Tuesday, December 31, 2013

Chào ngày mới 29 tháng 12

Tập tin:Sun Yat Sen 1900.png

CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 12 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày độc lập tại Mông Cổ (1911) Năm 1427 – Sau Hội thề Đông Quan, Tổng binh triều Minh Vương Thông dẫn bộ binh rút khỏi An Nam, kết thúc thời kỳ thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam. Năm 1911Tôn Trung Sơn (hình) được bầu làm Đại tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh, ông chính thức nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 1912. Năm 1942Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đoàn xe tăng 24 của Liên Xô về đến Ilinka sau khi thoát khỏi vòng vây của quân Đức, kết thúc cuộc đột kích Tatsinskaya. Năm 1959 – Nhà vật lý học người Mỹ Richard Feynman đưa ra một bài phát biểu được đặt tên là Còn nhiều chỗ trống ở cấp vi mô, được xem như mốc khai sinh của công nghệ nano.


Tôn Dật Tiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôn Dật Tiên (chữ Hán: 孫逸仙), còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn (孫中山), (12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925)[1][2] là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân Quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".



Sunyatsen1.jpg

Tôn Trung Sơn



Tiền nhiệmPhổ Nghi (hoàng đế Trung Hoa)

Kế nhiệmViên Thế Khải (Tổng thống thứ nhất)


Nhiệm kỳ10 tháng 10 năm 1919 – 2 tháng 3 năm 1925

Tiền nhiệm(không)

Kế nhiệm(không)

Thông tin chung

ĐảngBản mẫu:KMT (KMT)

Sinh12 tháng 11, 1866
Cờ của Nhà Thanh Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc

Mất12 tháng 3, 1925 (58 tuổi)
Cờ của Trung Hoa Dân quốc Bắc Kinh, Trung Quốc

Học trườngCao đẳng Đông y Hồng Kông dành cho người Trung Quốc

Nghề nghiệpThầy thuốc, Nhà chính trị, Nhà cách mạng, Nhà văn

Tôn giáoKitô giáo

Vợ hoặc chồngLư Mộ Trinh (1885-1915)
Tống Khánh Linh (1915-1925)


Cuộc đời
Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1866[2] ở tỉnh Quảng Đông[2] trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu tại tiểu bang Hawaii vì có người anh buôn bán ở đây, ở đây ông học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892.[1][3] Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người.[4][5][6] Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc chia xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang tiểu bang Hawaii tại Hoa Kỳ tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Ông bị người anh đưa về Trung Quốc vì sợ ông theo Công giáo nhưng ông đã trở lại Hawaii ít nhất hai lần vào 1900 và 1901.[7] Năm 1904, Tôn Trung Sơn từng sang Việt Nam hoạt động tại Hà Nội, trong một hội quán của người Hoa ở số nhà 22 phố Hàng Buồm, nay thuộc phường Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm[8]. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miển Nam nhưng không thành công.

Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.


Tôn Văn (ngồi bên phải) gặp các viên chức Pháp tại Hà Nội, 1902

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa.

Ông là một nhà triết học, ông lấy triết học để chỉ đạo cách mạng tư sản. Sau khi từ chức ông nghiên cứu triết học và có sáng tác tác phẩm Học thuyết Tôn Văn với trọng tâm là "biết thì khó, làm thì dễ". Vợ thứ hai của ông là Tống Khánh Linh, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Con trai ông (với người vợ đầu Lô Mộ Trinh hay Lư Mộ Trinh (盧慕貞) là Tôn Khoa (孫科; Bính âm: Sūn Kē) sau này làm Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc.

Ngoài hai vợ trên, theo Trung Quốc sử thoại, ông còn quan hệ gắn bó với "bà Nam Dương" Trần Túy Phần, sau đổi tên là Trần Tứ.[9]

Ông đã nêu ra chủ thuyết "Tam dân" (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là "Quốc phụ" (người cha của đất nước).

Chủ thuyết "Tam dân" của ông (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam[10], đặc biệt là Quốc Dân Đảng Việt Nam và tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam trong những năm 1920-1930. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác Sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết tam dân cũng được chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào bản tuyên ngôn độc lập mà ông đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Ông Tôn Dật Tiên được thờ trong đạo Cao Đài ở Việt Nam như là một trong Tam Thánh sáng lập. Ngày nay khách du lịch có dịp tham quan thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh, khi vừa tiến gần chính điện sẽ thấy bức tranh Tam Thánh được treo ngay chỗ trang trọng nhất.


Cao Đài Tam Thánh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor HugoNguyễn Bỉnh Khiêm
Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Tên

  • Khai sinh: Tôn Đức Minh (孫德明)[1][11]
  • Thời niên thiếu: Tôn Đế Tượng (孫帝象)[1]
  • Đi học: Tôn Văn (孫文)[1][11]
  • Lịch sự: Tôn Đại Chi (孫載之)
  • Hiệu: Nhật Tân (日新)[12]; Dật Tiên (逸仙)[3]
  • Bí danh: Trung Sơn (中山)[1]
  • Bí danh ở Nhật Bản: Trung Sơn Tiều/Nakayama Sho (中山樵)[1]
  • Danh xưng: Quốc phụ (國父)[11]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g Singtao daily. Saturday edition. 23 October 2010. 特別策劃 section A18. Sun Yat-sen Xinhai revolution 100th anniversary edition 民國之父.
  2. ^ a b c “Chronology of Dr. Sun Yat-sen”. National Dr. Sun Yat-sen Memorial Hall. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ a b 游梓翔. [2006] (2006). 領袖的聲音: 兩岸領導人政治語藝批評, 1906–2006. 五南圖書出版股份有限公司 publishing. ISBN 957-11-4268-9, ISBN 978-957-11-4268-5. p 82.
  4. ^ HK university. [2002] (2002). Growing with Hong Kong: the University and its graduates: the first 90 years. ISBN 962-209-613-1, ISBN 978-962-209-613-4.
  5. ^ Singtao daily. 28 February 2011. 特別策劃 section A10. Sun Yat-sen Xinhai revolution 100th anniversary edition.
  6. ^ South China morning post. Birth of Sun heralds dawn of revolutionary era for China. 11 November 1999.
  7. ^ Brannon, John (16 tháng 8 năm 2007). “Chinatown park, statue honor Sun Yat-sen”. Honolulu Star-Bulletin. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2007. “During a 1900 visit, Sun told The Advertiser […] He said in a 1901 interview here that "This is my Hawai'i.”
  8. ^ Tin ảnh trên BBC tiếng Việt, ngày 7/10/2011.
  9. ^ "Bà Nam Dương" của Tôn Trung Sơn
  10. ^ Bài Chủ nghĩa Tam dân vẫn còn thời sự với Việt Nam, trên BBC tiếng Việt ngày 7/10/2011.
  11. ^ a b c 王爾敏. 思想創造時代:孫中山與中華民國. 秀威資訊科技股份有限公司 publishing. ISBN 986-221-707-3, ISBN 978-986-221-707-8. p 274.
  12. ^ 王壽南. [2007] (2007). Sun Zhong-san. 臺灣商務印書館 publishing. ISBN 957-05-2156-2, ISBN 978-957-05-2156-6. p 23.

Nghe VOA Special English 
Nghevoa.blogspot.com là trang web luyện nghe tiếng anh thông qua giáo trình voa special english. Với trang web này, bạn sẽ được học tiếng anh đa dạng liên quan đến tiếng anh kinh tế, tiếng anh giáo dục, tiếng anh phổ thông, tiếng anh công nghệ, tiếng anh nông nghiệp, tiếng anh y tế. Ngoài ra bạn sẽ được cung cấp 1 vốn từ vựng tiếng anh phong phú liên qua đến các vấn đề trên.


voa english 1voa english 2voa english 3voa english 4
voa english 5voa english 6voa english 7voa english 8
voa english 9voa english 10voa english 11voa english 12
voa english 13voa english 14voa english 15voa english 16
voa english 17voa english 18voa english 19voa english 20

voa english 1voa english 2voa english 3voa english 4
voa english 5voa english 6voa english 7voa english 8
voa english 9voa english 10voa english 11voa english 12
voa english 13voa english 14voa english 15voa english 16
voa english 17voa english 18voa english 19voa english 20
voa english 1voa english 2voa english 3voa english 4
voa english 5voa english 6voa english 7voa english 8
voa english 9voa english 10voa english 11voa english 12
voa english 13voa english 14voa english 15voa english 16
voa english 17voa english 18voa english 19voa english 20
voa english 1voa english 2voa english 3voa english 4
voa english 5voa english 6voa english 7voa english 8
voa english 9voa english 10voa english 11voa english 12
voa english 13voa english 14voa english 15voa english 16
voa english 17voa english 18voa english 19voa english 20
voa english 1voa english 2voa english 3voa english 4
voa english 5voa english 6voa english 7voa english 8
voa english 9voa english 10voa english 11voa english 12
voa english 13voa english 14voa english 15voa english 16
voa english 17voa english 18voa english 19voa english 20
voa english 1voa english 2voa english 3voa english 4
voa english 5voa english 6voa english 7voa english 8
voa english 9voa english 10voa english 11voa english 12
voa english 13voa english 14voa english 15voa english 16
voa english 17voa english 18voa english 19voa english 20
Video yêu thích http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính


Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, KimTwitter, KimFacebook, KimYouTube, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

No comments:

Post a Comment