Nhiều người Trung Quốc tại Malaysia cũng sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Người Trung Quốc từ lâu đã chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng thương mại Malaysia.
Người Ấn Độ tại Malaysia chủ yếu là người Tamil từ miền nam Ấn Độ và nói tiếng Tamil, cũng có các cộng đồng Ấn Độ khác nói tiếng Telugu, MalayalamHindi, họ sinh sống chủ yếu tại các thị trấn lớn ở ven biển phía tây bán đảo. Nhiều người Ấn Độ thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu sống tại Malaysia cũng dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Cũng có một cộng đồng người theo đạo Sikh khá lớn tại Malaysia với hơn 83.000 người. Đa số người Ấn Độ di cư tới đây đều là các thương nhân, giáo viên và những thợ thủ công có chuyên môn. Một số lượng lớn khác là những nhân công nhập cư từ Ấn Độ ở thời thuộc địa Anh làm việc trong ngành lâm nghiệp[cần dẫn nguồn].
Người Âu Á, Campuchia, Việt Nam, và các bộ tộc bản xứ khác chiếm phần dân số còn lại. Một số lượng nhỏ người Âu Á, hậu duệ người lai Bồ Đào Nha và Mã Lai, nói một thứ thổ ngữ dựa trên tiếng Bồ Đào Nha được gọi là Papiá Kristang. Cũng có những người Âu Á hậu duệ người lai Philippines và Tây Ban Nha, chủ yếu sống tại Sabah. Là hậu duệ của những người nhập cư từ Philippines, một số sử dụng tiếng Chavacano, thổ ngữ dựa trên tiếng Tây Ban Nha duy nhất tại Châu Á. Người Campuchia và người Việt Nam chủ yếu theo Phật giáo (người Campuchia theo Tiểu Thừa, người Việt Nam theo Đại Thừa).
Âm nhạc truyền thống Malaysia bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách Trung Quốc và Hồi giáo. Âm nhạc chủ yếu dựa quanh gendang (trống), nhưng ồm cả các nhạc cụ gõ khác (một số làm bằng các loại vỏ và mai); rebab, một nhạc cụ dây hình cung; serunai, nhạc khí hai lưỡi như oboe; sáo, và trumpet. Nước này có truyền thống múa và kịch múa lâu đời, một số có nguồn gốc Thái, Ấn Độ, Bồ Đào Nha. Các hình thức nghệ thuật khác gồm wayang kulit (rối bóng), silat (một kiểu võ thuật cách điệu hoá) và đồ thủ công như batik, dệt, bạc và đồ đúc đồng.

Quyền công dân

Bài chi tiết: Quyền công dân Malaysia
Đa số người Malaysia được trao quyền công dân theo jus soli (ở trên lãnh thổ).[67] Tất cả người Malaysia là công dân liên bang mà không có quyền công dân chính thức bên trong các bang riêng biệt ngoại trừ các bang và lãnh thổ liên bang tại Đông Malaysia nơi quyền công dân là ưu tiên và có thể phân biệt với Bán đảo. Mọi công dân đều được sở hữu một chứng minh thư sinh trắc học điện tử, được gọi là MyKad, ở độ tuổi 12, và phải mang nó theo mình. Một công dân được đòi hỏi phải trình thẻ của mình cho cảnh sát, hay trong trường hợp khẩn cấp, cho nhân viên quân sự, để được xác minh. Nếu thẻ không được xuất trình ngay lập tức, công dân đó theo kỹ thuật có 24 giờ để mang nó đến trình diện tại đồn cảnh sát gần nhất.
Phong tục
Phong tục và những điều cấm kỵ: khi gặp nhau người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay người kia, sau đó chắp hai bàn tay với nhau. Người Malaysia rất kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Nữ thường mặc áo dài tay. Chủ đề tốt nhất bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, bóng đá, lịch sử... tránh nói đến chủng tộc và chính trị, mức sống, mức thu nhập.

Ngày lễ

Bài chi tiết: Ngày lễ tại Malaysia
Người Malaysia có nhiều ngày lễ hội suốt cả năm. Một số ngày lễ được liên bang coi là ngày nghỉ lễ công cộng và một số ngày lễ khác chỉ được tổ chức tại từng bang riêng biệt. Các lễ hội khác thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo riêng biệt, nhưng không phải ngày lễ công cộng. Ngày lễ quan trọng nhất là "Hari Merdeka" (Ngày độc lập) ngày 31 tháng 8 kỷ niệm nền độc lập của Liên bang Malaya năm 1957, tuy Ngày Malaysia chỉ được tổ chức tại bang Sabah ngày 16 tháng 9 đều kỷ niệm việc thành lập Malaysia năm 1963. Hari Merdeka, cũng như Ngày Quốc tế Lao động (1 tháng 5), ngày Sinh nhật Nhà Vua (thứ 7 đầu tiên của tháng 6) và một số ngày lễ khác được coi là ngày lễ công cộng trên toàn liên bang.
Người Hồi giáo tại Malaysia (gồm tất cả người Malays và những người Hồi giáo không Malay khác) kỷ niệm Những ngày lễ Hồi giáo. Lễ hội quan trọng nhất, Hari Raya Puasa (cũng được gọi là Hari Raya Aidilfitri) là tên tiếng Malay của Eid ul-Fitr. Nói chung đây là một ngày lễ được tất cả người Hồi giáo trên thế giới đón chào đánh dấu sự kết thúc của tháng chay Ramadan. Ngoài Hari Raya Puasa, họ cũng tổ chức lễ Hari Raya Haji (cũng được gọi là Hari Raya Aidiladha, tên dịch của Eid ul-Adha), Awal Muharram (Năm mới Hồi giáo) và Maulidul Rasul (Ngày sinh Nhà tiên tri).
Người Trung Quốc tại Malaysia nói chung tổ chức những ngày lễ hội theo kiểu của tất cả những người Trung Hoa khác trên thế giới. Năm mới Âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất, kéo dài mười lăm ngày và kết thúc với Chap Goh Mei. Những ngày lễ khác của người Trung Quốc gồm Thanh Minh, Lễ Thuyền RồngTrung Thu. Ngoài những lễ hội truyền thống Trung Quốc, những người Trung Quốc theo Phật giáo cũng tổ chức Vesak Day.
Đa số người Ấn Độ tại Malaysia là tín đồ Hindu giáo và họ tổ chức ngày lễ Deepavali (Diwali), lễ hội ánh sáng, trong khi Thaipusam là lễ hội khi người hành hương từ khắp đất nước đổ về Hang Batu. Ngoài người Hindu, người Sikhs tổ chức lễ Vaisaki, Năm mới của người Sikh.
Những ngày lễ khác như Thứ sáu Tuần Thánh (chỉ tại Đông Malaysia), Giáng sinh, Hari Gawai của người Iban (Dayak), Pesta Menuai (Pesta Kaamatan) của người Kadazan-Dusun cũng được tổ chức tại Malaysia.
Dù đa số lễ hội gắn liền với một sắc tộc hay tôn giáo nhất định, tất cả người Malaysia cùng nhau chào mừng lễ hội không phân biệt tôn giáo và sắc tộc. Khi Hari Raya Puasa và Năm mới Âm lịch trùng khớp, một khẩu hiệu, Kongsi Raya, tổng hợp Gong Xi Fa Cai, một câu chúc mừng được dùng dịp Năm mới Âm lịch, và Hari Raya (cũng có thể có nghĩa "cùng nhau chúc mừng" trong tiếng Malay). Những năm khi Hari Raya Puasa và Deepavali trùng khớp, khẩu hiệu Deepa Raya cũng được tạo ra theo cách tương tự.

Xem thêm

Mã Lai

Tham khảo


  1. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/
  2. ^ myGovernment. Federal Territories and State Governments. Truy cập December 8 2006.
  3. ^ CIA. The World Fact Book. Malaysia. Truy cập December 9 2006.
  4. ^ a b Article 1. Constitution of Malaysia.
  5. ^ Paragraph 22. Singapore. Road to Independence. Federal Research Division, Library of Congress. Country Studies/Area Handbook Series. U.S. Department of the Army. Retrived December 9 2006.
  6. ^ Paragraph 25. Singapore. Road to Independence. Federal Research Division, Library of Congress. Country Studies/Area Handbook Series. U.S. Department of the Army. Retrived December 9 2006.
  7. ^ CIA. People. 2006 The World Fact Book. Truy cập December.
  8. ^ Farish Noor (2005). Kafirs R' Us: Why we need to think beyond the Muslim-Kafir divide (Part 1). From Majapahit to Putrajaya. Page 158. Silverfish Books. ISBN-X
  9. ^ a b Time Magazine. Race War in Malaysia. May. Truy cập December.
  10. ^ M.C. Ricklefs. pp. 19. A History of Modern Indonesia. Đại học Indiana Press. 1981. ISBN
  11. ^ Mahathir Mohamad. Our Region, Ourselves. Time Asia. May.
  12. ^ Time Magazine. Token Citizenship. May.
  13. ^ Time Magazine. Siege's End. May 2 1960.
  14. ^ Time Magazine. A New Nation. September 9 1957.
  15. ^ Time Magazine. Hurray for Harry. December
  16. ^ Time Magazine. Fighting the Federation. December
  17. ^ Time Magazine. The Art of Dispelling Anxiety. August.
  18. ^ Republic of the Philippines. Department of Foreign Affairs. FAQs on the ICJ Decision. Truy cập December.
  19. ^ Jomo Kwame Sundaram. UNRISD The New Economic Policy and Interethnic Relations in Malaysia. Truy cập December.
  20. ^ Anthony Spaeth. Time Magazine. Bound for Glory. December 9 1996.
  21. ^ Anthony Spaeth. Time Magazine. He's the Boss. September.
  22. ^ Article 32. Constitution of Malaysia.
  23. ^ a b US Department of State. Malaysia. Truy cập December.
  24. ^ Article 44. Constitution of Malaysia.
  25. ^ Article 45. Constitution of Malaysia.
  26. ^ Article 46. Constitution of Malaysia.
  27. ^ Article 43 (2). Constitution of Malaysia
  28. ^ Article 43 (1). Constitution of Malaysia
  29. ^ Leow Chiah Wei. Travel Times. New Straits Times. Asia's southernmost tip. Truy cập December.
  30. ^ Sager Ahmad. Travel Times. New Straits Times. Tanjung Piai, the End of Asia. Truy cập December.
  31. ^ Andrew Marshall. Time Magazine. Waterway to the World. Truy cập December.
  32. ^ Time Magazine. Rubber from Malaya. March 1 1943.
  33. ^ Department of Statistics. Malaysia. Quarterly Balance of Payments Performance October - December, 2005. Truy cập December.
  34. ^ Financial Times. Malaysia relaxes short-selling ban. Extracted 28 tháng 3, 2006.
  35. ^ Ninth Schedule. Constitution of Malaysia.
  36. ^ World Education Forum. UNESCO. Education for All 2000 Assessment Report. Malaysia. Truy cập December.
  37. ^ “Population Distribution and Basic Demographic Characteristics”. Department of Statistics Malaysia. tr. 82. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
  38. ^ a b “Population Distribution and Basic Demographic Characteristic Report 2010 (Ethnic composition)”. Department of Statistics Malaysia. 2010. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  39. ^ Robin Brant (4 tháng 3 năm 2008). “Malaysia's lingering ethnic divide”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2013



    1. ^ Gomes, Alberto G. (2007). Modernity and Malaysia: settling the Menraq forest nomads. Taylor & Francis Group. tr. 10. ISBN 0-203-96075-0.
    2. ^ “PM asked to clarify mixed-race bumiputra status”. The Star. 4 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2010.
    3. ^ Baradan Kuppusamy (24 tháng 3 năm 2006). “Racism alive and well in Malaysia”. Asia Times. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2010.
    4. ^ West, Barbara A. (2009). Encyclopedia of the Peoples of Asia and Oceania, Volume 1. Facts on File inc. tr. 486. ISBN 0-8160-7109-8.
    5. ^ “Malaysia: Citizenship laws, including methods by which a person may obtain citizenship; whether dual citizenship is recognized and if so, how it is acquired; process for renouncing citizenship and related documentation; grounds for revoking citizenship”. Immigration and Refugee Board of Canada. 16 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011.
    6. ^ Leow Yong May (30 tháng 8 năm 2007). “More than just a card”. The Star. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2010.
    7. ^ M. Nozawa, C. Wing, S. Chaiyasook (2011). Secondary Education Regional Information Base: Country Profile – Malaysia (PDF). Bangkok: UNESCO. tr. 4 (12). ISBN 978-92-9223-374-7Bản mẫu:Inconsistent citations
    8. ^ Mustafa, Shazwan (22 tháng 8 năm 2010). “Malay groups want vernacular schools abolished”. The Malaysian Insider. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
    9. ^ “Secondary School Education”. Malaysian Government. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
    10. ^ Saw, Swee-Hock; Kesavapany, K. (2006). Malaysia: recent trends and challenges. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 259. ISBN 981-230-339-1.
    11. ^ “Malaysia – Statistics”. UNICEF. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2011.
    12. ^ “Mission, Vision & Background”. Ministry of Health Malaysia. 3 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010.
    13. ^ Hassan, Asan Ali Golam (2004). Growth, structural change, and regional inequality in Malaysia. Ashgate Publishing Ltd. tr. 12. ISBN 0-7546-4332-8.
    14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên state.gov
    15. ^ “Tourism Malaysia Corporate Website”. Tourism Malaysia. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
    16. ^ “Vision & Goals of Kuala Lumpur”. Portal Rasmi Dewan Bandaraya Kuala Lumpur. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
    17. ^ “Putrajaya – Federal Administrative Capital”. Malaysian Government. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
    18. ^ Ho, Chin Siong (2006). “Putrajaya – Administrative Centre of Malaysia – Planning Concept and Implementation”. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
    19. ^ Permatasari, Soraya (13 tháng 7 năm 2009). “As Malaysia deports illegal workers, employers run short”. New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2010.
    20. ^ Kent, Jonathan (29 tháng 10 năm 2004). “Illegal workers leave Malaysia”. BBC News. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2010.
    21. ^ “Malaysia: largest cities and towns and statistics of their population”. World Gazetteer. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2010.
    22. ^ "Population and Housing Census" Press statement, Department of Statistics, Malaysia. Truy cập 3 tháng 4, 2007.
    23. ^ Article 160 (2). Constitution of Malaysia.
    24. ^ Inter Press Service: Temple Demolitions Spell Creeping Islamisation. Truy cập 4 June 2006.
    25. ^ BBC: Pressure on multi-faith Malaysia. Truy cập 4 June 2006.
    26. ^ Article 152. Constitution of Malaysia.
    27. ^ Article 14. Constitution of Malaysia
Nguồn:
  • 1911 Encyclopædia Britannica. Malay States.
  • Osborne, Milton (2000). Southeast Asia: An Introductory History. Allen & Unwin. ISBN
  • Adam, Ramlah binti, Samuri, Abdul Hakim bin & Fadzil, Muslimin bin (2004). Sejarah Tingkatan 3. Dewan Bahasa dan Pustaka. ISBN.
  • Zainal Abidin bin Abdul Wahid; Khoo, Kay Kim; Muhd Yusof bin Ibrahim; Singh, D.S. Ranjit (1994). Kurikulum Bersepadu Sekolah Menengah Sejarah Tingkatan 2. Dewan Bahasa dan Pustaka. ISBN

Liên kết ngoài
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính

Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, KimTwitter, KimFacebook, KimYouTube, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn
 

No comments:

Post a Comment