Saturday, December 27, 2014

Chào ngày mới 28 tháng 12


Vị trí của Thái Lan
CNM365. Chào ngày mới 28 tháng 12 . Wikipedia Ngày này năm xưa.  Ngày tưởng niệm Quốc vương Taksin tại Thái Lan (hình).  Năm 457Majorianus đăng quang hoàng đế của đế quốc Tây La Mã và được Giáo hoàng Lêô I công nhận. Năm 1768 – Sau khi giải phóng quốc gia khỏi quân Miến Điện, Taksin đăng quang quốc vương của Xiêm tại cung Wang Derm ở tân đô Thonburi. Năm 1867 – Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền đối với rạn san hô vòng Midway, lãnh thổ đầu tiên bị thôn tính nằm bên ngoài giới hạn lục địa châu Mỹ. Năm 1972 – Thủ tướng nội các-Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên Kim Nhật Thành trở thành Chủ tịch nước Triều Tiên.

Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Thái Lan
ราชอาณาจักรไทย (tiếng Thái Lan)
Racha-anachak Thai (tiếng Thái Lan)
Flag of Thailand.svg Garuda Emblem of Thailand.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Thái Lan
Khẩu hiệu
ชาติ ศาสนา พระมหากษัตริย์
Chat, Satsana, Phra Maha Kasat
"Đất nước, tôn giáo, nhà vua"
Quốc ca
Phleng Chat
Hành chính
Chính phủ Quân chủ nghị viện
Quốc vương
 • Thủ tướng
Bhumibol Adulyadej
Prayuth Chan-ocha
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Thái
Thủ đô Bangkok
13°45′B, 100°30′Đ
Thành phố lớn nhất Bangkok
Địa lý
Diện tích 513.120 km² (hạng 50)
Diện tích nước 0,4 %
Múi giờ ĐNÁ (UTC+7); mùa hè: ĐNÁ (UTC+7)
Lịch sử
12381448 Vương quốc Sukhothai
13511767 Vương quốc Ayutthaya
17681782 Vương triều Thonburi
1782–nay Nhà Chakri
Dân cư
Dân số ước lượng (2012) 67.091.089[1] người (hạng 20)
Dân số (2002) 62.354.402 người
Mật độ 132.1 người/km² (hạng 88)
Kinh tế
GDP (PPP) (2013) Tổng số: $673,725 tỷ[2]
Bình quân đầu người: $9.874[2]
GDP (danh nghĩa) (2013) Tổng số: $387,156 tỷ[2]
Bình quân đầu người: $5.674[2]
HDI (2013) 0,722[3] cao
Đơn vị tiền tệ ฿ baht (THB)
Thông tin khác
Tên miền Internet .th
Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp LàoMyanma, phía đông giáp LàoCampuchia, phía nam giáp vịnh Thái LanMalaysia, phía tây giáp Myanmabiển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Namvịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải IndonesiaẤn Độbiển Andaman.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan.[4] Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệpvăn hóa.
Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác.[5] Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan.[6] Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số.[7]
Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samuixuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.[8][9]

Tên gọi

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm La, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949[10]. Từ "Thái" (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là "Xiêm". Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là "nước Thái".
Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: Racha có nghĩa là "quốc vương", Anachakra có nghĩa là "lãnh thổ". Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là "Vương quốc của người tự do". Tuy nhiên, một học giả nổi tiếng người Thái cho rằng từ Thai (ไท) đơn giản chỉ có nghĩa là "người" vì điều tra của ông cho thấy rằng tại một số vùng nông thôn từ "Thai" được dùng thay thế cho từ "khon" (คน) nghĩa là người.[11] Người Thái còn gọi nước Thái là เมืองไทย Mueang Thai (Mường Thái) hay ประเทศไทย Prathet Thai (Prathét Thái). Hai chữ MueangPrathet có cùng nghĩa "nước, quốc gia". Nhiều nhà ngôn ngữ học nói chữ เมือง "Mueang" (Mường) là đồng âm nghĩa với chữ "mường" trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, vương quốc này được gọi là "Thái Lan". Từ này có gốc Hán-Việttiếng Anh. Đúng ra thì "Thái Lan" đến từ Thailand trong tiếng Anh nhưng ngày xưa trong tiếng Việt không phiên âm được Thailand và, do đó, phải chế ra một âm để người Việt đọc được. Các nhà Hán học ở Việt Nam dùng hai chữ Hán có cách phát âm gần với từ Thailand như các nhà Hán học ở Đông Á thường dùng: hai chữ này là "Thái Lan" (泰蘭). "Thái" (泰) được dùng để dịch âm Thai hay Tai, và cũng thường được dùng để gọi người Thái; "Lan" (蘭) dùng để dịch âm Land, như trong "Ba Lan" (波蘭 - Poland), "Ái Nhĩ Lan" (愛爾蘭 - Ireland), v.v.
Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người Thái là "người Xiêm".

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Thái Lan
Nuvola Thai flag.svg
Các chủ đề Thái Lan
Ẩm thực
Văn hóa
Âm nhạc
Kinh tế
Giáo dục
Chính trị
Ngày lễ
Tiếng Thái
Hành chính
Lịch sử
Văn hóa
Giáo dục
Du lịch
Dân số
Trang phục
Thể thao

edit box
Hiện vật văn hóa Baan Chiang tại bảo tàng Berlin
Công viên lịch sử Phnomrung
Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn ĐộTrung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác.
Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của người Thái, một trong số đó liên hệ người Thái tới sự di cư ào ạt sau sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ 13 đã bị chứng minh là không chính xác.[12] Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của người Thái cổ nằm ở vùng ranh giới Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi người TrángBố Y vẫn sinh sống.[13][14] Khoảng thế kỷ thứ II TCN, dưới sức ép nam tiến của người Hán, họ bắt đầu di cư xuống phía nam vào vùng ngày nay là bắc Lào và Chiềng Sen (Chiang Saen เชียงแสน) qua Điện Biên Phủ, sau đó tỏa xuống đồng bằng sông Chao Phraya. Quá trình di cư này bắt đầu không sớm hơn thời điểm thành lập Giao Chỉ ở Việt Nam năm 112 TCN, nhưng không muộn hơn thời gian từ thế kỷ thứ 5 – thế kỷ 6.[15] Tại vùng đất mới của mình, người Thái đánh đuổi các cư dân bản địa như người Môn, Wa, Khmer...đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng ngôn ngữ–văn hóa từ họ và đặc biệt là Phật giáo Ấn Độ. Vào năm 1238, người Thái thành lập một vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13thế kỷ 15).
Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm.
Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô.
Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ.
Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la. Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1.
Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây lịch 543 năm. Năm 2007 thì là năm thứ 2550 Phật lịch tại Thái Lan.

Chính sách "ngoại giao cây sậy" trong lịch sử

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này[16].
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau[17], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.
Các lãnh thổ Thái Lan cắt cho Pháp và Anh từ 1867–1909:
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1867
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1888
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1893
  Lãnh thổ cắt cho Anh 1893
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1904
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1907
  Lãnh thổ cắt cho Anh 1909
Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng Thái Lan cũng phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 2 vạn km2 cho Pháp. Năm 1909, phải cắt vùng đất trên 4 vạn km2 tại bán đảo Malacca cho Anh[18].
Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanma. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi AnhPháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Hoàng gia Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.
Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã chấp thuận cho quân Khmer Đỏ lập căn cứ tại nhiều khu vực trong lãnh thổ của mình như một biện pháp để làm suy yếu Việt Nam. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Camphuchia vào năm 1989.
Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Tuy nhiên, đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả 2 nước tranh chấp chủ quyền tại đền Preah Vihear, trước khi Tòa án quốc tế tuyên bố ngôi đền thuộc về Campuchia.
Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Thái Lan
Cảnh một chợ (Pahùrắt;พาหุรัด) Bangkok
Một đoàn Xe điện nổi đến Sathon, Bangkok
Bangkok, thành phố lớn nhất và là trung tâm công nghiệp, thương mại của Thái Lan.
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệpdịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 tăng trưởng âm 20%.
Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%[19]. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với PPP đầu người đạt mức 8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Dù vậy, sự bất ổn chính trị do cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV chỉ còn 0,7%.
Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm[19]. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tínhthiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa[20]. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong[21].
Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.
Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, , thạch cao, than non, fluoriteđất trồng.
Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong trong công nghiệp và thương mại[22].

Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Thái Lan
  • Cơ cấu các cơ quan quyền lực:
Bộ Quốc Phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng Cung- lực lượng chủ chốt trong tất cả các cuộc đảo chính
Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.[23]
Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi[24][25]. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc[26][27].
Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.[28]

Giai đoạn 1997 - 2006

Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là "Hiến pháp nhân dân"[29].
Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ (สภาผู้แทนราษฎร sapha phutan ratsadon) và 200 thượng nghị sĩ (วุฒิสภา wuthisapha). Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử first-past-the-post, trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tùy thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm.
Hệ thống tư pháp (ศาล saan) bao gồm tòa án hoàng gia (ศาลรัฐธรรมนูญ săan rát-tà-tam-má-nuun) chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị.
Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan[30]. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây[31][32][33].
Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006.

Sau đảo chính 2006

Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hộiTòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào[34].
Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007.
Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường.[35]

Quan hệ ngoại giao

Về đối ngoại, Chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế (Thủ tướng Abhisit đã thăm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Singapore, Anh và sắp tới sẽ đi thăm Châu ÂuBắc Mỹ); tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…). Với cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 10 tháng 3 năm 2009), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16-23 tháng 7 năm 2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác (tháng 10 năm 2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây quan ngại cho nhiều nước.
Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Thái Lan tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN.
Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.

Hành chính

Bài chi tiết: Hành chính Thái Lan
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: BangkokPattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.
Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon PathomSamut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อำเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตำบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน muban).
Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตำบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.

Danh sách các tỉnh Thái Lan theo Vùng

Miền Bắc Thái Lan Đông Bắc Thái Lan Miền Trung Thái Lan
Bản đồ các tỉnh Thái Lan
  1. Chiang Mai
  2. Chiang Rai
  3. Kamphaeng Phet
  4. Lampang
  5. Lamphun
  6. Mae Hong Son
  7. Nakhon Sawan
  8. Nan
  9. Phayao
  10. Phetchabun
  11. Phichit
  12. Phitsanulok
  13. Phrae
  14. Sukhothai
  15. Tak
  16. Uthai Thani
  17. Uttaradit
  1. Amnat Charoen
  2. Buriram
  3. Bueng Kan
  4. Chaiyaphum
  5. Kalasin
  6. Khon Kaen
  7. Loei
  8. Maha Sarakham
  9. Mukdahan
  10. Nakhon Phanom
  11. Nakhon Ratchasima
  12. Nongbua Lamphu
  13. Nong Khai
  14. Roi Et
  15. Sakon Nakhon
  16. Sisaket
  17. Surin
  18. Ubon Ratchathani
  19. Udon Thani
  20. Yasothon
  1. Ang Thong
  2. Ayutthaya
  3. Bangkok
  4. Chainat
  5. Kanchanaburi
  6. Lopburi
  7. Nakhon Nayok
  8. Nakhon Pathom
  9. Nonthaburi
  10. Pathum Thani
  11. Phetchaburi
  12. Prachuap Khiri Khan
  13. Ratchaburi
  14. Samut Prakan
  15. Samut Sakhon
  16. Samut Songkhram
  17. Saraburi
  18. Sing Buri
  19. Suphanburi
Miền Đông Thái Lan Miền Nam Thái Lan
  1. Chachoengsao
  2. Chanthaburi
  3. Chonburi
  4. Rayong
  5. Prachinburi
  6. Sa Kaeo
  7. Trat
  1. Chumphon
  2. Krabi
  3. Nakhon Si Thammarat
  4. Narathiwat
  5. Pattani
  6. Phang Nga
  7. Phatthalung
  1. Phuket
  2. Ranong
  3. Satun
  4. Songkhla
  5. Surat Thani
  6. Trang
  7. Yala

Địa lí

Thái Lan nhìn từ vệ tinh
Với diện tích 513.120 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau IndonesiaMyanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. phía đông bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Khí hậu

Bài chi tiết: Khí hậu Thái Lan
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía nam luôn luôn nóng, ẩm.

Hệ động thực vật

Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Dân số

Bài chi tiết: Dân số Thái Lan
Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Tiếng Thái gồm bốn phương ngữ: tiếng Trung Thái hay tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isản còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Làn Nà cũng gọi là tiếng Lào, tiếng Nam Thái hay tiếng Tai. Ở các tỉnh cực nam Thái Lan, dân cư còn nói tiếng Yawi, một phương ngữ của tiếng Mã Lai. Người Thái ở vùng trung tâm (Xiêm) tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.
Ngoài người Tháingười Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và người Thái Đen (Tai Đăm, chữ Thái:ไท ดำ) ở tỉnh Loei. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáođạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố.
Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isản hoặc tiếng Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp.

Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Thái Lan
Chợ nổi Damoen Saduk
Kỳ lân bằng đá trong Hoàng Cung có sự ảnh hưởng rõ rệt của quá trình Hán hóa
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Hôn nhân

Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá.

Tục lệ ma chay

Xưa kia, người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".

Văn hóa dân gian

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao (tiếng Thái:สโงหชอุโสนสาโ), Khun Lú Nàng Ủa (tiếng Thái:นานงบอุา), Ẩm ệt luông. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Nhà cửa

Nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Còn những người Thái khác thì nhà cửa có hoa văn trang trí kiểu cung đình hoặc giống phương Tây.

Xem thêm

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Thái Lan

Chú thích

  1. ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
  2. ^ a ă â b “Thailand”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “Thailand”. United Nations Development Programme. tr. 17. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ “A Royal Occasion speeches”. Worldhop.com Journal. 1996. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2006.
  5. ^ CIA World Factbook Thailand, CIA World Factbook.
  6. ^ THAILAND: Burmese migrant children missing out on education. IRIN Asia. June 15, 2009.
  7. ^ Population by religion, sex, area and region, National Statistic Office of Thailand.
  8. ^ Thailand and the World Bank, World Bank on Thailand country overview.
  9. ^ The Guardian, Country profile: Thailand, 25 April 2009.
  10. ^ Thailand (Siam) History, CSMngt-Thai.
  11. ^ จิตร ภูมิศักดิ์ 1976: "ความเป็นมาของคำสยาม ไทย ลาวและขอม และลักษณะทางสังคม ของชื่อชนชาติ" (Jid Phumisak 1976: "Coming Into Existence for the Siamese Words for Thai, Laotian and Khmer and Societal Characteristics for Nation-names")
  12. ^ Du Yuting; Chen Lufan (1989). “Did Kublai Khan's Conquest of the Dali Kingdom Give Rise to the Mass Migration of the Thai People to the South?” (PDF). Journal of the Siam Society (Siam Heritage Trust). JSS Vol. 77.1c (digital). câu cuối cùng trong phần bài viết của trang 39. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014. ‘Người Thái ở phương bắc cũng như phương nam, theo bất cứ cách hiểu nào, đã không di cư ào ạt xuống phía nam sau cuộc xâm lược của Hốt Tất Liệt vào Vương quốc Đại Lý (tiếng Anh: The Thai people in the north as well as in the south did not in any sense "migrate en masse to the south" after Kublai Khan's conquest of the Dali Kingdom).’
  13. ^ Luo, Wei; Hartmann, John; Li, Jinfang; Sysamouth, Vinya (tháng 12 năm 2000). “GIS Mapping and Analysis of Tai Linguistic and Settlement Patterns in Southern China”. Geographic Information Sciences (DeKalb: Northern Illinois University) 6 (2). phần abstract. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014. “Tóm tắt: Bằng sự kết hợp giữa các thông tin về ngôn ngữ học và các đặc điểm địa vật lý trong môi trường GIS, bài viết này lập bản đồ khu vực sử dụng các biến thể từ vựng liên quan đến canh tác lúa nước của các dân tộc thiểu số Tai ở miền nam Trung Quốc và kết quả cho thấy rằng nguồn gốc của Tai Nguyên Thủy (Proto-Tai) nằm ở vùng Quảng Tây-Quý Châu chứ không phải Vân Nam hay vùng trung lưu sông Trường Giang như nhiều người nghĩ....”
  14. ^ Earth Observatory; Rachel Hauser (28 tháng 3 năm 2002). Tais that Bind.
  15. ^ University of Texas, Arlington, Department of Linguistic and TESOL; Jerold A. Edmondson. the power of language over the past: Tai settlement and Tai linguistics in southern China and northern Vietnam. tr. 15.
  16. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục. 2011. Trang 476
  17. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục 2011. Trang 475
  18. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục. 2011. Trang 481
  19. ^ a ă CIA world factbook - Thailand
  20. ^ IRRI country profile
  21. ^ CIA world factbook - Greater Mekong Subregion
  22. ^ Weights and measures in Thailand
  23. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104152/ns070801102436#0c63gOSyiV52
  24. ^ The Council of State, Constitutions of Thailand. This list contains 2 errors: it states that the 6th constitution was promulgated in 1912 (rather than 1952), and it states that the 11th constitution was promulgated in 1976 (rather than 1974).
  25. ^ Thanet Aphornsuvan, The Search for Order: Constitutions and Human Rights in Thai Political HistoryPDF (152 KiB), 2001 Symposium: Constitutions and Human Rights in a Global Age: An Asia Pacific perspective
  26. ^ A list of previous coups in Thailand
  27. ^ A list of recent coups in Thailand's history
  28. ^ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dao-chinh-quan-su-o-thai-lan-2994416.html
  29. ^ Kittipong Kittayarak, The Thai Constitution of 1997 and its Implication on Criminal Justice ReformPDF (221 KiB)
  30. ^ Robert B. Albritton and Thawilwadee Bureekul, Developing Democracy under a New Constitution in ThailandPDF (319 KiB), National Taiwan University and Academia Sinica Asian Barometer Project Office Working Paper Series No. 28, 2004
  31. ^ Pongsudhirak Thitinan, "Victory places Thaksin at crossroads", Bangkok Post, February 9, 2005
  32. ^ “Unprecedented 72% turnout for latest poll”. The Nation. 10 tháng 2 năm 2005.
  33. ^ Aurel Croissant and Daniel J. Pojar, Jr., Quo Vadis Thailand? Thai Politics after the 2005 Parliamentary Election, Strategic Insights, Volume IV, Issue 6 (June 2005)
  34. ^ The Nation, Interim charter draft, 27 September 2006
  35. ^ http://tuoitre.vn/The-gioi/445017/Em-gai-Thaksin-tro-thanh-thu-tuong.html

Liên kết ngoài

Chính thức

Khác



Taksin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Taksin Đại Vương
Quốc vương của Thonburi
KingTaksinfromItalymuseum.JPG
Bức vẽ Quốc vương Taksin từ Bảo tàng quốc gia Roma.
Quốc vương Xiêm
Tại vị 28 tháng 12, 1767 – 6 tháng 4, 1782
Đăng quang 28 tháng 12, 1767
Tiền nhiệm triều đại thành lập
Kế nhiệm Buddha Yodfa Chulaloke
Thông tin chung
Hậu duệ 30[1]
Hoàng tộc triều đại Thonburi
Thân phụ Zheng Yong[2]
Thân mẫu Nok-lang (sau là Somdet Krom Phra Phithak Thephamat)
Sinh 17 tháng 4, 1734
Ayutthaya, Vương quốc Ayutthaya
Mất 7 tháng 4, 1782 (47 tuổi)
Cung điện Wang Derm, Thon Buri, Vương quốc Thonburi
Tôn giáo Phật giáo
Taksin (tiếng Thái: สมเด็จพระเจ้าตากสินมหาราช, RTGS: Somdet Phra Chao Taksin Maha Rat, ) hay Quốc vương Thonburi (tiếng Thái: สมเด็จพระเจ้ากรุงธนบุรี, RTGS: Somdet Phra Chao Krung Thon Buri) (17 tháng 4, 1734 – 7 tháng 4, 1782) là quốc vương duy nhất của Vương quốc Thonburi. Ông là một thủ lĩnh giải phóng Xiêm khỏi sự chiếm đóng của Miến Điện sau khi Ayutthaya thất thủ lần thứ nhì vào năm 1767, và sau đó thống nhất Xiêm từ các quân phiệt. Do Ayutthaya hầu như bị tàn phá hoàn toàn, ông cho thiết lập Thonburi làm tân đô. Trong thời gian trị vì của ông, xảy ra các sự kiện nổi bật như các cuộc chiến tranh, chiến đấu đảy lui các cuộc xâm chiếm mới của Miến Điện và chinh phục Vương quốc Lanna ở phía bắc, các tiểu quốc Lào, và đe dọa Cao Miên. Ông bị chiến hữu lâu năm là Buddha Yodfa Chulaloke hành quyết, người này lập nên Vương triều Chakri cai trị Thái Lan cho đến nay.
Mặc dù chiến tranh diễn ra trong hầu hết thời gian sự nghiệp của Taksin, song ông giành sự quan tấm lớn đến chính trị, cai quản, kinh tế, và phúc lợi của quốc gia. Ông xúc tiến mậu dịch và duy trì quan hệ với ngoại quốc như Đại Thanh, Anh Quốc, và Hà Lan. Ông cho xây dựng đường giao thông và đào kênh. Bên cạnh việc khôi phục và cải tạo chùa, ông còn nỗ lực phục hưng văn học, và các loại hình nghệ thuật khác như kịch, hội họa, kiến trúc, và thủ công nghiệp. Ông cũng ban hành các quy định về việc thu thập và cải biên các văn bản khác nhau nhằm xúc tiến giáo dục và nghiên cứu tôn giáo. Nhằm công nhận công lao của ông với người Thái, sau này ông được truy phong tước Maharaj (Đại Vương).

Trước khi đăng cơ

Thời thiếu niên và giáo dục

Taksin sinh ngày 17 tháng 4 năm 1734 (22 tháng 3 năm 2277 Phật lịch) tại Ayutthaya. Cha của ông là Yong Saetae (tiếng Thái: หยง แซ่แต้; tiếng Trung: 鄭鏞; Hán-Việt: Trịnh Dong), là một quan viên thu thuế,[3] có gốc Triều Châu từ huyện Trừng Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.[2] Mẹ của ông là Nok-iang (tiếng Thái: นกเอี้ยง), bà là một người Thái (và sau được phong tước Somdet Krom Phra Phithak Thephamat).[4] Do ấn tượng trước ông, Chao Phraya Chakri (Mhud), người đương giữ chức Samuhanayok (สมุหนายก tể tướng) trong triều đại của Quốc vương Boromakot, nhận nuôi ông và ban cho ông tên Thái là Sin (สิน) nghĩa là tiền bạc hoặc của cải.[5] Khi lên 7 tuổi, Sin được giao cho một nhà sư tên là Thongdee để bắt đầu tiếp nhận giáo dục trong một chùa tên là Wat Kosawat (วัดโกษาวาส) (sau là Wat Choeng Tha วัดเชิงท่า).[6] Sau bảy năm, cha nuôi gửi ông đi làm công việc của một tiểu đồng vương thất. Khi Sin cùng bạn của mình là Thong-Duang còn là tiểu tăng, họ kể rằng mình gặp một thầy bói người Hoa và người này nói rằng cả hai có đường vận may mắn trong bàn tay và sẽ đều làm quốc vương. Không ai cho rằng điều này là nghiêm túc, song Thong-Duang về sau trở thành người kế nhiệm Taksin, tức Rama I.[7]

Sự nghiệp ban đầu

Sau ba năm làm sư, Sin tham gia phụng sự cho Quốc vương Ekatat và là phó thống đốc thứ nhất rồi thống đốc của tỉnh Tak,[8] do vậy mà ông được gọi là Phraya Tak, tức thống đốc tỉnh Tak- tỉnh gặp nguy hiểm từ Miến Điện.
Năm 1764, quân Miến tấn công khu vực miền nam của Xiêm. Dưới quyền Muang Maha Noratha, quân Miến thắng lợi và tiến đến Phetchaburi, và tại đây phải đối diện với các binh sĩ Xiêm dưới quyền hai tướng quân là Kosadhibodhi và Phraya Tak. Quân đội Xiêm đánh lui quân Miến về đèo Singkhorn.
Năm 1765, khi quân Miến tấn công Ayutthaya, Phraya Tak tham gia phòng thủ kinh thành, nhờ vậy mà được ban tước "Phraya Vajiraprakarn" của Kamphaeng Phet. Tuy nhiên, ông không có cơ hội đến cai trị tỉnh Kamphaeng Phet do chiến tranh lại nổ ra. Ông lập tức được triệu hồi để bảo vệ kinh thành. Trong hơn một năm, các binh sĩ Xiêm và Miến giao tranh ác liệt trong cuộc bao vây Ayutthaya. Trong thời gian này, Phraya Vajiraprakarn trải qua nhiều thất bại khiến ông nghi ngờ về giá trị các nỗ lực của bản thân.

Kháng cự và độc lập

Ngày 3 tháng 1 năm, 1766, trước khi Ayutthaya thất thủ, ông cùng 500 tùy tùng phá vây đến Rayong, ở bờ đông của vịnh Thái Lan.[9] Hành động này chưa từng được giải thích thỏa đáng, do vương cung và Ayutthaya nằm trên một đảo; cách Taksin và tùy tùng phá vây vẫn còn là điều bí ẩn.
Ngày 7 tháng 4 năm 1767, Ayutthaya hoàn toàn thất thủ trước quân Miến. Sau khi kinh đô thất thủ và quốc vương từ trần, Xiêm bị phân thành sáu phần, trong đó Sin kiểm soát vùng duyên hải phía đông. Cùng với Tong-Duang, nay là Chao Phraya Chakri, ông cuối cùng tiến hành đẩy lui người Miến, đánh bại các đối thủ và tái thống nhất quốc gia.[10]
Thống đốc Chantaburi từ chối thương lượng hữu nghị, do vậy ông cùng tùy tùng đột kích và chiếm được thị trấn vào ngày 15 tháng 6 năm 1767, chỉ hai tháng sau khi Ayutthaya thất thủ.[11] Quân đội của ông nhanh chóng gia tăng số lượng với những nam giới tại Chantaburi và Trat, là hai tỉnh không bị cướp phá và bị suy giảm dân số do quân Miến,[12] một cách tự nhiên tạo thành cơ sở thích hợp cho ông để tiến hành chuẩn bị giải phóng tổ quốc.[13]
Sau khi cướp phá hoàn toàn Ayutthaya, người Miến dường như không thể hiện sự quan tâm nghiêm túc trong việc chiếm giữ thủ đô của Xiêm, do họ chỉ để lại một số ít binh sĩ dưới quyền Tướng Suki để kiểm soát thành phố nay đã tan vỡ. Họ chuyển sự chú ý của mình về phía bắc, nơi Miến Điện chịu sự đe dọa từ việc Đại Thanh xâm chiếm. Ngày 6 tháng 11 năm 1767, khi làm chủ được 5.000 binh sĩ và toàn bộ đều có sĩ khí cao, Taksin chỉ huy quân đội đi thuyền ngược sông Chao Phraya và chiếm Thonburi ở đối diện Bangkok hiện nay, hành quyết thống đốc người Thái do Miến Điện phong là Thong-in.[14] Sau chiến thắng nhanh chóng này, ông táo bạo tấn công đại doanh của quân Miến tại Phosamton gần Ayutthya.[15] Quân Miến bị đánh bại, và Taksin khải hoàn Ayutthaya bảy tháng sau khi thành phố thất thủ.[13]

Lập đô

Taksin thực hiện những bước quan trọng nhằm thể hiện ông là một người kế nhiệm xứng đáng của vương vị. Ông được thuật là đã đối đãi thích hợp với dư đảng của vương tộc cũ, sắp xếp đại hỏa táng thi thể của Quốc vương Ekatat, và giải quyết vấn đề định đô.[16] Có thể Taksin nhận thấy rằng Ayutthaya bị tàn phá nghiêm trọng nên việc khôi phục nó về tình trạng cũ chắc chắc sẽ quá sức đối với nguồn lực của ông. Người Miến quá quen thuộc với các tuyến đường để tiến đến Ayutthaya, và trong trường hợp người Miến lại tiến công, thì binh sĩ của ông sẽ không thể đủ sức bảo vệ thành phố. Do vậy, ông lập đô tại Thonburi, là nơi gần biển hơn Ayutthaya.[17] Ngoài việc sẽ khó xâm nhập Thon Buri bằng đường bộ, sự lựa chọn này cũng sẽ ngăn chặn việc thu thập vũ khí và thiết bị quân sự của bất cứ ai có tham vọng biến bản thân thành một vương độc lập ở xa về thượng du sông Chao Phraya.[11] Do Thonburi là một đô thị nhỏ, quân sẵn có của Vương Tak, cả bộ binh và thủy binh, có thể tham gia xây dựng công sự, và nếu ông nhận thấy rằng không thể giữ nó trước một cuộc tấn công của kẻ thù, ông có thể đưa quân lên tàu và tiến hành triệt thoái đến Chantaburi.[18]
Những thắng lợi trước các đối thủ quyền lực là nhờ năng lực chiến đấu như một chiến binh của Taksin. Ông thường ở tiền tuyến trong khi đấu với kẻ địch, nhờ vậy truyền sĩ khí cho binh sĩ để họ bất chấp nguy hiểm. Trong số những quan chức gắn vận mệnh với ông có hai cá nhân mà sau này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử Thái Lan, họ là hai người con của một quan chức mang tước Pra Acksonsuntornsmiantra (พระอักษรสุนทรเสมียนตรา), người anh là Tongduang (ทองด้วง) và sau thành lập vương triều Chakri, người em là Boonma (บุญมา) nắm giữ vị trí quyền lực số hai.[19] Trước khi Ayutthaya thất thủ, Tongduang được phong tước Luang Yokkrabat, giữ chức giám sát vương thất, thống đốc tỉnh Ratchaburi, còn Boonma có hiệu là Nai Sudchinda. Luang Yokkrabat (Tongduang) do đó không ở tại Ayutthaya khi kinh thành thất thủ, còn Nai Sudchinda (Boonma) đào thoát thành công khỏi kinh thành. Tuy nhiên, khi Taksin tập hợp lực lượng tại Chantaburi, Nai Sudchinda đem những tùy tùng của mình gia nhập, giúp tăng cường lực lượng của Taksin, và được thăng làm Pra Mahamontri (พระมหามนตรี). Ngay sau khi đăng cơ, Taksin đảm bảo phụng sự của Luang Yokkrabut theo khuyến nghị của Pra Mahamontri và thăng người này là Pra Rajwarin (พระราชวรินทร์). Sau đó, do có công lao nên Pra Rajwarin được lập làm Chao Phraya Chakri, hạng tể tướng, và Pra Mahamontri được lập làm Chao Phraya Surasih.[17]

Trị vì

Tức vị

Taksin Đại Vương tức vị, 1767-12-28
Ngày 28 tháng 12 năm 1767, ông tức vị quốc vương của Xiêm tại cung điện Wang Derm tại tân đô Thonburi.[20] Ông lấy danh xưng chính thức là Boromraja IV và "Phra Sri Sanphet", song được biết trong sử Thái là Quốc vương Taksin, một sự kết hợp giữa danh xưng phổ biến của ông là Phya Tak, và nguyên danh của ông là Sin, hoặc là Quốc vương của Thonburi, do ông là quân chủ duy nhất của kinh đô này. Khi làm lễ đăng cơ, ông 34 tuổi. Quốc vương chọn không trở về Ayutthaya mà lập đô tại Thonburi, vốn chỉ cách biển 20 km nên phù hợp hơn với thương nghiệp hàng hải, song không không có thời gian để kiến thiết nó thành một đại thành thị,[21] do hoàn toàn bận rộn với việc trấn áp các đối thủ bên trong và bên ngoại, cũng như khuếch trương lãnh thổ trong suốt triều đại của mình.[22]

Năm quốc gia riêng biệt

Sau khi Ayutthaya thất thủ, Xiêm bị tan vỡ do thiếu quyền lực trung ương. Ngoài Quốc vương Taksin, còn có Vương tử Teppipit (con của Quốc vương Boromakot) thất bại trong một hành động nghi binh chống người Miến vào năm 1766 và tự lập là quân chủ tại Phimai, nắm quyền thống trị các tỉnh miền đông gồm cả Nakhon Ratchasima hay Khorat. Thống đốc Phitsanulok có tên đầu là Ruang (เรือง) thì tự tuyên bố độc lập, lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của người này trải rộng đến tỉnh Nakhon Sawan. Phía bắc của Phitsanulok là thị trấn Sawangburi (gọi là Fang trong tỉnh Uttaradit), tại đây một hòa thượng tên là Ruan xưng vương, bổ nhiệm các hòa thượng khác làm những chỉ huy quân sự. Tại các tỉnh miền nam từ Chumphon trở xuống, một Pra Palad giữ chức quyền thống đốc của Nakhon Si Thammarat tự tuyên bố độc lập và xưng vương.[23]
Sau khi thiết lập vững chắc căn cứ quyền lực của mình tại Thonburi, Quốc vương Taksin bắt đầu tiến hành "tái thống nhất" vương quốc, tiêu diệt các địch thủ địa phương. Sau khi bị Thống đốc Phitsanulok tạm thời đẩy lui,[24] ông tập trung vào đánh bại người yếu nhất trước. Vương Teppipit tại Phimai bị dẹp yên và hành hình vào năm 1768.[25] Vương của Nakhon Si Thammarat bị một người trung thành với Taksin là Thống đốc Pattani bắt giữ,[26] Taksin không những tha mà còn cho nhân vật này cư trú tại Thonburi.

Chiến tranh

Quốc vương Hsinbyushin của Miến chưa từng từ bỏ kế hoạch nhằm buộc Xiêm phải khuất phục, và ngay khi biết tin về việc lập Thonburi làm thủ đô của Taksin, vị quân chủ của Miến Điện lệnh cho Thống đốc Tavoy đi chinh phục Taksin vào năm 1767. Quân Miến tiến đến huyện Bangkung thuộc tỉnh Samut Songkram ở phía tây tân đô, song bị Taksin đánh tan.[27] Tuy nhiên, khi quân Thanh xâm nhập, Hsinbyushin quyết định triều hồi phần lớn binh sĩ nhằm kháng Thanh.
Sau khi dàn xếp hòa bình với quân Thanh, quân chủ Miến Điện phái một quân đội nhỏ khác gồm 5.000 binh sĩ đi tấn công Xiêm vào năm 1774. Tuy nhiên, họ bị người Xiêm bao vây hoàn toàn tại Bangkeo thuộc tỉnh Ratchaburi, và cuối cùng do bị đói nên phải đầu hàng Taksin. Taksin có thể tàn sát họ, song thực tế ông để họ sống nhằm đề cao chí khí của người Thái.[28] Quân tiếp viện của Miến Điện cắm trại tại tỉnh Kanchanaburi sau đó thu quân. Quốc vương Hsinbyushin vẫn cố gắng chinh phục Xiêm, và trong tháng 10 năm 1775, cuộc xâm chiếm lớn nhất của Miến Điện trong thời kỳ Thonburi bắt đầu dưới quyền Maha Thiha Thura, trong sử Thái được gọi là "Azaewunky". Nhân vật này thể hiện bản thân là một tướng quân hàng đầu trong khi giao tranh với quân Thanh và trong một cuộc nổi dậy gần đó của người Pegu (Mon).[29]
Trận Bangkeo tại Ratchaburi
Sau khi vượt qua biên giới Xiêm tại đèo Melamao, quân Miến hành quân hướng về Phitsanulok, trên đường đi họ chiếm Phichai và Sukhothai. Quân Miến sau đó bao vây Phitsanulok đang do hai tướng quân anh em là Chao Phraya Chakri và Chao Phya Surasih bảo vệ, và do quân Xiêm kháng cự ngoan cường, quân Miến bị cản bên ngoài thành lũy trong khoảng 4 tháng.[30] Hay tin về cuộc đột kích thành công của Chao Phraya Chakri khiến cho quân Miến phải rút vào trại, Azaewunky sắp xếp tiếp xúc với tướng quân này, Azaewunky ca ngợi chiến thuật của Chakri và khuyên Chakri lo cho bản thân, tiên đoán Chakri nhất định sẽ làm quốc vương. Bất kỳ nghi ngờ gì về việc Azaewunky âm mưu gây chia rẽ giữa Taksin và Chao Phraya Chakri nên được bỏ qua, do hai người cộng tác chặt chẽ trong các hành động quân sự sau đó.[29][31]
Bất chấp nỗ lực của Taksin nhằm tấn công quân Miến từ phía hậu, Chao Phraya Chakri và Chao Phraya Surasih không thể giữ thành Phitsanulok lâu hơn do thiếu lương thực dự trữ. Sau khi tập hợp hầu hết dân cư, họ đột vây thành công và lập Phetchabun làm trị sở. Azaewunky dẫn quân vào thành bỏ hoang và cuối tháng 3 năm 1776, song sớm cũng phải đối mặt với tình hình thiếu hụt lương thực. Đương thời, Quốc vương mới của Miến Điện là Singu Min lệnh cho Azaewunky rút khỏi lãnh thổ Xiêm, do vậy quân của Azaewunky dời đi, song tàn quân Miến tiếp tục chiến tranh cho đến khi họ bị đẩy lui khỏi Xiêm vào tháng 9 năm đó.[29][31]
Theo ý kiến của Quốc vương Taksin, một khi Chiang Mai vẫn do người Miến cai trị thì phía bắc của Xiêm sẽ luôn bị người Miến xâm nhập. Điều kiện tiên quyết nhằm duy trì hòa bình trong khu vực là phải trục xuất hoàn toàn người Miến khỏi Chiang Mai.[32] Năm 1771, Thống đốc của Miến của Chiang Mai đem quân về phía nam và bao vây Phichai, song bị đẩy lui. Taksin sau đó cho dò xét thực lực người Miến, và quân đội của ông không chuẩn bị một cuộc tấn công trực diện vào thành Chiang Mai. Sau khi gặp phải kháng cự ngoan cường của quân Miến, Taksin rút lui, có lẽ do tin vào một lời tiên tri cổ rằng cần hai lần nỗ lực để chiếm Chiang Mai.[33]
Thất bại của quân Miến trong việc chiếm Phichai mở đầu cho cuộc viễn chinh lần thứ nhì của Taksin nhằm vào Chaing Mai.[34] Khi một đạo quân Xiêm dưới quyền chỉ huy của Chao Phraya Chakri và Chao Phraya Surasih đến Lampang, hai quan viên hàng đầu Phraya Chaban và Phraya Kawila đã đào ngũ từ quân Miến để gia nhập bao vây Chaing Mai, không lâu sau Quốc vương Taksin đến nơi. Tháng 1 năm 1775, thành Chiang Mai thất thủ trước quân Xiêm, song thống đốc và chỉ huy của Miến Điện cùng gia đình chạy thoát. Trước khi dời về Thonburi, Taksin phong chức tước cho những người có công, Phraya Chaban được nhậm chức Thống đốc Chaing Mai và tước Phraya Wichienprakarn, còn Phraya Kawila và Phraya Waiwongsa lần lượt cai quản LampangLamphun.[35]
Chao Phraya Chakri được lệnh ở lại thêm nhằm giúp họ bình định miền bắc, vốn gồm cả các quốc gia Lào. Tuy nhiên, Quốc vương Miến Điện nhìn nhận sự tồn tại của quốc gia Lào là Vương quốc Luang PhrabangVientiane tạo thành cơ sở để duy trì quyền lực của Miến Điện ở xa về phía đông, nên cần phải đoạt lại Chiang Mai, và một đạo quân Miến gồm 6.000 binh sĩ được phái đi với nhiệm vụ này vào năm 1776. Quân Miến tiến vào thành, song bị một đạo quân Xiêm cứu viện dưới quyền Chao Phraya Surasih đuổi đi. Chaing Mai chịu tổn thất nghiêm trọng do các chiến dịch, dân số trong thành giảm mạnh và bị bần cùng hóa, và trong trường hợp Miến Điện lại tiến công, thành sẽ không thể tự thủ. Do những nguyên nhân này, Quốc vương Taksin bỏ thành và các dân cư còn lại trong thành được chuyển đến Lampang. Chiang Mai do đó trở thành một thành hoang và duy trì tình trạng này trong 15 năm.[36] Trong vài năm sau đó, Taksin nỗ lực giành quyền kiểm soát đối với Chiang Mai, và đặt Campuchia làm chư hầu của Xiêm từ năm 1779 sau các chiến dịch quân sự liên tiếp.[37]

Khoách trương ra ngoại quốc

Năm 1769, Cao Miên lại chìm trong hỗn loạn do tranh đoạt vương vị giữa anh em vương thất, người anh là Quốc vương Ramraja (Non), và người em là Ton. Ton được quân chúa Nguyễn An Nam viện trợ và giành thắng lợi, xưng là Quốc vương Narairaja, Non cầu viện Xiêm. Cuộc đấu tranh này tạo cơ hội cho Taksin khôi phục quyền bá chủ của Xiêm đối với Cao Miên như thời Ayutthaya. Một đạo quân được phái đi để hỗ trợ cựu vương Ramraja giành lại quyền lực, song không thành công.[38][39]
Năm 1777, quân chủ của Vương quốc Champasak, đương thời là một quốc gia độc lập giáp với biên giới phía đông của Xiêm, ủng hộ Thống đốc Nangrong nổi loạn chống Taksin. Một đạo quân Xiêm dưới quyền Chao Phraya Chakri được lệnh đi dẹp loạn, bắt và hành hình phản tặc. Đến khi nhận được quân tiếp viện dưới quyền Chao Phraya Surasih, Chao Phraya Chakri tiến về Champasak, quân chủ Champasak là Chao O cùng tể tướng bị bắt giữ và bị chặt đầu. Champasak được hợp nhất vào Xiêm, và Quốc vương Taksin rất hài lòng với sự chỉ đạo chiến dịch của Chao Phraya Chakri, và thăng cho vị tướng này tước Somdej Chao Phraya Mahakasatsuek Piluekmahima Tuknakara Ra-adet (สมเด็จเจ้าพระยามหากษัตริย์ศึก พิลึกมหึมาทุกนคราระอาเดช)[40]—tước quý tộc cao nhất mà một người không thuộc huyết thống vương thất có thể đạt đến.
Năm 1770, Quốc vương Taksin phát động chiến tranh chống chúa Nguyễn nhằm tranh đoạt quyền kiểm soát Cao Miên. Sau một số thất bại ban đầu, liên quân Xiêm-Miên đánh bại quân Nguyễn vào năm 1771 và 1772. Những thất bại này khiến kích động một cuộc nội loạn (khởi nghĩa Tây Sơn) mà sau đó đã hất chúa Nguyễn khỏi quyền lực. Năm 1773, chúa Nguyễn làm hòa với Taksin, trao lại một số lãnh thổ mà họ kiểm soát tại Cao Miên.[41]
Tuy nhiên, năm 1771, dù được quân Xiêm đoạt lại vương vị Cao Miên cho mình song Narairaja rút đến phía đông quốc gia. Cuối cùng, Ramraja và Narairaja tiến đến một thỏa hiệp, theo đó người anh sẽ làm đệ nhất vương và người em sẽ làm đệ nhị vương hay Maha Uparayoj, và Tam là Maha Uparat cho đệ nhất và đệ nhị vương, thỏa hiệp này không làm thỏa mãn các bên. Tam bị ám sát, trong khi đệ nhị vương đột ngột từ trần. Cho rằng Quốc vương Ramraja phải chịu trách nhiệm về những việc này, nhiều quan chức cao cấp dưới quyền lãnh đạo của Vương tử Talaha (Mu) nổi loạn, bắt và ném Ramraja xuống sông vào năm 1780. Talaha đưa Ang Eng mới bốn tuổi làm quốc vương, còn bản thân thì làm nhiếp chính, song ông ra nghiêng quá nhiều về phía chúa Nguyễn, do đó xung đột với chính sách của Taksin là ủng hộ một nhân vật thân Xiêm trên vương vị Cao Miên. Taksin do đó quyết định tiến hành xâm chiếm Cao Miên, một đạo quân Xiêm gồm 2 vạn binh sĩ dưới quyền Somdej Chao Phraya Mahakasatsuek tiến vào Cao Miên, và trong trường hợp chinh phục thành công sẽ đưa con của Taksin là Vương tử Intarapitak làm vương của Cao Miên. Với viện trợ từ chúa Nguyễn, Vương tử Talana chuẩn bị kháng cự quân Xiêm tại Phnom Penh, song trước khi bắt đầu giao tranh thì các rối loạn nghiêm trọng nổ ra tại Xiêm khiến cho Somdej Chao Phraya Mahakasatsuek quyết định vội vàng trở về Thonburi, sau khi trao quyền chỉ huy đạo quân cho Chao Phraya Surasih.[35]
Tại Vương quốc Vientiane, một quốc vụ khanh là Pra Woh nổi loạn chống lại quân chủ và chạy sang lãnh thổ Champasak, tại đây ông ta lập căn cứ tại Donmotdang gần thành phố Ubon hiện nay. Ông ta quy phục chính thức với Xiêm, song sau khi quân Xiêm rút đi thì ông ta bị quân Vientiane tấn công và tiêu diệt. Hành động này ngay lập tức bị Taksin nhìn nhận là một sự sỉ nhục lớn đối với ông, và theo lệnh của ông, Somdej Chao Phya Mahakasatsuek xâm chiếm Vientiane với một đạo quân 2 vạn vào năm 1778. Quân chủ của Vương quốc Luang Prabang ở trong tình trạng thù địch với quân chủ của Vientiane, quân chủ nước này quy phục Xiêm để đổi lấy an toàn cho bản thân, đưa quân của mình hội quân với Somdej Chao Phya Mahakasatsuek để bao vây thành Vientiane.[42] Sau một cuộc bao vây Vientiane kéo dài khoảng bốn tháng, người Xiêm chiếm được thành phố và đem tượng Phật lục bảo và Phra Bang đến Thonburi. Quốc vương Vientiane chạy thoát và sống lưu vong, hai vương quốc Luang Prabang và Vientiane trở thành nước phụ thuộc của Xiêm.[43]

Kinh tế, văn hóa và tôn giáo

Sau khi Taksin lập Thonburi làm kinh đô, nhân dân sống trong tình cảnh bần cùng, lương thực và trang phục khan hiếm. Quốc vương nhận thức được tình cảnh của các thần dân, do đó nhằm hợp pháp hóa yêu sách của bản thân đối với vương quốc, ông nhận định việc giải quyết các vấn đề kinh tế là ưu tiên chính. Ông trả giá cao mua gạo bằng tiền của mình để khiến các thương nhân ngoại quốc đem đến đủ lượng cần thiết cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sau đó, ông phân phối gạo và y phục cho toàn bộ các thần dân thiếu ăn của mình. Những người lưu tán trở về quê hương của họ, trạng thái bình thường được phục hồi. Kinh tế quốc gia dần được khôi phục.[44] Quốc vương Taksin phái ba đoàn sứ thần đến Đại Thanh vào năm 1767, đương thời hoàng đế là Càn Long. Đến năm 1772, Đại Thanh công nhận Taksin là quân chủ hợp pháp của Xiêm.[45]
Văn bản từ năm 1777 viết rằng: "Những hàng hóa quan trọng từ Xiêm là hổ phách, vàng, đá màu, quặng vàng tốt, bột vàng, đá bán quý, và chì cứng." Đương thời, Quốc vương tích cực khuyến khích người Hoa đến định cư tại Xiêm, phần lớn là người Triều Châu,[46] một phần là nhằm hồi sinh nền kinh tế đang đình trệ[47] và tăng cường lực lượng lao động địa phương trong thời điểm đó.[48] Ông hầu như phải đấu tranh liên tục trong hầu hết thời gian cai trị nhằm duy trì độc lập cho quốc gia. Do ảnh hưởng kinh tế của cộng đồng người Hoa di cư tăng lên theo thời gian, nhiều quý tộc bắt đầu quay sang chống lại ông vì việc liên minh với các thương nhân người Hoa. Theo một học giả, phe phản đối chủ yếu do các thành viên gia tộc Bunnag lãnh đạo, đây là một gia tộc thương nhân-quý tộc có nguồn gốc Ba Tư, kế tập giữ chức bộ trưởng cảng và tài chính của Ayutthaya, hay còn gọi là Phra Klang[49]
Các thuyền buồm của Xiêm đến thuộc địa Surat của Bồ Đào Nha tại Goa, Ấn Độ, tuy nhiên quan hệ ngoại giao chính thức chưa được thiết lập. Năm 1776, thuyền trưởng Anh Quốc Francis Light gửi 1.400 súng kíp cùng các hàng hóa khác làm tặng phẩm cho Quốc vương Taksin. Sau đó, Thonburi đặt mua một số súng từ Anh. Các thư từ vương thất được giao đổi và đến năm 1777, thì Phó vương Madras là George Stratton, gửi một kiếm vàng được trang hoàng bằng đá quý cho Taksin.[50] Năm 1770, những người bản địa tại TerengganuJakarta tặng cho Thaksin 2.200 súng săn. Đương thời, Hà Lan kiểm soát đảo Java.[51]
Đồng thời, Taksin can dự sâu vào việc khôi phục pháp luật và trật tự trong vương quốc và thi hành một chương trình phúc lợi công cộng cho nhân dân. Những lạm dụng trong khi thực hành Phật giáo, và trong các hoạt động công cộng, được cải biến thích hợp, và thực phẩm cùng y phục cũng như các nhu yếu phẩm khác trong sinh hoạt được phân phối nhanh chóng cho những người có nhu cầu, đem lại cho ông sự tôn trọng và tình cảm của nhân dân.[17]
Taksin cũng quan tâm đến các lĩnh vực nghệ thuật khác, trong đó có vũ đạo và kịch. Có bằng chứng rằng khi ông trấn áp phe của Chao Nakhon Si Thammarat vào năm 1769, ông đem về các nữ vũ công của Chao Nakhon. Cùng với các vũ công mà ông thu thập từ những nơi khác, họ được đào tạo và lập thành một đoàn kịch vương thất tại Thonburi theo mô hình Ayutthaya. Quốc vương viết bốn hồi từ Ramakian cho đoàn kịch vương thất nhằm diễn tập và biểu diễn.[52][53]
Khi ông tiến về phía bắc đề trấn áp phái Phra Fang, ông thấy rằng các nhà sư ở miền bắc không nghiêm và vô kỷ luật. Ông mời những chức sắc từ kinh thành đến dạt cho những nhà sư này và đưa họ trở lại phù hợp với các giáo lý chính của Phật giáo.
Việc quản lý Tăng đoàn trong thời kỳ Thonburi theo sau mô hình được thiết lập từ thời Ayutthaya,[54] và ông cho phép những nhà truyền giáo người Pháp được vào Xiêm, và gió họ xây dựng một nhà thờ vào năm 1780.

Những năm cuối

Các sử gia Thái chỉ ra sự lạm quyền trong thu thuế, và quốc vương bắt đầu trở thành một người cuồng tín tôn giáo. Năm 1781, Taksin biểu thị những dấu hiệu bất an về tinh thần, ông tin rằng bản thân sau này sẽ thành Phật, hy vọng đổi màu máu của bình từ đỏ thành trắng. Khi ông bắt đầu thực hành thiền, ông thậm chí còn giảng đạo cho các nhà sư. Nghiêm trọng hơn, ông kích động chia rẽ Phật giáo Xiêm bằng cách yêu cầu các nhà sư phải công nhận ông là một sotapanna (tu đà hoàn)[55] Những nhà sư từ chối không cúi đầu trước Taksin và thờ Taksin như thần sẽ bị giáng thân phận, và hàng trăm người từ chối thờ ông đã bị đánh đập và bị kết án lao động khổ sai.[43]
Căng thẳng kinh tế do chiến tranh là nghiêm trọng, do nạn đói lan rộng, nạn cướp bóc và tội phạm trở nên phổ biến. Những quan viên tham ô được tường thuật là có nhiều, bản thân Taksin cho hành quyết một số quan viên đó, bất mãn trong giới quan lại có thể thấy được.
Một số sử gia cho rằng câu chuyện về việc ông bị "điên" có thể được dựng lên làm cớ để lật đổ ông. Tuy nhiên, những bức thư của một nhà truyền giáo người Pháp ở Thonburi vào đương thời hỗ trợ cho tường thuật về những hành vi dị thường của Taksin, theo đó "Ông (Taksin) giành toàn thời gian vào cầu nguyện, ăn chay, và thiền, nhằm sử dụng các cách thức này để có thể bay trong không trung." Tiếp đến, các nhà truyền giáo mô tả rằng trong một số năm ông rất bực tức trước các thần dân và người ngoại quốc cư trú hoặc đến giao dịch tại Xiêm, rằng ông mất trí và tàn nhẫn hơn trước, bỏ tù và tra khảo ngay cả thê thiếp và vương tử cùng các quan lại cấp cao, muốn họ nhận tội mà họ không phạm phải.[56]
Một cuộc đảo chính nhằm loại bỏ Taksin khỏi vương vị do vậy đã diễn ra.[57]. Khi chính biến nổ ra, Tướng quân Chao Phraya Chakri đang chiến đấu tại Cao Miên song nhanh chóng trở về kinh thành sau khi hay tin. Khi đến kinh thành, Tướng quân dật tắt chính biến bằng các vụ bắt giữ, điều tra và trừng phạt, thái bình được khôi phục tại kinh thành.
Theo biên niên sử vương thất Thái, Tướng quân Chao Phraya Chakri quyết định xử tử Taksin, ghi rằng khi được đưa đến điểm hành quyết, Taksin đòi tiếp kiến Tướng quân Chao Phraya Chakri song Tướng quân bác bỏ. Taksin bị chặt đầu trước pháo đài Wichai Prasit vào ngày 10 tháng 4 năm 1782, và thi thể của ông được an táng tại Wat Bang Yi Ruea Tai. Tướng quân Chao Phraya Chakri sau đó giành quyền kiểm soát thủ đô và xưng vương, thiết lập vương triều Chakri.[58]
Một ghi chép khác thì viết rằng Tướng Chao Phraya Chakri lệnh hành quyết Taksin theo cách thức truyền thống của Xiêm tại Wat Chaeng: bằng cách bị đưa vào trong một túi bằng nhung và bị đánh đến chết bằng một gậy gỗ đàn hương.[59] Có một ghi chép viết rằng Taksin được bí mật đưa đến một cung điện nhằm tại vùng núi xa xôi của Nakhon Si Thammarat và ông sống tại đây cho đến năm 1825, và một người thế thân ông bị đánh đến chết.[60] Tro của Taksin và vợ được đặt tại Wat Intharam (nằm tại Thonburi), chúng được đặt trong hai tháp hình nụ sen đứng trước đại sảnh cũ.[61]
Quan điểm trái chiều về các sự kiện là Tướng quân Chakri thực sự muốn làm quốc vương và đã cáo buộc Taksin là người Hoa, nhằm hợp pháp hóa quân chủ mới là Phraya Chakri hay Rama I. Theo sử gia Nidhi Eoseewong, Taksin có thể được nhìn nhận là người khởi thủy, nhà lãnh đạo với phong cách mới, thúc đẩy 'phi tập trung hóa' vương quốc và một thế hệ quý tộc mới có nguồn gốc từ các thương nhân người Hoa, là những người trợ giúp chính cho ông trong chiến tranh.[62] Trên một khía cạnh khác, Phraya Chakri và những người ủng hộ ông ta thuộc thế hệ 'cũ' gồm các quý tộc Ayutthaya, bất mãn trước những thay đổi.

Di sản

Tượng Taksin Đại Vương tại Wongwian Yai
Một số sử gia cấp tiến nhận định Taksin khác biệt với những quân chủ của Ayutthaya, về nguồn gốc, chính sách, và phong cách lãnh đạo của ông, chúng đại diện cho một tầng lớp mới. Trong thời kỳ Bangkok, cho Cách mạng Xiêm 1932 thì Taksin không được tôn trọng cao độ như những quốc vương Xiêm khác do những nhà lãnh đạo của vương triều Chakri vẫn lo ngại tính hợp pháp chính trị của họ. Sau năm 1932, khi chế độ quân chủ chuyên chế nhường chỗ cho thời kỳ dân chủ, Taksin được tôn trọng hơn trước, trở thành một trong những anh hùng dân tộc. Diều này là do các nhà lãnh đạo đương thời như Plaek Pibulsonggram muốn tôn vinh và quảng cáo những câu chuyện về các nhân vật lịch sử nhất định trong quá khứ nhằm hỗ trợ cho chính sách của họ về chủ nghĩa dân tộc, bành trường, và ái quốc.
Tượng Quốc vương Taksin được khánh thánh giữa Wongwian Yai tại Thonburi, tại giao lộ giữa các đường Prajadhipok/Inthara Phithak/Lat Ya/Somdet Phra Chao Taksin. Quốc vương được miêu tả tay phải cầm một thanh kiếm. Lễ khánh thành tượng được tổ chức vào ngày 17 tháng 4 năm 1954, và lễ bày tỏ tôn kính của vương thất được tổ chức vào ngày 28 tháng 12 hàng năm. Đương kim quốc vương chính thức đến để bày tỏ lòng kính trọng trước tượng Taksin.[63]
Năm 1981, Nội các Thái thông qua một nghị quyết truy tặng Taksin tước hiệu danh dự Đại Vương. Với mục đích tôn vinh những quân chủ Thái Lan trong lịch sử từng được tôn là "Đại vương", Ngân hàng Thái Lan ban hành loạt tiền thứ 12 mang tên loạt Đại Vương, trong ba mệnh giá: 10, 20 và 100 Baht. Tượng Taksin Đại Vương tại công viên tiêu khiển Tungnachaey tại Chanthaburi xuất hiện trên giấy bạc 20-Baht phát hành ngày 28 tháng 12 năm 1981.[64] Ngày ông đăng cơ, 28 tháng 12, là ngày chính thức để bày tỏ sự kính trọng với Taksin, song không phải ngày nghỉ công cộng.
Một lăng mộ gồm y phục của Quốc vương Taksin và một miếu thờ gia tộc được thành lập tại huyện Trừng Hải, Quảng Đông vào năm 1921. Người ta cho rằng một hậu duệ của Taksin Đại Cương đã gửi y phục của ông đến chôn tại đây nhằm phù hợp với phong tục Trung Hoa, điều này hỗ trợ tuyên bố rằng đây là quê hương của cha Taksin.[65]

Gia đình

Quốc vương Taksin có 21 con trai và 9 con gái tên là[1]
  • Tiền cung thái tử Khun Intarapitak
  • Vương tử Noi
  • Vương tử Ampawan
  • Vương tử Tassaphong
  • Công chúa Komol
  • Công chúa Bubpha
  • Vương tử Singhara
  • Vương tử Sila
  • Vương tử Onica
  • Công chúa Sumalee
  • Vương tử Dhamrong
  • Vương tử Lamang
  • Vương tử Lek
  • Vương tử Tassabhai
  • Công chúa Chamchulee
  • Công chúa Sangwal
  • Công chúa Samleewan
  • Vương tử Narendhorn Raja Kumarn
  • Vương tử Kandhawong
  • Vương tử Makin
  • Vương tử Isindhorn
  • Công chúa Prapaipak
  • Vương tử Subandhuwong
  • Vương tử Bua
  • Công chúa Panjapapee
  • Chao Phraya Nakorn Noi
  • Vương tử khuyết danh
  • Vương tử Nudang
  • Công chúa Sudchartree
  • Chao Phraya Nakhonratchasima Thong In

Chú thích

  1. ^ a ă ธำรงศักดิ์ อายุวัฒนะ. ราชสกุลจักรีวงศ์ และราชสกุลสมเด็จพระเจ้าตากสินมหาราช (bằng tiếng Thái). Bangkok: สำนักพิมพ์บรรณกิจ. tr. 490. ISBN 974-222-648-2.
  2. ^ a ă Lintner, p. 112
  3. ^ Parkes, p. 770
  4. ^ Wyatt, 140
  5. ^ “RID 1999”. RIT. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010. “chọn สิ và vào สิน”
  6. ^ “Wat Choeng Thar's official website”. Watchoengthar.igetweb.com. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010.
  7. ^ พระราชวรวงศ์เธอ กรมหมื่นพิทยาลงกรณ์. สามกรุง (bằng tiếng Thái). Bangkok: สำนักพิมพ์คลังวิทยา. tr. 54–58.
  8. ^ Webster, 156
  9. ^ John Bowman. Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press. tr. 514. ISBN 0-231-11004-9.
  10. ^ Eoseewong, p. 98
  11. ^ a ă Damrong Rajanubhab, p. 385
  12. ^ “Art&Culture ,100” (bằng tiếng Thái). Crma.ac.th. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010.
  13. ^ a ă W.A.R.Wood, p. 253
  14. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 401-402
  15. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 403
  16. ^ Damrong Rajanubhab, p. 388
  17. ^ a ă â Syamananda, p. 95
  18. ^ Sunthorn Phu (2007). Nirat Phra Bart (นิราศพระบาท) (bằng tiếng Thái). Kong Toon (กองทุน). tr. 123–124. ISBN 978-974-482-064-8.
  19. ^ Prince Chula, p.74
  20. ^ "Palaces in Bangkok". Mybangkokholiday.com.'.' Truy cập 25 tháng 9 năm 2009.
  21. ^ Wyatt, p.141
  22. ^ Syamananda, p. 94
  23. ^ Wood, p. 254
  24. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 414-415
  25. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 418-419
  26. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 423–424
  27. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 411-414
  28. ^ Damrong Rajanubhab, p. 462
  29. ^ a ă â Wood, pp. 265-266
  30. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 491-492
  31. ^ a ă Damrong Rajanubhab, pp. 493-495
  32. ^ Wood, pp. 259-260
  33. ^ Damrong Rajanubhab, p. 435
  34. ^ Damrong Rajanubhab, p. 438
  35. ^ a ă Wood, pp. 263-264
  36. ^ Damrong Rajanubhab, p. 530
  37. ^ Norman G. Owen. The Emergence Of Modern Southeast Asia. National University of Singapore Press. tr. 94. ISBN 9971-69-328-3.
  38. ^ Wood, pp. 257-258
  39. ^ Damrong Rajanubhab, p. 427
  40. ^ Damrong Rajanubhab, pp. 531-532
  41. ^ Barnes, p. 74
  42. ^ Wood, p. 268
  43. ^ a ă Wyatt, p. 143
  44. ^ (tiếng Thái Lan) Collected History Part 65. Bangkok, 1937, p. 87
  45. ^ A short history of China and ... - Google Books. Books.google.com. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010.
  46. ^ Lintner, p. 234
  47. ^ Baker,Phongpaichit, p. 32
  48. ^ Editors of Time Out, p. 84
  49. ^ Handley, p. 27
  50. ^ “The Madras Despatches, 1763-1764.”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010.
  51. ^ “400 years Thai-Dutch Relation: VOC in Judea, Kingdom of Siam”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010.
  52. ^ Amolwan Kiriwat. Khon:Masked dance drama of the Thai Epic Ramakien.'.' Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
  53. ^ Pattama Wattanapanich : The Study of the characteristics of the cour dance drama in the reign of King Taksin the Great, 210 pp.
  54. ^ Sunthorn Na-rangsi. Administration of the Thai Sangha:past, present and fure.'.' Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
  55. ^ Craig J. Reynolds (1920). The Buddhist Monkhood in Nineteenth Century Thailand. Cornel University., p. 33
  56. ^ Journal of M. Descourvieres, (Thonburi). Dec.21, 1782; in Launay, Histoire, p. 309.
  57. ^ Rough Guides. The Rough Guide to Southeast Asia. Rough Guides. tr. 823. ISBN 1-85828-553-4.
  58. ^ Nidhi Eoseewong. (1986). Thai politics in the reign of the King of Thon Buri. Bangkok : Arts & Culture Publishing House. pp. 575.
  59. ^ Prida Sichalalai. (1982, December). "The last year of King Taksin the Great". Arts & Culture Magazine, (3, 2).
  60. ^ Wyatt, p. 145; Siamese/Thai history and culture–Part 4
  61. ^ “see bottom of the page -item 7”. Thailandsworld.com. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010.
  62. ^ Nidhi Eoseewong, p. 55
  63. ^ Donald K. Swearer (2004). Becoming the Buddha: The Ritual of Image. Princeton University Press. tr. 235. ISBN 0691114358.
  64. ^ Wararat; Sumit (23 tháng 2 năm 2012). “The Great Series”. Banknotes > History and Series of Banknotes > Banknotes, Series 12. Ngân hàng Thái Lan. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013. “20 Baht Back - Notification Date November 2, 1981 Issue Date December 28, 1981”
  65. ^ Pimpraphai Pisalbutr (2001). Siam Chinese boat Chinese in Bangkok regend (bằng tiếng Thái). Nanmee Books. tr. 93. ISBN 974-472-331-9.

Tiền nhiệm:
Vua Borommaracha V
(Suriyamarin / Ekkathat)
(của Ayutthaya)
Vua Xiêm La
1767–1782
Kế nhiệm:
Rama I
(triều đại Chakri)

Kim Nhật Thành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kim Nhật Thành
김일성
金日成
Kim Il Sung Portrait-2.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 28 tháng 12, 1972 – 
Tiền nhiệm Choi Yong-kun (Chủ tịch Hội đồng lập pháp Nhân dân Tối cao)
Kế nhiệm chức vụ vĩnh viễn
Nhiệm kỳ 30 tháng 6, 1949 – 8 tháng 7, 1994
Tiền nhiệm Không
Kế nhiệm Kim Jong-il
Nhiệm kỳ 9 tháng 9, 1948 – 28 tháng 12, 1972
Tiền nhiệm Không
Kế nhiệm Kim Il
Thông tin chung
Đảng phái Đảng lao động Triều Tiên
Sinh 15 tháng 4, 1912
Bình Nhưỡng, Triều Tiên thời Nhật chiếm đóng
Mất 8 tháng 7, 1994 (82 tuổi)
Bình Nhưỡng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Con cái Kim Jong-il, Kim Man-il, Kim Kyong-jin, Kim Pyong-il, Kim Yong-il
Kim Nhật Thành
Hangul 김일성
Hanja (Hán tự) 金日成
Hán-Việt Kim Nhật Thành
Romaja quốc ngữ Gim Il-seong
McCune-Reischauer Kim Il-sŏng
Kim Nhật Thành (15 tháng 4 năm 1912 - 8 tháng 7 năm 1994) là nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ khi quốc gia này được thành lập vào đầu năm 1948 đến khi ông mất, và được con trai là Kim Jong-il thay thế. Ông giữ chức Thủ tướng từ năm 1948 đến năm 1972, và Chủ tịch nước từ năm 1972 đến khi mất. Ngoài ra, ông còn là Tổng Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên. Với tư cách là nhà lãnh đạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ông đã chuyển từ hệ tư tưởng Marx-Lenin sang tư tưởng chủ thể (주체사상) do ông tự phát triển và tạo nên sự sùng bái cá nhân. Bắc Triều Tiên chính thức gọi ông là "Lãnh tụ vĩ đại" và hiến pháp xem ông là "Chủ tịch vĩnh cửu". Ngày sinh và ngày mất của ông là quốc lễ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Thân thế gia đình

Kim là con của Kim Hyŏng-jik (김형직) và Kang Pan-sŏk (강반석), với tên khai sinh là Kim Sŏng-ju (김성주) (Hán Việt: Kim Thành Trụ), và là anh cả của hai em trai, Ch’ŏl-chu and Yŏng-ju. Ông sinh ra ở Nam-ri, ấp Kophyŏng, quận Taedong, đạo Bình An Nam - tức Vạn Cảnh Đài (Mangyŏngdae), thuộc Bình Nhưỡng ngày nay - khi đó còn dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Tổ tiên của gia đình Kim là ở Chŏnju, đạo Bắc Chŏlla, và những gì ít ỏi được biết về gia tộc này đó là trong khoảng thời gian chiến tranh Triều-Nhật năm 1592-1598, một tổ tiên trực hệ đã di cư về phía Bắc. Điều này có thể hiểu được nếu ta biết được rằng chính sách định cư ở miền Bắc của chính quyền Triều Tiên khi đó đã dẫn tới một cuộc tái định cư ồ ạt của các gia đình nông dân ở vùng Phyŏngan và Hamgyŏng trong thế kỷ thứ 15 và 16. Dù gì đi nữa, với đa số người họ Kim gốc Chŏnju, ngày nay sống ở Bắc Triều Tiên, và những gì còn sót lại của phả hệ họ Kim gốc Chŏnju có những ghi nhận không thống nhất. Hơn nữa, có tin đồn rằng khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chiếm đóng Seoul trong chiến tranh Triều Tiên, quân đội Bắc Triều Tiên đã thu thập tất cả các phả hệ họ Kim gốc Chŏnju và mang chúng ra phía Bắc.
Lịch sử chính xác của gia đình của Kim còn mơ hồ. Gia đình họ không quá nghèo nhưng cũng không dư dả, luôn trong tình trạng cận đói nghèo. Kim nói rằng ông được nuôi dạy trong một gia đình Tin Lành Trưởng lão, rằng ông ngoại của ông là một mục sư Tin Lành, cha của ông đã học ở một trường truyền giáo và là một trưởng lão trong nhà thờ và rằng cha mẹ ông đều hoạt động tích cực trong cộng đồng tôn giáo.[1] Theo thông tin chính quy, gia đình Kim tham gia vào phong trào kháng Nhật, và vào năm 1920, họ phải di cư sang Mãn Châu, nơi ông học thành thạo tiếng Trung. Những nguồn tin khách quan hơn cho rằng gia đình ông di cư đến Mãn Châu như bao người Triều Tiên chạy trốn nạn đói khi đó. Dù vậy, gia đình của Kim rõ ràng không đóng vai trò nào lớn lao trong những nhóm hoạt động, dù cho động cơ của họ là truyền giáo, tuyên truyền lòng yêu nước, hay cả hai, đều không rõ ràng.[2]

Hoạt động kháng Nhật

Cha mất vào năm 1926, khi Kim được 14 tuổi. Khi đó, ông đang học ở Trường Trung học Dục Văn ở Cát Lâm, nơi ông từ bỏ truyền thống phong kiến của những người Triều Tiên thế hệ trước và có cảm tình với hệ tư tưởng Cộng sản. Ông còn được cho là đã thành lập hội "T'ŭdŭ" (T'ado Cheguk Chuŭi Tongmaeng, Đả đảo Đế quốc Chủ nghĩa Đồng minh), một tổ chức chủ trương chống Đế quốc Nhật và ủng hộ Chủ nghĩa Marx - Lenin, được xem là tổ chức đầu tiên tiền thân của Đảng Lao động Triều Tiên sau này. Việc học tập chính quy của ông kết thúc khi ông bị bắt và bị tống giam vì những hoạt động lật đổ. Vào tuổi 17, Kim trở thành thành viên trẻ tuổi nhất của tổ chức theo chủ nghĩa Mác hoạt động ngầm với chưa đầy 20 thành viên, do Hŏ So, người thuộc Hội thanh niên Cộng sản Nam Mãn Châu, lãnh đạo. Cảnh sát khám phá ra nhóm này ba tuần sau khi được thành lập vào năm 1929, và Kim bị tống giam vài tháng.[3][4]
Kim Chính Thục (1930)
Ông gia nhập nhóm du kích chống Nhật ở bắc Trung Hoa, và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1931. Đầu năm 1932, ông là phái khiển của Đặc khu ủy Đông Mãn tại đội Du kích phản Nhật huyện An Đồ. Năm 1935, ông được chỉ định là Chính ủy Đại đội du kích phản Nhật Uông Thanh, Chính ủy Trung đoàn 3, Sư đoàn độc lập, Quân đoàn 2, Quân Cách mạng Nhân dân Đông Bắc, chỉ huy khoảng 160 quân[2]. Chính ở đây Kim đã gặp người sau này trở thành người đỡ đầu ông trở thành người cộng sản, Wei Zhengmin, sĩ quan trực tiếp của Kim, người lúc đó đang là Chính ủy của Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc. Wei báo cáo trực tiếp lên Khang Sinh, một đảng viên cấp cao gần gũi với Mao Trạch ĐôngDiên An, cho đến khi Wei chết vào ngày 8 tháng 3 năm 1941[5]. Năm 1937, Kim được nâng lên làm Sư trưởng Sư đoàn 3 (sau đổi phiên hiệu thành Sư đoàn 6), Quân đoàn 2, Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc, khi mới 24 tuổi, điều khiển vài trăm quân du kích trong một nhóm được biết đến với tên "sư đoàn của Kim Nhật Thành". Chính khi ông chỉ huy sư đoàn này, ông đã thực hiện một cuộc đột kích tại Poch’onbo, vào ngày 4 tháng 6. Mặc dù đơn vị của Kim chỉ giành được một số thị trấn nhỏ ở biên giới Triều Tiên trong vài giờ, nó được xem là một thành công về quân sự vào thời điểm đó, khi đơn vị du kích đã trải qua rất nhiều khó khăn trong việc chiếm đóng bất kỳ vùng đất nào của địch. Thành công này đã khiến Kim nổi tiếng ở mức độ nào đó trong lực lượng du kích Trung Quốc, và sách sử của Bắc Triều Tiên sau này đưa nó thành một thắng lợi vĩ đại cho Triều Tiên.
Năm 1938, Kim nhậm chức Chỉ huy trưởng Phương diện quân số 2, Đệ nhất Lộ quân của Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc. Lúc này, Kim cải tên mình thành Kim Nhật Thành, với ý nghĩa "trở thành mặt trời"[6]. Vào cuối cuộc chiến tranh, cái tên này trở thành huyền thoại ở Triều Tiên, và vài nhà sử học cho rằng thực ra không phải do bản thân Kim Sŏng-ju làm cho cái tên này nổi tiếng. Tuyên truyền viên Xô viết Grigory Mekler, người yêu cầu chuẩn bị cho Kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đã nói rằng Kim lấy tên này khi ở Liên Xô vào đầu những năm 1940 từ một người chỉ huy cũ đã chết[7]. Mặt khác, một số người Triều Tiên chỉ đơn giản là không tin rằng một người trẻ tuổi như Kim lại có thể trở thành một huyền thoại[8]. Sử gia Andrei Lankov đã cho rằng tin đồn Kim Nhật Thành được tráo đổi với một Kim "gốc" nào đó là không đúng. Một số nhân chứng biết Kim trước và sau thời gian ông ở Liên Xô, bao gồm cả Chu Bảo Trung, cấp trên của ông, người đã phủ nhận việc tồn tại một Kim "thứ hai" trong nhật ký của mình.[9]
Năm 1941, Đạo quân Quan Đông của Nhật Bản mở cuộc tiễu trừ vào các căn cứ của Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc. Đệ nhất Lộ quân bị thiệt hại trầm trọng, quân số còn lại hợp thành Chi đội số 1, do Kim làm Chi đội trưởng. Bị quân đội Nhật truy kích, Kim và các đồng chí của mình đã trốn thoát bằng cách vượt sông Amur chạy về Liên Xô[10]. Năm 1942, Kim và đội quân của mình được gửi tới đóng quân gần Khabarovsk, tại đây, các du kích Cộng sản Triều Tiên được các sĩ quan Xô viết huấn luyện lại và tập hợp lại với danh nghĩa Phương diện quân 88 Bộ binh Viễn Đông. Kim trở thành Đại úy trong Hồng quân Xô viết và phục vụ ở đó cho đến cuối Đệ nhị thế chiến.

Trở lại Triều Tiên

Tháng 9 năm 1945, Kim trở về Triều Tiên cùng với quân đội Xô viết tiến vào để giải giới quân Nhật. Là một đảng viên Cộng sản Trung Quốc, lại là sĩ quan Hồng quân Liên Xô, Kim được các lãnh đạo Liên Xô xem là ứng cử viên sáng giá để nắm quyền lãnh đạo một chính phủ Triều Tiên Cộng sản. Đảng Cộng sản Triều Tiên từng được thành lập vào năm 1925, nhưng sau đó nhanh chóng tan đàn xẻ nghé do mâu thuẫn nội bộ. Bấy giờ, trụ sở chính của Đảng lại nằm ở Seoul, trong vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ ở phía Nam. Với sự hậu thuẫn của Liên Xô, Kim loại trừ vị thế của lãnh tụ phe dân tộc chủ nghĩa là Cho Man-sik lẫn lãnh tụ của phe cộng sản Bắc Triều Tiên là Hyun Joon Hyuk, nhờ vào sự ủng hộ của số dân Triều Tiên đã ủng hộ cuộc chiến của ông chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản, trở thành người đứng đầu của Đảng Cộng sản Triều Tiên ở Địa khu Bắc Triều Tiên với vai trò Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản ở Bắc Triều Tiên. Khi đó, Kim mới vừa 33 tuổi.
Trong một hội nghị từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 8 năm 1946, một cuộc sát nhập Văn phòng Bắc Triều Tiên của Đảng Cộng sản Triều TiênĐảng Tân Nhân dân để thành lập Đảng Lao động Bắc Triều Tiên[11][12][13]. Kim Tu-bong, lãnh đạo của Đảng Tân nhân dân, đã được bầu làm chủ tịch đảng. Phó chủ tịch đảng là Chu Nyong-ha và Kim Il-sung.[14]
Kim Chính Thục (1948)
Một trong những thành công có ảnh hưởng lâu dài nhất của ông là việc thành lập một đội quân chuyên nghiệp, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (NKPA), với lực lượng nòng cốt là du kích và những người lính trước đây đã có được kinh nghiệm trận mạc trong những trận chiến đấu chống lại quân Nhật và sau này là quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng. Từ vị thế này, sử dụng các cố vấn và khí tài Liên Xô, Kim đã xây dựng một lực lượng quân đội lớn thành thạo chiến thuật biển người và chiến tranh du kích. Trước khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Joseph Stalin đã trang bị cho NKPA các xe tăng hạng nặng hiện đại, xe tải, trọng pháo, và những vũ khí hạng nhẹ (vào thời điểm này, Quân đội Nam Triều Tiên hầu như là con số không nếu so sánh về số lượng quân đội lẫn trang bị). Kim cũng thành lập lực lượng không quân, được trang bị sơ bộ với những máy bay chạy bằng cánh quạt cũ và máy bay tiêm kích của Liên Xô. Sau đó, những ứng cử viên phi công Bắc Triều Tiên được gửi đến Liên Xô và Trung Quốc để luyện tập trong chiếc máy bay phản lực MiG-15 tại các căn cứ bí mật.
Ngày 9 tháng 9 năm 1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố thành lập. Kim trở thành Ủy viên trưởng Đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đồng thời giữ chức Thủ tướng. Ngày 30 tháng 6 năm 1949, Đảng Lao động Bắc Triều Tiên trở thành Đảng Lao động Triều Tiên và Kim trở thành Tổng Bí thư của đảng cho đến khi qua đời.

Chiến tranh Triều Tiên

Bài chi tiết: Chiến tranh Triều Tiên
Phía nam Triều Tiên do Mỹ chiếm đóng đoạt lại quyền lực từ những "Ủy ban Nhân dân" được điều hành theo từng địa phương và đã thiết lập lại nhiều chủ đất và cảnh sát cũ, những người đã nắm quyền khi Triều Tiên còn dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Những động thái này gặp phải sự chống đối nặng nề và sự phản kháng công khai ở một số phần của Nam Triều Tiên như các đảo ở phía Nam[15]. Sau một số vụ đụng độ ở biên giới (được cho là xuất phát từ lệnh của Mỹ), dường như cuộc nội chiến là không thể tránh khỏi. Quân đội Bắc Triều Tiên tràn qua biên giới vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 với dự định thống nhất đất nước dưới một chính phủ cộng sản. Những nhân chứng cho rằng việc đề xướng tái thống nhất đất nước của phía Bắc đã nhận được nhiều sự ủng hộ ở phía Nam[15]. Các tài liệu lưu trữ cho thấy[16][17][18] quyết định tấn công phía Nam là một quyết định của chính Kim chứ không phải ý đồ từ Liên Xô. Những bằng chứng cho thấy những điệp viên Liên Xô, thông qua những nguồn tình báo ở chính phủ Mỹ và SIS của Anh, đã thu được những thông tin về hạn chế của kho bom nguyên tử của Mỹ cũng như sự cắt giảm chương trình phòng thủ, khiến cho Stalin kết luận rằng chính quyền Truman sẽ không can thiệp vào Triều Tiên.[19]
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ ưng thuận một cách miễn cưỡng ý tưởng tái thống nhất Triều Tiên sau khi Kim nói rằng Stalin đã chấp nhận hành động này[16][17][18], và không cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp (chỉ qua các kênh hậu cần) cho đến khi quân đội nhân danh Liên Hiệp Quốc, đa số là thành phần quân Mỹ, gần tiến đến sông Áp Lục vào cuối năm 1950. Lực lượng Bắc Triều Tiên đã chiếm được Seoul và phần lớn miền Nam, nhưng bị đánh bật lại ngay sau cuộc đổ bộ lên Inchon của lực lượng Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo. Đến tháng 10, lực lượng Mỹ đã tái chiếm Seoul và vào ngày 19 tháng 10 chiếm được Bình Nhưỡng, buộc Kim và chính quyền của ông phải chạy sang Trung Quốc.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1950, sau khi gửi nhiều cảnh báo can thiệp nếu lực lượng Liên Hiệp Quốc không dừng cuộc tiến quân, hàng ngàn quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục và tham chiến như đồng minh của NKPA. Quân đội Liên Hiệp Quốc bị buộc phải rút ra và quân đội Trung Quốc tái chiếm được Bình Nhưỡng vào tháng 12 và Seoul vào tháng 1 năm 1951. Vào tháng 3 lực lượng Liên Hiệp Quốc và Mỹ bắt đầu một cuộc tấn công mới, chiếm lại Seoul. Sau hàng loạt các cuộc tấn công và phản công của cả hai phía, tiếp theo là giai đoạn đánh du kích với chiến tranh đường hầm chiến thuật quy mô lớn, mặt trận đã ổn định cùng với những gì cuối cùng trở thành "Đường đình chiến" vĩnh viễn vào ngày 27 tháng 7, 1953. Bắc Triều Tiên bị tàn phá nặng nề bởi bom Mỹ, chỉ còn vài căn nhà còn đứng vững. Hơn 3,5 triệu người Triều Tiên bị giết trong chiến tranh, và một danh sách dài các tội ác chiến tranh của Bắc Triều Tiên và của Mỹ đã được ghi nhận bao gồm cả việc sử dụng vũ khí sinh học như lan truyền bệnh dịch tả, và những cuộc tàn sát cư dân địa phương.[20][21]

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên

Sau khi trở lại làm người đứng đầu Bắc Triều Tiên, Kim bắt tay vào tái kiến thiến đất nước đã bị tàn phá nặng nề do chiến tranh. Ông thực hiện kế hoạch kinh tế quốc gia năm năm để tạo nên một nền kinh tế mệnh lệnh, với tất cả ngành công nghiệp đều là công hữu và tất cả nền công nghiệp được tập thể hóa. Đất nước hình thành dựa trên nguyên lý chủ nghĩa quân bình triệt tiêu sự khác biệt về giai cấp và nền kinh tế dựa trên nhu cầu của công nhân và nông dân. Kinh tế tập trung vào công nghiệp nặng và sản xuất vũ khí. Cả Bắc và Nam Triều Tiên đều duy trì một lực lượng vũ trang khổng lồ để bảo vệ đường ngừng bắn năm 1953, mặc dù không có quân đội nước ngoài đóng quân lâu dài ở Bắc Triều Tiên.
Kim Nhật Thành (phải) và con trai Kim Chính Nhật
Trong suốt thập niên 1950, Kim được nhìn nhận là một nhà lãnh đạo Cộng sản chính thống. Ông bác bỏ phi Stalin hóa của Liên Xô và bắt đầu tạo khoảng cách với những nhà tài trợ cho ông, bao gồm việc không bao giờ nhắc lại một thời làm Hồng Quân trong tiểu sử chính thống. Nhiều người xem Kim là một nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa xét lại có ảnh hưởng trong phong trào cộng sản. Vào năm 1956, những phần tử chống Kim được khích lệ bởi sự phi Stalin hóa ở Liên Xô xuất hiện cùng với Đảng để chỉ trích Kim và yêu cầu đổi mới[22]. Sau một thời gian do dự, Kim tiến hành một sự thanh lọc, xử tử những người được xem là có ý đồ tạo phản và buộc những người còn lại lưu đày tha hương[22]. Khi Trung-Xô chia rẽ xảy ra vào thập niên 1960, Kim ban đầu đứng về phía người Trung Quốc nhưng không bao giờ làm tổn thương mối quan hệ với Liên Xô. Khi Cách mạng văn hóa nổ ra ở Trung Quốc sau năm 1966, Kim quay về phía Liên Xô. Cùng lúc đó, ông tạo ra một sự sùng bái cá nhân rộng rãi, và toàn bộ người dân Bắc Triều Tiên bắt đầu gọi ông là "Lãnh tụ vĩ đại" (widaehan suryŏng 위대한 수령). Kim phát triển một chính sách và hệ tư tưởng Juche (tự lực tự cường) chứ không trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên Xô.
Giữa thập niên 1960, Kim ấn tượng với những nỗ lực của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc thống nhất Việt Nam thông qua chiến tranh du kích và cho rằng một kiểu tương tự như vậy có thể áp dụng ở Triều Tiên. Những nỗ lực xâm nhập và lật đổ do đó được leo thang chống lại lực lượng chiếm đóng Mỹ và sự lãnh đạo mà họ ủng hộ. Những cố gắng đó lên đến cực điểm trong nỗ lực nhằm tấn công Nhà xanh và ám sát Tổng thống Park Chung-hee. Quân đội Bắc Triều Tiên có thái độ ngày càng mãnh liệt đối với quân đội Hoa Kỳ ở khắp Nam Triều Tiên, lôi kéo quân đội Mỹ vào những cuộc đấu súng dọc theo Vùng phi quân sự. Vụ bắt giữ thủy thủ của tàu do thám USS Pueblo là một phần của chiến dịch này.
Một hiến pháp mới được ban hành vào tháng 12 năm 1972, trong đó Kim trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đến lúc này, ông đã quyết định rằng con trai ông Kim Jong-il sẽ là người tiếp bước ông, và dần dần giao phó công việc chính quyền cho con trai. Gia đình Kim được quân đội ủng hộ, do những chiến công cách mạng của Kim Nhật Thành và sự ủng hộ của Bộ trưởng Quốc phòng kỳ cựu, O Chin-u. Tại Đại hội Đảng lần thứ 6 vào tháng 10 năm 1980, Kim công khai chỉ định con trai ông làm người kế nhiệm.

Những năm sau đó

Tuy nhiên, từ thời gian này, Bắc Triều Tiên đã gặp phải những khó khăn ngày càng tăng về kinh tế sau nhiều thập kỷ phát triển thành công. Sự cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc vào năm 1979 về sau đồng nghĩa với việc thương mại với Bắc Triều Tiên xã hội chủ nghĩa đang làm giảm lợi ích của Trung Quốc. Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô trong thời kỳ 1989-1991 đã đẩy Bắc Triều Tiên hoàn toàn vào thế cô lập. Những sự kiện này cùng với sự bao vây cấm vận kinh tế của các nước do Mỹ cầm đầu càng làm tăng thêm khó khăn về kinh tế. Một Bắc Triều Tiên trước đây có tốc độ công nghiệp hóa nhanh hơn, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh thấp hơn, chất lượng sống cao hơn Nam Triều Tiên trong nhiều thập kỷ [cần dẫn nguồn], đến những năm 1990 đã gặp vô số khó khăn xuất phát từ sự thiếu thốn đối tác thương mại sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ cấm vận, các trận lụt khủng khiếp. Người dân Bắc Triều Tiên gọi thời kỳ này là "cuộc hành quân gian khổ".
Bắc Triều Tiên thường xuyên lặp lại rằng Triều Tiên sẽ được thống nhất trước sinh nhật lần thứ 70 của Kim vào năm 1982, và đã có những nỗi lo sợ từ phương Tây rằng Kim sẽ tiến hành một cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kinh tế và quân sự giữa miền Bắc và miền Nam (nơi vẫn hiện diện quân đội Mỹ) vào thời kỳ đó khiến cho việc này không thể xảy ra.
Khi đã có tuổi, Kim xuất hiện một khối u lớn sau cổ - một dạng sỏi, hoặc hok theo tiếng Triều Tiên, thường là kết quả của sự thiếu dinh dưỡng khi ấu thơ. Vị trí này nằm gần não và tủy sống nên không thể giải phẫu. Do hình ảnh không được đẹp này, các nhiếp ảnh gia Bắc Triều Tiên luôn luôn chụp ảnh ông từ một góc cố định hơi chếch sang trái, một việc ngày càng khó làm khi khối u trở nên lớn bằng quả bóng chày.[23][24]
Vào ngày 19 tháng 5 1994, Kim đã ra lệnh sử dụng nhiên liệu từ các cơ sở nghiên cứu hạt nhân gây tranh cãi ở Yongbyon. Mặc dù thường xuyên bị các nước phương Tây lên án, Kim vẫn tiếp tục tiến hành nghiên cứu hạt nhân và các chương trình làm giàu uranium. Vào tháng 6 năm 1994, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng để hội đàm với Kim. Trước sự ngạc nhiên của Hoa Kỳ và IAEA, Kim đồng ý dừng chương trình nghiên cứu hạt nhân và có vẻ bắt đầu một mối quan hệ mở mang hơn với phương Tây. Tuy nhiên, phương Tây luôn coi Kim là kẻ độc tài, và muốn duy trì quyền lực theo kiểu cha truyền con nối, bằng phương pháp sùng bái cá nhân, Kim muốn biến mình thành lãnh đạo vĩ đại trong mắt dân chúng

Qua đời

Đến những năm 1990, Bắc Triều Tiên gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, ngoại trừ một ít liên hệ với Trung Quốc. Nền kinh tế gần như phá sản, tê liệt bởi sự chi tiêu quá mức vào vũ khí và thưởng phạt, với một nền nông nghiệp không đủ ăn cho dân số do thiếu đất trồng trọt, nhưng thông tấn Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục ca ngợi Kim. Kim chết đột ngột vì trụy tim ở Bình Nhưỡng vào ngày 8 tháng 7 năm 1994 (theo tài liệu của Triều Tiên thì phía sau cổ ông có một khối u biến tướng của u sỏi, đây chính là kết quả sự thiếu dinh dưỡng tuổi ấu thơ và không thể cắt bỏ, chưa có một kết luận liên quan tới bệnh tim trong bệnh án của ông) tuy nhiên sự thật là sau khi nghe tin một viên đô đốc mất do một cơn đau tim, ông đã gọi điện và bị kích động sau khi nghe được thông tin này và vì quá tức giận không giữ nổi bình tĩnh, ông quát vào điện thoại sau đó ông cũng đột ngột ngã lăn ra đất và đã qua đời, để lại cơn khủng hoảng ngày càng cao của đất nước cho Kim Jong Il. Lễ tang ông ở Bình Nhưỡng có hàng trăm ngàn người tham dự, nhiều người trong số đó khóc và kêu gào tên ông trong suốt lễ tang. Thi thể của Kim Nhật Thành được đặt trong một lăng mộ ngoài trời tại Cung tưởng niệm Kumsusan. Thi thể được bảo quản của ông đặt trong một quan tài kính. Đầu ông đặt trên một cái gối và cơ thể được phủ bằng một lá cờ đỏ như một cái chăn, có thể là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản. Bộ phim về lễ tang ở Bình Nhưỡng được phát đi trên một số kênh, và hiện nay có thể tìm thấy ở các trang mạng khác nhau[25].

Cuộc sống gia đình

Kim il Sung kết hôn 3 lần. Vợ đầu của ông, Kim Jong-suk, sinh cho ông 2 người con trai và 1 con gái. Kim Jong-il là con trai trưởng, và người con còn lại (Kim il man, hay Shura Kim) chết vào năm 1947 do một tai nạn khi bơi. Kim Jong-suk chết năm 1949 trong khi đang sinh nở. Kim tái hôn với Kim Sŏng-ae năm 1962, và có tin rằng ông ta có 3 hoặc 4 người con với bà, trong đó có: Kim Yŏng-il, Kim Kyŏng-ilKim P’yŏng-il. Kim P’yong-il là một người nổi bật trong chính sự Triều Tiên, làm tới chức đại sứ Triều Tiên ở Hungary.
Ngoài ra Kim còn có những đứa con không chính thức như Kim Hyon-nam (sinh năm 1972, trưởng Ban Tuyên truyền của Đảng Lao động từ năm 2002)[26]Chang-hyŏn (sinh năm 1971, do chị của Kim Jong-Il là Kim Kyŏng-hŭi nuôi)[27].
Sau khi Kim chết, con trai ông Kim Jong-Il đã thay thế lịch Gregoria ở Bắc Triều Tiên bằng một bộ lịch trong đó năm mới bắt đầu bằng ngày sinh nhật Kim Il-sung[cần dẫn nguồn].
 
 
 
 
Kim Hanh Tắc
 
Khang Phan Tích
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
Kim Thánh Ái
 
Kim Nhật Thành
 
Kim Chính Thục
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kim Anh Thục
 
 
Thành Huệ Lâm
 
Kim Chính Nhật
 
Cao Anh Cơ
 
Kim Ok
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kim Tuyết Tùng
 
Kim Chính Nam
 
Kim Chính Triết
 
Kim Chính Ân
 
Lý Tuyết Chủ
 
 
 
 
 
 

Tên tuổi và hình ảnh

Có khoảng 800 bức tượng về Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên[cần dẫn nguồn]. Những nơi đáng chú ý nhất là: Đại học Kim Nhật Thành, Sân vận động Kim Nhật Thành, Quảng trường Kim Nhật Thành, Cầu Kim Nhật Thành và Tượng Bất diệt Kim Nhật Thành.
Hình ảnh của Kim Nhật Thành chiếm ưu thế ở những nơi gắn liền với giao thông cộng, được treo ở mỗi nhà ga và sân bay ở Bắc Triều Tiên[cần dẫn nguồn]. Nó cũng được đặt ở biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tên của ông được đặt cho một loài hoa lai tạo, hoa Kim Nhật Thành.

Tham khảo

  1. ^ “PETER HITCHENS: North Korea, the last great Marxist bastion, is a real-life Truman show”. Daily Mail (London). 8 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ a ă Lankov, Andrei, From Stalin to Kim Il Sung: The Formation of North Korea 1945-1960, Rutgers University Press (2002), p. 53.
  3. ^ Lankov, Andrei, From Stalin to Kim Il Sung: The Formation of North Korea 1945-1960, Rutgers University Press (2002), p. 52.
  4. ^ Suh Dae-Sook, Kim Il Sung: The North Korean Leader, Columbia University Press (1998) p. 7.
  5. ^ Suh Dae-Sook, Kim Il Sung: The North Korean Leader, Columbia University Press (1998) pp. 8-10.
  6. ^ Bradley K. Martin (2004). Under the Loving Care of the Fatherly Leader: North Korea and the Kim Dynasty. Thomas Dunne Books. ISBN 0312323220.
  7. ^ Staff writer. “Soviets groomed Kim Il Sung for leadership”. Vladivostok News.
  8. ^ . (Interview). Washington, DC. The Cold War. CNN. Washington, DC http://www.gwu.edu/~nsarchiv/coldwar/interviews/episode-5/hong1.html. Đã bỏ qua tham số không rõ |subject= (trợ giúp); |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  9. ^ Lankov, Andrei, From Stalin to Kim Il Sung: The Formation of North Korea 1945-1960, Rutgers University Press (2002), p. 55.
  10. ^ Lankov, Andrei, From Stalin to Kim Il Sung: The Formation of North Korea 1945-1960, Rutgers University Press (2002), p. 53-54.
  11. ^ Chosun.
  12. ^ Biography, KCCKP.
  13. ^ JStor.
  14. ^ JStor.
  15. ^ a ă Cumings, Bruce, The Origins of the Korean war, , Princeton University Press (1981, 1990)
  16. ^ a ă Weathersby, Kathryn, The Soviet Role in the Early Phase of the Korean War, The Journal of American-East Asian Relations 2, no. 4 (Winter 1993): 432
  17. ^ a ă Goncharov, Sergei N., Lewis, John W. and Xue Litai, Uncertain Partners: Stalin, Mao, and the Korean War (1993)
  18. ^ a ă Mansourov, Aleksandr Y., Stalin, Mao, Kim, and China's Decision to Enter the Korean War, September 16-15 tháng 10, 1950: New Evidence from the Russian Archives, Cold War International History Project Bulletin, Issues 6-7 (Winter 1995/1996): 94-107
  19. ^ Sudoplatov, Pavel Anatoli, Schecter, Jerrold L., and Schecter, Leona P., Special Tasks: The Memoirs of an Unwanted Witness - A Soviet Spymaster, Little Brown, Boston (1994)
  20. ^ IADL report (1952)
  21. ^ Korea Truth Commission (2001)
  22. ^ a ă Lankov, Andrei N., Crisis in North Korea: The Failure of De-Stalinization, 1956. Honolulu:Hawaii University Press (2004)
  23. ^ Cumings, Bruce, North Korea: Another Country, The New Press, New York, 2003, p.xii.
  24. ^ Image of Kim Il-sung's "neck tumor"
  25. ^ Scenes of lamentation after Kim Il-sung's death
  26. ^ Terrence Henry, After Kim Jong Il, The Atlantic Monthly, tháng 5 năm 2005
  27. ^ Leadership Succession Recent Developments

Xem thêm

Đọc thêm

  • Blair, Clay, The Forgotten War: America in Korea, , Naval Institute Press (2003)
  • Goncharov, Sergei N., Lewis, John W. and Xue Litai, Uncertain Partners: Stalin, Mao, and the Korean War (1993)
  • Kim Il-sung (2003). With the Century. Korean Friendship Association.
  • Lankov, Andrei N., Crisis in North Korea: The Failure of De-Stalinization, 1956. Honolulu:Hawaii University Press (2004)
  • Mansourov, Aleksandr Y., Stalin, Mao, Kim, and China's Decision to Enter the Korean War, September 16-15 tháng 10, 1950: New Evidence from the Russian Archives, Cold War International History Project Bulletin, Issues 6-7 (Winter 1995/1996)
  • Martin, Bradley (2004). Under The Loving Care Of The Fatherly Leader: North Korea And The Kim Dynasty. St. Martins. ISBN.
  • Sudoplatov, Pavel Anatoli, Schecter, Jerrold L., and Schecter, Leona P., Special Tasks: The Memoirs of an Unwanted Witness - A Soviet Spymaster, Little Brown, Boston (1994)
  • Suh, Dae-Sook, Kim Il Sung: The North Korean Leader. New York: Columbia University Press (1988)
  • Weathersby, Kathryn, The Soviet Role in the Early Phase of the Korean War, The Journal of American-East Asian Relations 2, no. 4 (Winter 1993)
  • Christian Kracht, Eva Munz, Lukas Nikol, "The Ministry Of Truth. Kim Jong Ils North Korea", Feral House, tháng 10 năm 2007, 132 pages, 88 color photographs, ISBN 978-932595-27-7

Liên kết ngoài

  • Bắc Triều Tiên chưa khám phá, (Google Earth Bắc Triều Tiên) Xem nhiều nơi ở và tượng đài của Kim Nhật Thành, cũng như phần lớn các cơ sở hạ tầng chính trị, văn hóa, kinh tế và quân sự.




Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment