Saturday, October 4, 2014

Chào ngày mới 5 tháng 10

Ataturkstatue.jpg

CNM365. Chào ngày mới 5 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Nhà giáo thế giới.(hình). Năm 610 – Sau khi đến thủ đô Constantinopolis, tướng nổi dậy Heraclius  đăng quang hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã. Năm 1948Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) được thành lập tại một hội nghị được tổ chức ở Fontainebleau, Pháp. Năm 1962 – Đĩa đơn đầu tay của The Beatles là "Love Me Do" được phát hành tại Anh Quốc. Năm 1991 – Phiên bản chính thức đầu tiên của hạt nhân Linux, phiên bản 0.02, được phát hành.

Ngày Nhà giáo thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ataturkstatue.jpg
Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 10, dành để thu hút sự chú ý của xã hội đến tình trạng của các nhà giáo, vai trò của họ trong việc hình thành và phát triển xã hội, đồng thời huy động sự hỗ trợ cho các giáo viên và để đảm bảo rằng các nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục được các giáo viên đáp ứng.

Lịch sử

Ngày 5 tháng 10 năm 1966 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp QuốcTổ chức Lao động Quốc tế đã triệu tập một Hội nghị liên chính phủ tại Paris, thông qua một "Khuyến nghị về cương vị các giáo viên" (Recommendation concerning the Status of Teachers[1] – tài liệu quốc tế đầu tiên xác định các điều kiện làm việc của giáo viên.
Theo UNESCO, Ngày Nhà giáo hế giới thể hiện một bằng chứng quan trọng về nhận thức, sự cảm thông và việc đánh giá cao sự đóng góp quan trọng mà các giáo viên thực hiện cho việc giáo dục và sự phát triển xã hội.
Liên đoàn Quốc tế Giáo dục (Liên đoàn quốc tế các nghiệp đoàn nhà giáo) tin tưởng mãnh liệt rằng Ngày Nhà giáo thế giới sẽ được quốc tế công nhận và cử hành trên khắp thế giới. Tổ chức này cũng tin rằng các nguyên tắc của khuyến nghị năm 1966 và những khuyến nghị năm 1997 cần được xem xét để thực hiện trong mọi quốc gia.
Hơn 100 quốc gia cử hành Ngày Nhà giáo thế giới. Các nỗ lực của Liên đoàn Quốc Tế Giáo dục và 401 tổ chức thành viên của Liên đoàn đã góp phần vào sự công nhận rộng rãi này. Hàng năm, Liên đoàn phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng để làm nổi bật những đóng góp của nghề giảng dạy.

Xem thêm

Ngày Nhà giáo

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (tiếng Anh)
UNESCO logo.svg
Loại hình Tổ chức chuyên môn
Tên gọi tắt UNESCO
Lãnh đạo Bulgaria Irina Bokova
Hiện trạng Đang hoạt động
Thành lập 16 tháng 11, 1945
Trụ sở Pháp Paris, Pháp
Trang web unesco.org

Cờ UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa họcvăn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyềntự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
UNESCO hiện có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.
Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...

Chức năng

UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:
  1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữhình ảnh;
  2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
    • Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;
    • Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;
    • Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;
  3. Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
    • Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;
    • Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
Nguồn: Công ước thành lập UNESCO

Cơ cấu

UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng, một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên ứng cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
Hiện UNESCO có 193 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.
Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu bang và các cơ quan phụ cần thiết khác.

Lịch sử

UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 1 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Liban, Mexico, New Zealand, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc AnhHoa Kỳ.
Thập niên 19701980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa KỳAnh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo chủ nghĩa cộng sảnthế giới thứ ba chống lại phương tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 19841985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào các năm 19972003.
Những năm cuối thập niên 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).
Năm 1998, UNESCO ủng hộ phần mềm tự do.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
Khẩu hiệu Working for a just world that values and conserves nature
Trụ sở chính Rue Mauverney 28, 1196 Gland, Thụy Sĩ
Tọa độ Gland, Thụy Sĩ
Thành viên 1074 (2007)
Lãnh đạo Ông Valli Moosa
Số nhân viên khoảng trên 1.000
Trang web www.iucn.org
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, từ năm 1990 tới tháng 3 năm 2008 còn được gọi là World Conservation Union tức là Liên minh Bảo tồn Thế giới) là một tổ chức bảo vệ thiên nhiên, được biết đến qua việc công bố cuốn Sách đỏ hàng năm, nhằm cảnh báo thế giới về tình trạng suy thoái môi trường thiên nhiên trên toàn cầu, và những tác động của con người lên sự sống của Trái Đất.

Lịch sử

IUCN được thành lập năm 1948 sau một hội nghị quốc tế tại Fontainebleau, Pháp và hiện đặt trụ sở chính tại Gland, Thụy Sĩ. Ngoài ra IUCN còn có 62 chi nhánh ở các quốc gia khác. Số thành viên hiện nay là 1074 (tháng 12/2007) gồm những nhóm thành viên sau:
  • 83 thành viên quốc gia (thường là các bộ của các quốc gia, như là bộ Ngoại giao Hoa KỳTrung Quốc, bộ Môi trường Nga)
  • 111 thành viên là các tổ chức trực thuộc các chính phủ.
  • 847 thành viên là các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có 83 tổ chức quốc tế.
  • 33 thành viên từ những tổ chức trực thuộc liên minh.
Ngoài ra còn khoảng 1.000 nhân viên và 10 ngàn nhà khoa học, chuyên gia của 181 quốc gia trên thế giới hoạt động tình nguyện.
Chủ tịch UICN hiện nay là ông Valli Moosa (Nam Phi). Tổng giám đốc hiện nay là bà Julia Marton-Lefèvre (Hungary), từ ngày 2 tháng 1 năm 2007.

Tên gọi qua các thời kỳ

Từ năm 1948 tới năm 1956 có tên gọi theo tiếng Anh là International Union for the Protection of Nature (nghĩa là Liên minh Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên, viết tắt IUPN).
Từ năm 1956 được đổi tên thành International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (nghĩa là Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt IUCN hay UICN theo tên gọi bằng tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha). Đây cũng là tên gọi pháp lý đầy đủ của IUCN, mặc dù nói chung người ta chỉ viết là International Union for Conservation of Nature (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên)[1].
Từ năm 1990 tới tháng 3 năm 2008 còn được gọi là World Conservation Union (nghĩa là Liên minh Bảo tồn Thế giới) cùng với tên gọi IUCN. Sau tháng 3 năm 2008 không còn sử dụng rộng rãi tên gọi này nữa[1].

Phân loại nguy cấp theo Sách đỏ

Bài chi tiết: Sách đỏ
Tình trạng bảo tồn
Nguy cơ tuyệt chủng
Tuyệt chủng
Tuyệt chủng (EX)
Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
Bị đe dọa
Cực kỳ nguy cấp (CR)
Nguy cấp (EN)
Sắp nguy cấp (VU)
Ít nguy cấp
Phụ thuộc bảo tồn (CD)
Sắp bị đe dọa (NT)
Ít quan tâm (LC)
Thiếu dữ liệu (DD)
Không được đánh giá (NE)
Xem thêm
IUCN 3.1
Sách đỏ
Tuyệt chủng Tuyệt chủng Tuyệt chủng trong tự nhiên Cực kỳ nguy cấp Loài nguy cấp Loài sắp nguy cấp Loài sắp bị đe dọa Loài bị đe dọa Ít quan tâm Loài ít quan tâmIUCN conservation statuses
Từ năm 1963, Liên minh IUCN thường xuyên phát hành Sách đỏ (tiếng Anh là IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vậtthực vật trên thế giới, chia thành các cấp:
  • Extinct EX (tuyệt chủng)
  • Extinct in the Wild EW (tuyệt chủng trong tự nhiên)
  • Critically Endangered CR (cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng)
  • Endangered EN (nguy cấp cao)
  • Vulnerable VU (bị đe dọa, sắp nguy cấp)
  • Near Threatened NT (sắp bị đe dọa hoặc nguy cơ nhẹ)
  • Least Concern LC (ít quan tâm)
  • Data Deficient DD (không dủ dữ liệu)
  • Not Evaluated NE (không phân loại hoặc không đánh giá)
Theo Sách đỏ IUCN 2007 (danh sách cập nhật ngày 12 tháng 9), tổng cộng 16.306 loài sinh vật (thực- và động vật), được coi là đang nguy cấp, trong đó có 785 loài được coi là đã hoàn toàn tuyệt chủng và 65 loài chỉ còn tồn tại trong môi trường nuôi nhốt (tuyệt chủng trong thiên nhiên), trong tổng số 41.415 loài (của khoảng 1,9 triệu chủng loại trên thế giới) đã được xếp hạng.
Trong bản đánh giá năm 2006 của IUCN, 65% loài linh trưởng của Việt Nam đang ở trong tình trạng Nguy cấp hoặc Cực kỳ nguy cấp, vì vậy Việt Nam đang là một trong những nước được ưu tiên cao nhất trên toàn cầu về bảo tồn linh trưởng.

Phân loại các Khu vực được bảo vệ

IUCN đã đưa ra một hệ thống xếp loại những khu vực được bảo vệ từ năm 1978 và đến năm 1994 được cải tiến, chia ra như sau:
  • Loại Ia và Ib: Strict Nature Reserve/Wilderness Area: Khu bảo hộ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu vực hoang dã, là những khu vực rộng lớn mà mục đích chính là để nghiên cứu hoặc bảo vệ những vùng hoang dã lớn.
  • Loại II: National Park: Vườn quốc gia, khu vực mà mục đích chính để bảo vệ hệ sinh thái và để nghỉ dưỡng.
  • Loại III: Natural Monument: Di tích thiên nhiên. Khu vực lưu giữ những biểu hiện đặc biệt của thiên nhiên.
  • Loại IV: Habitat/Species Management Area: Khu quản lý môi trường sống/loài. Khu vực điều hành đặc biệt.
  • Loại V: Protected Landscape/Seascape: Cảnh quan đất liền/cảnh quan biển được bảo vệ. Khu vực để bảo vệ những cảnh quan trên đất liền hoặc trên biển.
  • Loại VI: Managed Resource Protected Area: Khu bảo hộ tài nguyên được quản lý. Khu vực điều hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường.

Hội nghị

Cứ 4 năm, các thành viên lại họp Hội nghị Bảo tồn Thế giới (World Conservation Congress), lần thứ ba là vào tháng 11 năm 2004 tại Bangkok, Thái Lan, và lần thứ 4 tổ chức vào tháng 10 năm 2008 tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Cứ 10 năm, lại tổ chức World Parks Congress, trong đó đề ra những sách lược bảo vệ thiên nhiên trong những khu vực được bảo vệ, lần họp vừa rồi là vào tháng 11 năm 2003 tại Durban, Cộng hòa Nam Phi.

Các ủy ban của IUCN


Trung tâm chính của IUCN ở Gland, Thụy Sĩ
  • IUCN Commission on Ecosystem Management (CEM): Ủy ban Quản lý Hệ sinh thái, khoảng 400 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Hillary Masundire.
  • IUCN Commission on Education and Communication (CEC): Ủy ban Giáo dục và Truyền thông, trên 500 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Keith Wheeler (Hoa Kỳ).
  • IUCN Commission on Environmental, Economic and Social Policy (CEESP): Ủy ban Chính sách Môi trường, Kinh tế và Xã hội, khoảng 500 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Taghi Farvar.
  • IUCN Commission on Environmental Law (CEL): Ủy ban Luật Môi trường, khoảng 800 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Sheila Abed. Một phần hoạt động chính của CEL là Chương trình Luật Bảo vệ Môi trường (ELP) với việc điều hành một trung tâm Luật Môi trường (IUCN Environmental Law Centre).
  • IUCN Species Survival Commission (SSC): Ủy ban Vì sự sống còn các loài, khoảng 7.000 thành viên, điều hành bởi Holly Dublin. Ủy ban này công bố cuốn Sách đỏ.
  • IUCN World Commission on Protected Areas (WCPA): Ủy ban Thế giới về các khu vực bảo hộ, điều hành khoảng 1.300 khu vực được bảo hộ trên thế giới, người đứng đầu hiện nay là Nikita Lopoukhin.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ a ă Website chính thức của IUCN, truy cập 3-6-2009.

Liên kết ngoài

(tiếng Việt)
(tiếng Anh)

Hạt nhân Linux

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tux
Bản mới nhất 3.16.3 (17 tháng 9, 2014; 3 ngày trước) sửa dữ liệu
Giấy phép Giấy phép Công cộng GNU
Website www.kernel.org

The Linux kernel is ubiquitously found on various hardware and is supported by an abundance of both, free and open-source and also proprietary software
Nhân Linuxhạt nhân của Linux, được lập trình bằng ngôn ngữ C và được Linus Torvalds phát triển, mô phỏng lại hạt nhân Unix. Linux là một trong những ví dụ điển hình của phần mềm mở và miễn phí. Nó được viết bởi Linus Torvalds vào năm 1991. Rất sớm từ trước đó, MINIX đã góp phần vào code và ý tưởng cho Linux. Cùng thời gian đó, các dự án GNU đã tạo ra được rất nhiều các thành phần cần thiết cho một hệ điều hành phần mềm mở.

Biểu tượng Tux của Linux, được tạo bởi Larry Ewing

Lịch sử

Xem thêm: Lịch sử Linux
Dự án được khởi tạo vào năm 1991 bằng một bài viết nổi tiếng trong nhóm tin Usenet comp.os.minix, trong đó có đoạn viết:
"I'm doing a (free) operating system (just a hobby, won't be big and professional like gnu) for 386(486) AT clones..." [1]
( "Tôi đang xây dựng một hệ điều hành tự do (chỉ là sở thích và sẽ không lớn và chuyên nghiệp như gnu) cho 386(486)..." )
Vào thời điểm này, dự án GNU đã hoàn thành nhiều cấu thành thiết yếu cho một hệ điều hành tự do, tuy nhiên phần hạt nhân (lõi - Linux Kernel) GNU Hurd của hệ điều hành này vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài ra hệ điều hành BSD vẫn chưa được tự do hóa do các trở ngại về mặt pháp lý. Những điều này đã tạo ra một chỗ đứng thuận lợi cho hạt nhân Linux, nó nhanh chóng giành được sự quan tâm của các nhà phát triển cũng như người dùng. Trước đây, các hacker của Minix đã đóng góp các ý tưởng cũng như mã nguồn cho hạt nhân Linux và cho đến ngày hạt nhân Linux nhận được đóng góp của hàng ngàn lập trình viên trên khắp thế giới.
Phần hạt nhân (lõi hay kernel) của Linux có thể hiểu đơn giản là một tập hợp các chương trình thường trú trong bộ nhớ. Nó là phần chính của hệ điều hành, phụ trách hầu hết các chức năng chính của hệ điều hành như quản lý bộ nhớ, thực thi nhiệm vụ và truy nhập phần cứng...

Điều khoản của cấp giấy phép

Giấy phép của Linux là GPL. Linux là tên nhãn hiệu được đăng ký của Linus Torvalds ở Mỹ và vài nước khác.

Tính năng kĩ thuật

Linux hỗ trợ đa tác vụ ưu tiên (cả user mode và kernel mode), bộ nhớ ảo, thư viện chia sẻ, quản lý bộ nhớ, bộ giao thức Internet và luồng.

Kiến trúc

Linux là nhân nguyên khối. Trình điều khiển thiết bị và hạt nhân chạy trong không gian hạt nhân, với khả năng truy suất đến phần cứng, tuy nhiên một vài ngoại lệ chạy ở không gian user. Hệ thống đồ hoạ mọi người sử dụng với Linux không chạy trong hạt nhân.

Hạt nhân hoảng loạn(kerner panic)

Trong Linux, một "hoảng loạn" là lỗi hệ thống không khắc phục được phát hiện bởi hạt nhân. Khả năng mã hạt nhân phát xác định những điều kiện gọi hàm panic ở tệp sys/system.h.

Ngôn ngữ

Linux được viết bằng một phiên bản của ngôn ngữ lập trình C hỗ trợ bởi GCC, cùng với môt số phần ngắn viết bằng hợp ngữ cho kiến trúc đích. Bởi vì sự hỗ trợ mở rộng của C mà nó được viết, GCC trong một thời gian dài là trình biên dịch có thể dịch được đúng hạt nhân Linux.
Nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng trong nhiều cách, chủ yếu liên quan đến quá trình biên dịch. Bao gồm Perl, Python và nhiều loại shell scripting.

Khả chuyển

Linux là một hạt nhân được khả chuyển rộng nhất từ các thiết bị cầm tay đến siêu máy tính. Tháng 6 2009, Linux là hệ điều hành trên 91% của danh sách Top 500 siêu máy tính. Hệ điều hành Google Android và Nokia Maemo, được phát triển cho điện thoại di động, cùng sử dụng nhân Linux.

Biên dịch hạt nhân

Với máy tính tốc độ thấp, khả năng biên dịch hạt nhân là khả dĩ. Với trình biên dịch GCC và các công cụ khác như Perl,... bạn có thể biên dịch hạt nhân Linux. Thời gian biên dịch khoảng trên dưới 1 giờ đồng hồ. Sau khi biên dịch bạn có thể cấu hình lại boot loader config để khởi động vào hạt nhân mới biên dịch. Có thể biên dịch đa kiến trúc, ngoài kiến trúc bạn đang dùng.


No comments:

Post a Comment